Trong độ tuổi từ 10 &ndash !important; 12 tháng tuổi, trẻ dần bắt đầu phát triển khả năng nhận thức với mức độ cao hơn. Mẹ không những tăng cường cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng để phát triển trí não với thực phẩm giúp bé thông minh, mà còn cần giúp bé rèn luyện và phát triển trí thông minh.
Sau đây là một số trò chơi giúp trẻ thông minh mà bạn có thể áp dụng để cùng con vui chơi, cùng con rèn luyện khả năng hoạt động trí não.
Học qua tranh ảnh, kết hợp â !important;m thanh
Đối với cá !important;c bé độ tuổi này, học qua tranh ảnh là cách tốt nhất để bé bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh, không chỉ quanh quẩn bên bình sữa, thức ăn và bỉm tã. Thông qua những hình ảnh này, bạn có thể tập cho bé phân biệt các màu sắc, đồ vật hay con vật. Trẻ con cực kỳ yêu thích những hình ảnh hay màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Mặc dù bé sẽ chưa thể phản ứng lại hay có biểu hiện rõ ràng rằng bé hiểu những điều bạn nói, nhưng bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt khi bé hơn 1 tuổi, khi khả năng biểu thị của bé phát triển hơn.
Mỗi lần bạn chỉ vào một đồ vật hay đồ vật trên hình ảnh, hãy đảm bảo rằng bạn có nhắc đến tên của món đồ vật hay con vật đó. Đồng thời, nếu những con vật này có những âm thanh nhận biết riêng biệt, đừng chần chừ nhại lại tiếng của chúng, hoặc bạn có thể mở âm thanh của những vật này bằng máy hoặc điện thoại. Kết hợp hình ảnh và âm thanh không những tạo sự sinh động, thu hút sự chú ý của bé mà còn thúc đẩy sự nhận biết của não bộ.
Ví dụ, bạn sẽ chỉ cho bé biết các loại phương tiện giao thông thông qua hình ảnh, và nhại tiếng của các loại phương tiện này. Bé sẽ cảm thấy thú vị khi nghe thấy âm thanh kỳ lạ với mình.
Nhận biết cá !important;c bộ phận trên cơ thể
Thật quan trọng để tập cho bé !important; nhận thức được các bộ phận trên cơ thể mình có tên gọi như thế nào và vai trò của chúng là gì. Bạn có thể cho bé nghe các bài hát liên quan đến thể dục thể thao và có nhắc đến các bộ phận trên cơ thể để bé tập trung các bộ phận này. Trước tiên, bạn sẽ cần chỉ cho bé biết các bộ phận trên khuôn mặt, chạm đến bộ phận nào bạn nhắc tên của bộ phận đó và chức năng của nó. Sau đó, bạn chỉ bé các bộ phận khác trên cơ thể, tay, chân, bụng, đầu gối…
Sau nhiều lần luyện tập cùng bé, bé sẽ biết được các bộ phận cơ bản trên cơ thể mình, và có thể nhanh chóng chỉ vào khi bạn hỏi về bộ phận đó.
Mô !important; phỏng các động tác đơn giản
Trò !important; chơi này sẽ giúp cho bé học mô phỏng các hoạt động của người lớn, từ đó tự phát triển và phát huy các khả năng riêng hoặc các động tác riêng của bản thân theo cách bé muốn.
Trước tiên, bạn sẽ thực hiện trước một số động tác như vỗ tay, giậm chân, lắc đầu, vẫy tay tạm biệt, lè lưỡi…Ban đầu bạn có thể cần phải hướng dẫn bé làm bằng cách nắm tay hoặc chân bé và thực hiện theo những động tác mà mình nhắc đến. Bạn cũng có thể thực hiện những động tác cần sự tiếp xúc giữa bạn và bé, như hai mẹ con cùng cụng đầu, nắm tay nhau hay sờ má nhau…Cách này không những giúp bé biết thêm nhiều cách tương tác với người khác, mà còn kết nối với bạn gần gũi với bạn hơn thông qua những tương tác da chạm vào da trực tiếp.
Sau một số lần luyên tập với bạn, bé có thể tự mình làm được, mà còn đúng theo từng động tác nữa. Hãy nhớ hoan hô bé khi bé yêu có thể thực hiện được những động tác nhé. Khi các động tác này có vẻ không còn gây khó khăn gì với bé nữa, bạn có thể “nâng cao” hơn một chút bằng cách kết hợp một chuỗi các động tác và thực hiện với tốc độ từ chậm đến nhanh dần. Cách này sẽ giúp bé tăng cường khả năng phản xạ và thích nghi với những “thử thách” mới.