-
Nguyê !important;n nhân, triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ
Bệnh quai bị ở trẻ là !important; gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Căn bệnh này có mặt trên toàn thế giời và thường xảy ra vào mùa đông, xuân khi thời tiết trở nên lạnh, ẩm, mưa nhiều. Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị nhất là trẻ từ 4 đến 16 tuổi. Vậy nên, bài viết trang bị cho mẹ kiến thức để có kế hoạch phòng tránh và tìm cách chữa quai bị cho trẻ khi không may mắc phải.
Nguyên nhân trẻ lây nhiễm quai bị
Quai bị dễ dàng lây lan qua đường hô hấp khi những giọt nước bọt mang virus ARN phát tán trong không khí. Trẻ tiếp xúc với bạn bè hoặc những người mang bệnh thì có khả năng bị lây nhiễm. Virus ARN xâm nhập qua đường hô hấp theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng và một số trường hợp xâm nhập cả tới màng não.
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Giai đoạn ủ bệnh: Trẻ trải qua giai đoạn 18-25 ngày không có dấu hiệu hay triệu chứng bất thường.
Giai đoạn phát bệnh
– Khi khởi phát bệnh, trẻ có thể sốt 38-39 độ kèm nôn và nhức đầu.
– Tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài và má phệ xuống nhưng khi sờ vào không nóng, đỏ. Khi ấn vào đau tăng và để ý da bóng.
– Tuyến mang tai thường sưng một bên nhiều ngày trước khi tuyến còn lại sưng, tuy nhiên đôi lúc chỉ một bên tuyến bị tác động.
– Sau 6-7 ngày, tuyến sưng sẽ giảm dần rồi trở lại bình thường.
– Trẻ sẽ trải qua những cơn đau đầu ngày càng dữ dội, sợ tiếp xúc ánh sáng chói và có thể kèm theo nôn. Vấn đề đau đầu có thể vẫn kéo dài thậm chí khi các tuyến vùng mang tai hết sưng.
Giai đoạn bì !important;nh phục
– Sang thời gian toàn phát, trẻ sẽ hết các triệu chứng trong vòng vài ngày, tuy nhiên vẫn còn khả năng lây truyền sang người khác.
– Mẹ nên lưu ý vẫn có ⅓ số bệnh nhân trong giai đoạn mắc quai bị không bộc phát bất kỳ triệu chứng nào và thậm chí bệnh qua đi không hay biết.
– Triệu chứng sưng phồng thường sẽ giảm sau khoảng 5-10 ngày.
-
Đối tượng nà !important;o dễ mắc bệnh quai bị?
Cá !important;c bé trong độ tuổi từ 4-16 có nguy cơ mắc quai bị cao nhất và thực tế do bệnh này dễ lây nhiễm nên có đến 85% người trưởng thành được xác định đã có tiền sử mắc quai bị.
-
Đề phò !important;ng những biến chứng quai bị ở trẻ em
&ndash !important; Đối với bé trai, dấu hiệu viêm tinh toàn và mào tinh hoàn khi bị quai bị thường dễ gặp ở tuổi dậy gồm một bên bìu bị sưng phù, đỏ, căng bóng. Sau thời gian 3-7 ngày kéo dài viêm và sốt, tinh hoàn sẽ teo dần (50%). Khi có dấu hiệu sưng đau, mẹ nên lập tức đưa con tới bệnh viện và tuyệt đối không để trẻ chạy nhảy.
– Nguy cơ viêm buồng trứng rất hiếm xảy ra và hiện chưa có nghiên cứu biến chứng quai bị nào ở bé gái có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu khi mắc quai bị có thể sinh con dị dạng, sảy thai hoặc thai chết lưu, sinh non nếu lây nhiễm vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
– Biến chứng viêm não, tổn thương thần kinh sọ não (0,1%). Ban đầu, người bệnh có biểu hiện đau đầu, co giật, tính nết thay đổi, đầu biến dạng, rối loạn thị giác. Về sau, họ có thể bị điếc, viêm đa rễ thần kinh, viêm tủy sống, thị lực giảm mạnh.
-
Cá !important;ch chữa quai bị cho trẻ nhanh khỏi
Cá !important;ch chăm sóc và xử lý ngay khi trẻ mắc bệnh
Viêm tuyến nước bọt: Trẻ cần cho cách ly tối thiểu 2 tuần. Mẹ chườm nóng vùng hàm, cho uống paracetamol 10mg/kg/lần nếu trẻ sốt trên 39 độ; vệ sinh miệng bằng nước muối 0.9% sau ăn.
Viêm tinh hoàn: Trẻ nghỉ ngơi trong 3-6 tháng đến khi hết sưng tinh hoàn, mặc quần lót để treo tinh hoàn và chườm ấm. Mẹ cho uống paracetamol 10mg/kg/mỗi 8h; corticoid (dexamethason, prednisolon) 25-30mg/ngày trong 5-7 ngày thì dừng. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm chứ không chữa teo tinh hoàn.
Cách chữa quai bị cho trẻ triệt để: Mẹ cho trẻ từ 12 tháng tuổi tiêm phòng vaccin MMR phòng bệnh quai bị-sởi-rubella. Đối với người chưa tiêm chủng cần tiêm vaccin không quá 72h sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị.