Chỉ dà !important;nh cho trẻ dưới 1 tuổi
Việc cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn ở tuổi ăn dặm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Nguyên nhân vì đảm bảo con nhận đủ chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, thực tế vì sợ con bị thiếu chất, sợ con gặp phải các vấn đề tiêu hóa hay vì muốn con ăn được nhiều loại thực phẩm nên các mẹ lạm dụng cho nhiều loại đồ ăn vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn cho trẻ ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo xay nhuyễn chỉ áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Trên 1 tuổi, trẻ cần ăn cháo hạt hoặc thịt băm nhỏ chứ không xay nhuyễn nữa. Nếu các mẹ tiếp tục cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn khi trẻ đã hơn 1 tuổi, có thể gây ra các vấn đề dưới đây:
Trẻ biếng ăn, kén ăn:Ăn cháo xay nhuyễn lâu ngày sẽ khiến bé bỏ qua giai đoạn nhai mà chỉ có phản xạ nuốt khiến dịch vị không được kích thích, không tạo cảm giác thèm ăn.
Không biết nhai, nhai chậm:Do thức ăn đã được xay nhỏ nên công việc ăn cơm của bé chỉ đơn giản là đưa thức ăn vào miệng và nuốt mà bỏ qua giai đoạn nhai. Điều này dần hình thành thói quen khiến bé không biết nhai hoặc chậm biết nhai.
Trẻ sẽ mất dần phản xạ nhai nếu ăn chá !important;o xay nhuyễn quá lâu
Những lưu ý !important; khi chế biến cháo xay nhuyễn cho bé
Để cho bé ăn dặm đúng cách, các mẹ nên lưu ý trong cách chọn thực phẩm cũng như chế biến cháo cho phù hợp nhé.
- Không nên cho trẻ dưới 8 tháng tuổi ăn các loại thịt như thịt bò, thịt gà, hải sản... vì những thực phẩm này dễ gây dị ứng. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm lành tính như: thịt heo nạc, các loại cá đồng...
- Giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt vì vậy mẹ không nên nấu kết hợp các loại thịt, cá với nhau như thịt bò với thịt heo, cá biển với cá đồng, tôm với cua... Đồng thời, các mẹ cũng không nên phối hợp nhiều loại rau vì sẽ làm mất hương vị riêng của từng loại rau và có thể gây khó tiêu hóa.
Hệ tiê !important;u hóa trẻ còn non nớt nên không nên cho trẻ ăn thịt bò quá sớm
- Tỷ lệ phối hợp tốt nhất giữa cá !important;c loại đạm có nguồn gốc thực vật và động vật là 50/50. Chẳng hạn, cho trẻ ăn bữa trưa với cháo thịt, trứng, cá..., còn buổi chiều ăn cháo với đậu hũ, đậu, rau…
- Tránh nấu cháo 1 lần (trừ cháo trắng nấu sẵn) để cho trẻ ăn nhiều lần. Tốt nhất nên ăn bữa nào thì nấu thịt, rau bữa đó để đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé.
- Tránh lạm dụng nước hầm xương để nấu cháo. Nước hầm xương chỉ có vị ngọt và mùi thơm, những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Vì vậy, thỉnh thoảng các mẹ có thể hầm xương nấu cháo cho con đồng thời cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
- Khi cho trẻ ăn dặm, nên cho vào trong thức ăn của bé một ít dầu. Nguyên nhân vì dầu ăn (gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) là nhóm chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho trẻ, hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.