Giú !important;p bé thích đọc sách không phải là điều đơn giản đối với nhiều ông bố bà mẹ. Trong khi sách lại có tầm quan trọng đối với quá trình phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách của mỗi con người. Tuy nhiên thói quen và sở thích đọc sách hàng ngày không phải ai cũng có được, chính vì thế đối với các bé yêu, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, bố mẹ cần phải xây dựng và định hình cho bé thói quen này, để các bé xem đọc sách là một niềm yêu thích, một thú vui lớn và đọc sách với tất cả niềm hứng khởi, say mê. Nhằm giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy các bé đúng cách, beyeu9.com sẽ tư vấn cho các bạn bí quyết dạy con thích đọc sách như sau nhé.
Cách dạy con thích đọc sách
Tạo ra 1 tủ sách nhỏ và một không gian đọc sách thu hút
Bé yêu sẽ không biết sách là gì, sẽ không có bất kỳ niềm hứng thú nào với sách nếu nhà bạn không có bất kỳ một quyển sách nào cả. Chính vì vậy, việc làm đầu tiên và tiên quyết là bạn cần tạo dựng trong nhà một tủ sách nhỏ, và có một giá sách riêng để các loại sách báo dành cho các bé. Bố mẹ cũng nên lưu ý những sách báo nhạy cảm, nội dung, hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi các bé cần phải để một góc riêng, kín đáo nhé.
Thêm vào đó, không gian dành để đọc sách cũng đóng một vai trò rất quan trọng, không gian ấy phải nằm gần kề với tủ sách, đảm bảo thoáng mát, được trang trí sinh động, cuốn hút và giúp các bé nuôi dưỡng lòng đam mê đối với sách.
Hã !important;y tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày
Đối với các bé, bố mẹ chính là những người thầy vĩ đại nhất, do đó những thói quen hàng ngày của bố mẹ rất hay được các bé “bắt chước” làm theo. Lúc này, các bé còn nhỏ và chưa thể ý thức được sách là gì, tác động của nó như thế nào, chính vì vậy bố mẹ cần tác động vào lòng hiếu kỳ, sự chú ý của trẻ bằng cách duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày vào những khoảng thời gian nhất định ngay từ lúc các bé mới sinh ra cho đến khi đã trưởng thành nhé.
Giúp các bé tìm ra câu trả lời từ những quyển sách
Các bé yêu của chúng ta còn nhỏ nên chuyện gì bé cũng có thể thắc mắc và muốn được bố mẹ giải đáp, “mẹ ơi, vì sao thế này”, “bố ơi, sao lại thế kia”. Những lúc như thế, bạn hãy giúp bé tìm ra câu trả lời đồng thời phân tích cho bé hiểu chỉ có những quyển sách mới có thể giúp bé trả lời được tất cả những điều thắc mắc, khó hiểu. Dần dần như thế bé yêu nhà bạn sẽ có niềm đam mê và hiếu kỳ với những quyển sách đấy. Chúng sẽ nghĩ cái gì bố mẹ cũng biết là do bố mẹ đọc sách hàng ngày.
Tạo niềm hứng thú với sách ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Ngay từ khi mang thai bé, người mẹ hãy chăm chỉ đọc sách mỗi ngày và tâm sự với bé về những điều bạn vừa đọc được, kể cho bé nghe một câu chuyện vui, hãy những điểu bổ ích, bạn tin không, bé vẫn có thể cảm nhận được hết đấy.
Khi bé vừa mới lọt lòng, dù chưa ý thức được sách là gì, bạn hãy tạo ra thói quen đọc sách cho bé nghe mỗi ngày. Việc này không chỉ giúp trẻ có được trí thông minh, sự tưởng tượng và ngôn từ phong phú mà còn có ý nghĩa trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của trẻ sau này, giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ với trẻ nữa đấy. Từ đó, bạn đã giúp trẻ biết yêu mến những cuốn sách hơn rồi đấy.
Để bé tiếp xúc với sách sớm là cách dạy con thích đọc sách
Muốn các bé yêu sách, ham đọc sách, ham muốn tìm hiểu những điều mới lạ trong sách, bạn cần tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bé đọc sách ở mọi lứa tuổi. Thay vì để trẻ mải mê với ti vi, máy tính hay những trò chơi khác, … bạn hãy mua cho trẻ những cuốn truyện tranh, truyện cổ tích nhiều màu sắc, hình ảnh sinh động để kích thích tính hiếu kỳ, ham muốn của trẻ.
Thêm vào đó, tùy theo sở thích, thiên hướng, độ tuổi của các bé mà bạn có thể lựa chọn cho con những loại sách, báo khác nhau sao cho phù hợp, ví dụ:
– Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên chọn những sách tranh có màu sắc rực rỡ, mỗi bức tranh là một sự vật cụ thể dễ thu hút sự chú ý của trẻ, tranh ảnh phải phù hợp với nhận thức của trẻ, chính xác, rõ ràng, đơn giản, gần gũi, giống thật như: con mèo, quả chuối, cái ca…;
– Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, bạn nên mua cho các bé những cuốn sách phản ánh những sự vật gần gũi như: căn phòng, đồ dùng sinh hoạt, con vật, đồ chơi, cây cối hoặc những hoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ và những người thân thiết phù hợp với trẻ ở lứa tuổi này;
– Đối với trẻ từ 2-3 tuổi: Bạn nên chọn sách có nhiều tranh kết hợp với các dòng chữ có chú thích thật ngắn gọn, dễ hiểu, câu chữ có vần để trẻ dễ bắt chước. Những bức tranh có thể trừu tượng hơn một chút, những con vật cũng không nhất thiết phải giống con vật thật nhằm tăng trí tưởng tượng của bé.
Ngoài ra, vào những dịp cuối tuần, bạn nên đưa các bé đi nhà sách chơi và biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn cho các bé nhé, dần dần các bé sẽ cảm nhận được giá trị của những cuốn sách và có lòng đam mê đọc sách một cách lạ kỳ đấy.
Không nên ép buộc các bé đọc sách mà phải tạo sự hứng thú
Mọi sự ép buộc đều không có giá trị và không mang lại kết quả nếu thực sự các bé không muốn. Nếu suốt ngày bạn la mắng, ép buộc các bé đọc sách thì chỉ khiến chúng sợ hãi và né tránh dần các cuốn sách mà thôi. Hãy biết cách khơi dậy lòng yêu sách, niềm hứng thú đọc sách của các bé từ những việc đơn giản nhất. Khi ấy, bạn không cần ép buộc thì bản thân các bé cũng đã rất yêu, rất mến những cuốn sách rồi.
Dạy các bé biết giữ gìn sách thật cẩn thận
Để dạy con thích đọc sách và giữ sách cẩn thận thì bạn cần phân tích cho bé hiểu sách là một người bạn tốt nên cần được nâng niu, giữ gìn thật cẩn thận, tránh không làm nhàu nát, không làm rách sách và phải để sách vào đúng vị trí sau khi đã đọc xong. Và chính bạn cũng phải làm gương cho các bé trong việc này đấy, sau khi đọc truyện cho các bé nghe xong, bạn gấp sách lại cẩn thận, để lên giá sách đúng chỗ ban đầu và nói với bé “lần sau khi lấy sách con cũng phải để lại chỗ cũ như thế nhé”, chắc chắn lần sau các bé sẽ nhớ và làm theo lời bạn ngay.
Trong quá trình dạy dỗ con cái, việc tạo cho bé thói quen đọc sách và niềm yêu thích đối với sách là một phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng. Với bí quyết dạy con thích đọc sách trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm để hướng các bé đến với những điều mới lạ trong từng cuốn sách, biến sách thành người bạn thân của các bé trong cuộc sống hàng ngày. Các bạn hãy thử ứng dụng và kiểm nghiệm kết quả nhé, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy.