Giú !important;p trẻ hứng thú với Toán học, khó hay dễ?
Với nhiều người, khi hỏi về môn học ít được yêu thích nhất ở trường thì câu trả lời đơn giản chúng ta nhận được sẽ là “toán học”. Con tôi cũng từng nghĩ như vậy cho đến khi tôi áp dụng những mẹo hay dưới đây để truyền cảm hứng cho cô bé. Bây giờ con rất yêu toán học và thích làm những câu hỏi toán, đặc biệt là những câu đố thách thức.
Như một môn học thông thường, toán học rất buồn tẻ và khô khan. Các con số và công thức có xu hướng kết nối với nhau và trẻ em phải điều chỉnh các mối quan hệ của nó (đếm, cộng, trừ…). Tuy nhiên có khá nhiều cách để trẻ hứng thú với toán học, chỉ với một chút sáng tạo, hãy để trẻ học từ những kinh nghiệm thay vì nhìn vào một dãy con số trong sách giáo khoa của chúng.
Bắt đầu từ việc chỉ cho trẻ thấy toán học được áp dụng như thế nào trong cuộc sống thực. Những con số tự nó không có nhiều ý nghĩa nên gắn chúng với những gì thu hút trẻ để việc làm quen với toán học trở nên thú vị hơn. Công đoạn nấu nướng hàng ngày cũng có ý nghĩa thực tế với việc giảng dạy một đứa trẻ. Việc hướng dẫn trẻ nhân đôi hay giảm một nửa gia vị khi nấu nướng sẽ là kinh nghiệm thực tế để con thực hành phân số sau này. Hoặc với mảng hình học có thể dạy trẻ bằng cách yêu cầu chúng đặt những bức tranh trang trí chính phòng ngủ của mình: “Với những bức tranh có hình khối như thế này và không gian căn phòng của con, con định đặt chúng vào những vị trí nào?” Đó chỉ là một trong những cách đơn giản để trẻ nhận ra toán học được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và tìm cách nắm bắt, giữ được niềm yêu thích với toán học.
Một cách khác để trẻ hứng thú với toán học là làm cho toán học trở nên thú vị. Có rất ít người thích sự lặp đi lặp lại trong khi toán học lại là những con số và công thức vốn nhàm chán với trẻ. Có những cách rất thông dụng để toán học thêm hấp dẫn. Ví dụ thay vì làm phép trừ (8-2) hãy đố trẻ rằng: “Mẹ có 8 chiếc bánh quy, mẹ cho con 2 chiếc rồi, đố con trong túi mẹ còn mấy chiếc bánh nào?”
Chỉ cho trẻ thấy những giải pháp thực tế và giúp trẻ thấy toán học thú vị hơn không phải là cách hiệu quả với tất cả, vẫn có một vài bé không thấy hứng thú với môn toán. Nhiều đứa trẻ biết được mình thiếu sự quan tâm đến một môn học vì cảm thấy khó khăn khi nắm bắt các khái niệm, nội dung bài học. Đây là vấn đề rất phổ biến. Khi ấy, bạn nên tìm cho trẻ một gia sư phù hợp. Đó là giải pháp hợp lý nhất để một người có kinh nghiệm chuyện môn làm việc với con bạn cho đến khi trẻ thấy thoải mái để học một môn nào đó. Có những người khi làm việc một cô một trò sẽ là chìa khóa để khơi gợi niềm hứng thú của trẻ với một lĩnh vực nào đó chứ không chỉ là toán học.
Điều quan trọng là chúng ta phải nhạy cảm với nhu cầu của con trẻ. Cần chắc chắn rằng bạn có thiện chí lắng nghe con nói khi con gặp bất cứ vấn đề nào. Điều này giúp trẻ thấy rằng dù toán học có khó khăn nhưng vẫn có niềm tin là bố mẹ sẽ luôn ở bên và giúp đỡ. Đó là phần quan trọng nhất để đưa trẻ tới sự hứng thú với môn học.
Có thể bạn quá quan tâm đến công việc và thiếu chú ý tới việc học tập của con, hãy bắt đầu lại, không có gì là quá muộn bạn nhé!
Gợi ý để giúp trẻ vừa chơi vừa học toán tại nhà
Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con, và nghiên cứu đã cho thấy sự tham gia tích cực của cha mẹ trong quá trình học sẽ làm tăng cường khả năng tiến đến thành công của con trẻ. Việc học toán cũng vậy. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng hầu hết các gia đình đều có lịch trình rất bận rộn, và sẽ thật khó để bạn dành thêm thời gian giúp con học toán tại nhà. Hãy thử tham khảo những gợi ý dưới đây, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa những hoạt động toán học tuy nhỏ nhưng rất vui và bổ ích vào đời sống sinh hoạt hàng ngày và giữ chúng như một thói quen.
Trẻ em thuộc lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo thường rất say mê toán học. Ở độ tuổi này, các con có thể dễ dàng so sánh những nhóm đồ vật khác nhau để biết được nhóm nào có số lượng nhiều hơn, và sắp xếp các nhóm từ nhỏ nhất đến lớn nhất, nhưng lại gặp khó khăn trong việc chỉ ra con số cụ thể của các nhóm đồ vật đó là bao nhiêu và chúng hơn kém nhau như thế nào. Khi đếm, trẻ có thể biết mình đã đếm đến bao nhiêu, nhưng lại không hiểu được rằng con số cuối cùng chính là tổng số. Lứa tuổi này cũng chính là lứa tuổi mà trẻ rất say mê với việc thu thập và phân loại các loại đồ vật. Sau đây là những gợi ý để bạn có thể giúp con học toán một cách vui vẻ và dễ dàng hơn:
Cho trẻ nhiều cơ hội để tập đếm
-
Chơi những trò !important; chơi có liên quan tới con số trong hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đếm số bước chân, số xe tải đi qua khi trẻ được bố mẹ chở trên đường, hoặc đếm số quần áo được mẹ mang đi giặt.
-
Xem lịch và !important; đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa là đến một sự kiện nào đó.
-
Trẻ có !important; thể đếm được số mặt hàng mà bạn mua trong siêu thị. Khi bạn mua cùng một mặt hàng với số lượng nhiều (ví dụ như 10 hộp thức ăn cho mèo), bạn hãy để trẻ tập đếm 2 số một, 3 số một, hoặc nhiều hơn.
-
Cho trẻ đếm số lượng tiền lẻ mà !important; bạn cần để trả cho một mặt hàng nào đó
-
Hã !important;y quan sát cách con bạn chơi để xem sự nhận biết toán học của con đang ở mức độ nào. Khi con đếm, con có chạm vào từng đồ vật không? Giọng của con có vang lên đồng thời với động tác của con không?
-
Để trẻ chia bá !important;nh kẹo hoặc những món đồ chơi cho các thành viên trong gia đình với số lượng bằng nhau cho mỗi người.
Giú !important;p trẻ nhận biết được mối quan hệ của kích thước và hình dạng
-
Tại cá !important;c cửa hàng tạp hóa, hãy để con bạn tìm kiếm các mặt hàng có hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và các hình dạng khác.
-
Yê !important;u cầu con bạn xác định và phân loại những hàng hóa bạn mua theo hình dạng của hộp đựng hoặc theo kích thước.
-
Tổ chức một trò !important; chơi ngoài trời yêu cầu con bạn phải tìm đồ vật với những hình dạng khác nhau.
-
Tập gấp giấy hì !important;nh bông tuyết một cách đối xứng. Gập đôi một mảnh giấy hình vuông theo đường chéo để tạo thành hình tam giác, rồi gập làm đôi thêm hai lần nữa. Cắt những mảnh nhỏ từ các cạnh theo hình tròn hoặc hình kim cương, sau đó mở tờ giấy ra. Chúng ta sẽ được hình bông tuyết. Hãy thử nghiệm với nhiều cách gấp và những hình dạng khác nhau.
Dạy trẻ cá !important;ch thu thập và quản lý thông tin
-
Nhì !important;n quanh nhà và tìm những nhóm đồ vật có 2 món, ví dụ như 2 chiếc tất hoặc 2 chiếc găng tay. Tiếp tục tìm kiếm những nhóm đồ vật có 3, 4, hoặc 10 món
-
Phâ !important;n loại quần áo theo nhiều cách khác nhau, như là theo màu sắc hoặc theo người sở hữu bộ quần áo đó.
-
Đo đạc xung quanh nhà !important;.
-
Sử dụng băng dí !important;nh và những tờ giấy có màu sắc khác nhau để ghép những dải giấy thành một chuỗi giấy. Khuyến khích con bạn tạo nên trình tự bằng cách lặp lại màu sắc hoặc sắp xếp theo một nguyên tắc nào đó. Hoạt động này có thể được thực hiện kết hợp với việc xem lịch và đếm ngược tới ngày một sự kiện diễn ra mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
-
Thu thập những thứ trong tự nhiê !important;n – lá cây, hòn đá, vỏ cây và những thứ tương tự. Khi về tới nhà, hãy để con bạn sắp xếp chúng theo màu sắc, kích thước hoặc chủng loại, và hỏi con những câu tương tự như: có bao nhiêu món thuộc cùng một loại?
Giú !important;p trẻ phát triển khả năng lý luận
-
Giú !important;p con bạn suy nghĩ về sự cố định trong số lượng của một nhóm đồ vật. Đặt 6 đồng xu liên tiếp nhau, sau đó thay đổi thứ tự của chúng và hỏi con bạn: “Số lượng đồng xu có thay đổi hay không?”
-
Trẻ ở độ tuổi mẫu giá !important;o yêu thích sự lặp đi lặp lại và tính khuôn mẫu, chính những điều này có thể thúc đẩy tư duy toán học. Bạn có thể dùng phương pháp vỗ tay để giúp con bạn phát hiện ra trình tự vỗ và dự đoán xem bạn sẽ tiếp tục vỗ như thế nào.
Một số trò !important; chơi gia đình sử dụng kỹ năng toán học phù hợp với trẻ mẫu giáo
-
Chơi bà !important;i để rèn luyện kỹ năng đếm và giữ điểm số.
-
Chơi xú !important;c xắc và domino giúp trẻ học cách nhận ra nhóm các dấu chấm từ 2 đến 12.
-
Chơi cá !important;c trò chơi sắp xếp trên bàn gỗ đòi hỏi phải đếm những hình vuông.
-
Chơi X O để rè !important;n luyện khả năng nhận ra những chuỗi 3 hoặc 4 điểm
-
Chơi ghé !important;p hình
-
Chơi ô !important; ăn quan