Trẻ con thời nay râ !important;́t thông minh và hiếu động, không phải bé nào cũng ngoan ngoãn nghe lời người lớn, mà hầu như toàn đi ngược lại với sự mong muốn kỳ vọng của cha mẹ và nếu các mẹ rơi vào trường hợp như thế này thì có lẽ sẽ đau đầu lắm đây, chẳng lẽ lại cầm roi lên quất cho vài phát, và liệu vậy bé có nghe mà lần sau không tái phạm không, hãy cùng Sách Vàng Online lược qua những cách đối phó với con trẻ bướng bỉnh dưới đây nhé!
1. Phớt lờ
- Nghe có vẻ như nhắn các mẹ là khô !important;ng nên quan tâm đến trẻ nữa vậy, nhưng chúng ta hãy suy nghĩ về hướng tích cực hơn nhé!
Trẻ con cũng có cái tôi rất cao như người lớn vậy, chúng cũng thích được người lớn chú ý, được lắng nghe ý kiến, nhưng ý kiến của con trẻ các bạn cũng biết rồi đấy: đòi ăn bánh, đòi đồ chơi, hay nhiều khi mè nheo chỉ để đòi cha mẹ bế bồng, dỗ dành. Đến lúc này các mẹ hãy lờ đi như chưa từng nghe, hay chưa từng thấy cảnh ăn vạ của bé nhá. Nhanh chóng chuyển chủ đề và bé sẽ quên ngay thôi.
Tôi có một cô bạn, con gái đang tuổi tập đi rất hay ngã, và mỗi lần ngã là khóc rất nhiều, rất lâu, cô bạn này phải dỗ dành đủ thứ, hứa hẹn đủ điều và sau bé cứ ngã là lại được dịp đòi hỏi. Tôi nói với cô bạn rằng hãy để bé tự đứng lên, trẻ con tập đi thôi mà, bạn có thể để ý nếu không nghiêm trọng thì mặc kệ bé khóc chán rồi lại tự đứng dậy, kết quả bạn cũng biết rồi ha, bé đó bớt đi được 1 tính xấu rồi đó
Hay như chuyện của cháu tôi ở nhà cũng vậy, lui cui lui cui bò dưới gầm bàn chơi và đụng đầu cái cóc và khóc thét lên, mãi không nín , tôi thấy vậy chạy ra hỏi" chết rồi con đụng hư bàn của ông rồi kìa, nín nhanh không tí ông về ông mắng cho" Thế là cậu nhóc im bặt, vì cảm thấy có trách nhiệm khi mà đụng đầu vào cái bàn của ông. Các mẹ cứ thử cách này mà xem... Bé sẽ ngừng khóc mà tự chuyển chủ đề ngay thôi.
2. Động viên bé theo hướng tích cực
Bé hiếu động và thường xuyên quậy phá, đồ chơi không xếp gọn gàng, bạn đừng vội la mắng, hay tự đi dọn dẹp, khi bé lớn hãy dạy cho bé cách tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm, hay tính gọn gàng, hãy động viên và nêu ra những câu chuyện đánh vào tâm lý và khiến bé muốn trở thành người như trong câu chuyện bạn kể. Hãy nói cho bé biết " bé thật giỏi biết bao khi biết dọn dẹp đồ chơi, hay trông em giúp mẹ" Hãy luôn cho bé cảm thấy tự hào khi đã giúp đỡ bạn, hay đơn giản chỉ là dọn dẹp đống chiến trường mà bé mới bày ra.
3. Giúp bé tự lập
- Khi bé nhà bạn biết cầm muỗng, đũa hãy để cho bé tự ăn cơm, và coi bé như một người trưởng thành vậy. Tâm lý trẻ rất thích trở thành người lớn, và thích bắt chước để được như vậy. Khi hết giờ dùng bữa hãy bảo bé cùng dọn dẹp, và tránh kéo dài thời gian ăn quá lâu cho bé, tránh ăn vặt trước bữa nữa nhé. Khi đói bé sẽ tự giác ăn hơn.
4. Giữ vững lập trường
Hai vợ chồng dạy con thì hãy cố gắng đừng để một người dạy, còn người kia xót con, chạy lại ôm nhá. Hỏng bét hết đấy. Như vậy lần sau bé đã có phe đồng minh rồi thì liệu còn nghe bạn nữa không? Hãy Đồng lòng giúp bé tốt hơn, và cả hai luôn tìm ra phương pháp để phù hợp với bé nhà mình nhé! Chỉ có những lời nói sâu lắng, ngắn gọn, mới giúp bé tự giác và ngoan hơn. Đòn roi chỉ làm con trẻ lỳ đòn hơn mà thôi.