Đối với trẻ nhỏ, cá !important;c thói quen rất dễ hình thành, cho dù đó là thói quen tốt hay thói quen xấu vì tính hay học theo người khác và ý thức chưa được phát triển. Chính vì vậy việc định hình thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu của trẻ đóng một vai trò rất quan trọng. Với ý nghĩa như thế, beyeu9.com sẽ tư vấn cho các bạn 5 thói quen xấu của đôi tay cần dạy bé từ bỏ để dần dần bạn sẽ tạo dựng cho bé nền tảng phát triển toàn diện.
Thói quen xấu của đôi tay cần dạy bé từ bỏ
Mút tay là thói quen xấu của bé cần loại bỏ
Đây hầu như là thói quen của rất nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là khi bé đói, thèm sữa, muốn ăn hay giai đoạn bé mọc răng việc mút tay sẽ khiến lợi của bé dễ chịu hơn. Nếu bố mẹ không chú ý và cứ để bé ngậm tay nhứ thế thì rất có thể nó sẽ hình thành tật xấu rất khó bỏ của bé sau này, không những thế, đây cũng là cách đưa vi khuẩn vào cơ thể gây bệnh cho bé rất nhanh, đồng thời dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các ngón tay, ngón tay hay bị bé mút sẽ nhỏ hơn so với các ngón còn lại, gây mất thẩm mỹ rất lớn.
Chí !important;nh vì vậy, bố mẹ hãy giúp bé loại bỏ thói quen xấu này ngay lập tức bằng cách:
+ Rút tay khỏi miệng bé ngay lập tức;
+ Cho bé ngậm những đồ chơi chuyên dùng;
+ Cho bé bú hoặc ăn ngay,
+ Không để bé có cảm giác đói… dần dần bé sẽ không còn thói quen muốn mút tay nữa.
Cắn móng tay – thói quen xấu của đôi tay cần loại bỏ
Hầu hết các bé đều có thói quen xấu là cắn móng tay, đặc biệt là các bé từ 5-10 tuổi. Sở dĩ bé thích cắn móng tay ngoài yếu tố di truyền tác động, phần lớn là do tâm lý căng thẳng bởi các nguyên nhân như: gia đình không hòa thuận, bố mẹ áp lực chỉ tiêu học tập quá cao, bị thầy cô la mắng, …
Trẻ cắn móng tay, khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, không những thế, khi bé cắn quá sâu sẽ khiến vùng da quanh tay bị chảy máu, thậm chí nhiễm trùng rất nguy hiểm.;
Khi phát hiện thấy trẻ có thói quen này:
+ Cha mẹ không nên la mắng, đánh đập mà cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thích cắn móng tay và giải quyết những nguyên nhân đó, nếu vì áp lực căng thẳng do những vấn đề của cuộc sống tạo nên cho mẹ cần giải quyết dứt điểm, tạo cho bé tâm lý thoải mái;
+ Đồng thời phân tích cho bé thấy tác hại nguy hiểm của việc thường xuyên cắn móng tay sẽ như thế nào, nhắc nhở bé thường xuyên;
+ Có thể có biện pháp khuyến khích trẻ bằng cách dẫn bé đi chơi, mua những món quà bé thích nếu bé từ bỏ được thói quen này;
+ Thoa vào các đầu ngón tay của trẻ các loại dầu có tính cay, nóng, khi trẻ cắn móng tay sẽ bị phản ứng và “sợ” không cắn nữa.
Không rửa tay và rửa tay không đúng cách
– Các bé thường rất lười nhác trong việc vệ sinh cơ thể, đặc biệt là việc rửa tay hoặc nếu có bé cũng rửa rất qua loa, trong khi hàng ngày bàn tay của bé tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho cơ thể khi bé vô tình đưa tay lên miệng;
– Chính vì vậy, bố mẹ cần thay đổi thói quen này của trẻ bằng cách:
+ Hướng dẫn cho trẻ phải rửa tay thường xuyên đặc biệt là: sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, ngoáy mũi, trước khi ăn,…
+ Dạy trẻ rửa tay đúng cách và bố mẹ phải noi gương cho trẻ vì trẻ hay có tính bắt chước người lớn;
+ Lựa chọn cho trẻ loại dung dịch rửa tay dịu nhẹ, có mui thơm hấp dẫn, đồng thời cho trẻ xem những video có hướng dẫn các bé cùng tuổi rửa tay như thế nào, sẽ hiệu quả lắm đấy. Dần dần bé sẽ có thói quen rửa tay cẩn thận và đều đặn.
Dùng tay ngoáy mũi
– Ngoáy mũi là thói quen xấu của rất nhiều bé làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua đường mũi, đồng thời dễ dàng lây lan mầm bệnh cho người khác và tạo cho bé hình ảnh không đẹp khi thực hiện hành động này;
– Lý do khiến bé hay ngoáy mũi:
+ Do thói quen;
+ Do bé bắt chước người lớn;
+ Do dị ứng, không khí khô, nóng khiến bé khó chịu;
+ Do bé bị viêm nhiễm vùng mũi gây ngứa.
Khi bé có tật xấu này, bạn cần:
+ Thường xuyên nhắc bé không được ngoáy mũi;
+ Phân tích cho bé hiểu tác hại của thói quen này;
+ Tìm ra nguyên nhân vì sao bé hay ngoáy mũi để xử lý kịp thời;
+ Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch muối khoáng;
+ Hướng dẫn bé phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn sạch, mềm để làm vệ sinh mũi;
+ Bố mẹ cần làm gương cho bé để loại trừ tình trạng bé học theo người lớn nhé.
Đánh người khác khi cáu giận
– Một số bé thường có thói quan dùng tay đánh bố mẹ, ông bà, bạn bè mỗi khi ai đó làm bé không vừa ý, cáu giận. Thói quen này rất nguy hiểm, đặc biệt khi bạn gửi bé đi nhà trẻ, mẫu giáo;
– Khi phát hiện thấy con mình có thói quen này, bạn cần:
+ Thể hiện thái độ nghiêm khắc rằng bạn không bằng lòng về hành động của bé và phân tích cho bé hiểu vì sao bé không nên làm như thế;
+ Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé cáu giận, cũng có thể do bé bị ức chế hay căng thẳng tâm lý để xử lý ngay;
+ Cho bé đọc truyện, xem video về những bé cùng tuổi có hành vi đánh người khác như thế sẽ gặp phải hậu quả bị xử phạt như thế nào để bé sợ và không thực hiện hành vi đó nữa;
+ Đặc biệt bố mẹ cần phải làm gương cho bé, không nên cãi nhau hãy to tiếng với người khác trước mặt con cái để các bé không học theo nhé.
Trên đây là 5 thói quen xấu của đôi tay cần dạy bé từ bỏ mà bố mẹ cần nghiên cứu, tìm hiểu để có biện pháp xử lý đối với những thói xấu này, giúp bé định hình tính cách tốt cho nền tảng phát triển toàn diện sau này. Đây là những thói quen mà hầu hết các bé gặp phải, tuy nhiên do các bé còn nhỏ nên việc thay đổi các thói quen là rất dễ thực hiện nếu bạn thực hiện đúng phương pháp và nắm bắt được tâm lý của bé. Chúc các bạn luôn biết cách chăm sóc và dạy dỗ các bé thật tốt nhé.