Tá !important;o bón và/hoặc tiêu chảy, là những biểu hiện thường gặp ở trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu,… Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khi đó càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng lẩn quẩn không thể thoát ra được.
Đâ !important;u là nguyên nhân dẫn tới bé nhà bạn bị rối loạn tiêu hóa
Vai trò !important; của hệ vi sinh với tiêu hóa của trẻ
Hệ vi sinh đó !important;ng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Ở đại tràng có khoảng 400 – 500 loại vi khuẩn có ích khác nhau, ngoài việc tham gia vào khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng. Các vi khuẩn này có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Đồng thời sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Trong môi truờng hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Nguyê !important;n nhân chủ yếu gây chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Hệ vi sinh sinh lý !important; bị mất cân bằng (do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý,…), chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường, sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa: Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…), loạn khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…), tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ…). Nếu sự mất cân bằng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ .
Căn bệnh nà !important;y rất nguy hiểm vì đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em, đặc biệt là các bé đang ở độ tuổi ăn dặm. Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Lúc ra đời, hệ miễn dịch của bé còn rất non yếu, các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, khô !important;ng còn chỉ ăn sữa nữa, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hoá, thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, phân sống…) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi nhiễm khuẩn, trẻ thường lười ăn, hay nôn, tiêu chảy, táo bón… Qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn có hại này làm bệnh càng trầm trọng hơn.
Bệnh nà !important;y còn dễ gặp phải ở những trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Lợi dụng thời điểm đó, các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (còn gọi là "loạn khuẩn ruột" ), dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
Hoặc khi trẻ phải chịu một chế độ ăn uống khô !important;ng hợp lý, giàu đạm, đường, chất béo…ít chất xơ, vitamin, chất khoáng… cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hoá cho trẻ. Trẻ sẽ biếng ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng, dễ gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cơ thể.