1. Nuô !important;i dưỡng năng lực quan sát thế giới tự nhiên
Các mẹ Nhật sẽ dạy cho trẻ quan sát thế giới tự nhiên trong giai đoạn trẻ 0-3 tuổi. Đây là lúc não của bé tiếp nhận thông tin nhiều và nhanh nhạy nhất.
Trẻ em Nhật được dạy tiếp xú !important;c với tự nhiên
Cách dạy con kiểu Nhật chú trọng đến điều này không chỉ ở nhà mà còn cả ở trường nữa. Các trường mẫu giáo Nhật đều cho bé đi dạo công viên buổi sáng để sưởi nắng và khám phá thiên nhiên.
Theo người Nhật, trẻ trong độ tuổi này cần được:
- Tiếp xú !important;c với thiên nhiên và học cách quan sát sự vật xung quanh.
- Được tự suy nghĩ và !important; làm những điều mình muốn để trải nghiệm cảm giác thỏa mãn.
- Học cá !important;ch cảm thụ và bày tỏ cảm xúc với những cảnh đẹp. Được hướng dẫn sử dụng các tính từ này.
- Đâ !important;y cũng là thời kỳ bé trải nghiệm các cảm thụ khoa học như: vì sao chạm tay vào áo len thì bị giật, thổi hơi vào kính thì kính mờ…
2. Nhấn mạnh vai trò !important; của người mẹ
Trong cách dạy con kiểu Nhật, vai trò của người mẹ được xem như là trọng yếu.
- Mẹ cần phải cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu để bé giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ và phát triển tốt nhất.
- Mẹ cần bế bé ở đằng trước để tạo sự gắn kết, gần gũi. Tuy vậy mẹ phải nghiêm khắc rèn luyện cho bé tính kỷ luật ngay khi còn nhỏ như ngủ sớm, dậy sớm, ăn đúng giấc.
- Mẹ thường xuyên lặp lại các lời nói hay hành động để bé bắt chước.
- Khi bé được 2 tuổi mẹ sẽ hướng dẫn bé chơi với các bạn đồng trang lứa để nuôi dưỡng tính xã hội, tinh thần tập thể.
- Mẹ cũng tạo điều kiện để bé phát triển tự nhiên, chỉ hướng dẫn, không áp đặt. Và tạo môi trường phong phú để bé tiếp xúc, tìm hiểu.
Vai trò !important; người mẹ rất quan trọng
3. Khơi gợi niềm yêu thích của bé bằng cách truyền cảm hứng và kích thích trí tò mò
Không phải bắt ép bé mà dạy con kiểu Nhật chú trọng đến khơi gợi yêu thích cho bé. Điều này được áp dụng ngay cả với việc học tập của trẻ.
Lời khen và kỷ luật đúng cách sẽ là cách để bé hiểu và phân biệt được việc tốt, xấu chứ không phải là tức giận, la mắng.
Bằng cách kể cho bé nghe những câu chuyện nhiều lần, mẹ Nhật cũng kích thích bé muốn tự mình kể lại câu chuyện đó. Bên cạnh đó, không áp đặt các chi tiết mà để cho bé thỏa sức sáng tạo, thậm chí có thể kể sai với nguyên tác.
Việc phát triển trực giác ở bé là ưu tiên hàng đầu của các cha mẹ Nhật. Bé sẽ được hành động và cảm nhận theo bản năng và bố mẹ không ép buộc mà chỉ quan sát và hỗ trợ bé.
4. Thai giáo
Không phải đến khi bé chào đời người Nhật mới tiến hành giáo dục. Thai giáo là một trong những mắt xích quan trọng trong cách dạy con của người Nhật.
Người Nhật dùng âm nhạc, chuyện kể, trí tưởng tượng để kết nối và hướng dẫn bé tiếp xúc với cuộc sống ngay từ khi còn là thai nhi.
Vào lúc bé lọt lòng, người Nhật cũng cho bé tiếp xúc ngay với những gì đẹp nhất như bản nhạc hay hay tranh ảnh đẹp để nuôi dưỡng và khơi gợi tình yêu nghệ thuật cũng như tính thẩm mỹ cho bé.
5. Sáng tạo và kỹ năng
Dạy con kiểu Nhật được nhiều nước học hỏi
Dạy con kiểu Nhật cũng chú !important; trọng đến việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng ở bé. Chính vì vậy, người Nhật đã phát triển các trò chơi và các phương pháp để hỗ trợ cho bé phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ, phối hợp cơ thể…
Mẹ Nhật sẽ đưa bé một cây bút chì và một mẫu giấy nhưng chấp nhận cho bé vẽ nguệch ngoạc lên tường. Hoặc mẹ có thể đưa cho bé một mảnh giấy trắng rất lớn để bé thỏa sức sáng tạo.
Việc mua nhiều đồ chơi cho bé là không cần thiết, điều đó sẽ chỉ khiến bé bị phân tán sự chú ý. Tốt hơn hết là mẹ chỉ mua một vài món nhưng có cách sử dụng linh hoạt để bé thỏa sức sáng tạo với trò chơi của mình.
Những trò chơi như diễn kịch, nặn đất sét, gấp giấy origami đều là những trò chơi kích thích sự sáng tạo ở bé và nâng các trải nghiệm của bé với cảm xúc.
Các mẹ Nhật cũng sớm để bé làm những công việc của mình và yêu cầu bé phụ giúp một số việc nhà. Điều này giúp cho bé sớm chủ động trong cuộc sống của mình và sớm biết chăm sóc bản thân.
6. Những điều ba mẹ nên tránh
Việc giáo dục con những ngày thơ ấu không nên nhắm đến việc chuẩn bị điều kiện để bé có thể bước vào trường mẫu giáo.
Bố mẹ là người thầy lớn nhất của con. Chính vì vật hãy kiên nhẫn và dành nhiều thời gian cho trẻ nhé.
Con cái không phải là tài sản của bố mẹ nên đừng bao giờ muốn con trở thành điều mình muốn mà hãy để trẻ trở thành điều trẻ muốn. Hãy chỉ ở bên cạnh nâng đỡ, hướng dẫn và điều chỉnh để bé có thể đi đúng hướng.
Cuối cùng cha mẹ nên dạy con cách tin tưởng vào người khác để có cái nhìn lạc quan, hướng thiện sau này.