Những cơn giận giữ xảy ra khi trẻ bị choáng ngợp bởi những cảm xúc mạnh và mất kiểm soát về hành vi và cảm xúc. Những cơn giận giữ hầu như xảy ra ở trẻ trong giai đoạn chập chững biết đi và đó là một phần bình thường và cần thiết trong sự phát triển của trẻ.
Khi một cơn giận giữ xảy ra, điều quan trọng là ở bên trẻ và giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Con của bạn sẽ dần dần học được cách quản lý những cảm xúc của chính mình và học hỏi những hành vi được mong đợi.
Cơn giận giữ là gì?
Một cơn giận giữ là khi một đứa trẻ mất kiểm soát về cảm xúc và hành vi. Trẻ không thể giữ bản thân bình tĩnh hoặc nghĩ về những gì đang xảy ra. Những cơn giận giữ làm trẻ rất sợ hãi vì trẻ bị choáng ngợp bởi những cảm xúc, và cũng có thể làm cha mẹ hoảng sợ.
Những cơn giận giữ là một cơ hội cho trẻ để hiểu về những cảm xúc mạnh. Khi bạn phản ứng lại với những cảm xúc của trẻ và với những nguyên nhân dẫn đến lo lắng, thì dần dần sẽ giúp trẻ học được những kỹ năng để kiểm soát những cảm xúc và hành vi của chính mình.
Không phải tất cả những cảm xúc mạnh đều là những cơn giận giữ. Trẻ có thể bướng bỉnh hoặc tức giận ở những thời điểm này, nhưng không có nghĩa trẻ đang mất kiểm soát và có một cơn giận giữ.
Nguyên nhân dẫn đến những cơn giận giữ?
Một số người sử dụng thuật ngữ “tâm trạng nổi giận” (‘temper tantrum’) cho rằng cơn giận giữ là một loại tâm trạng, nhưng sự tức giận và thiếu kiểm soát của một cơn giận giữ còn luôn luôn được trộn lẫn với những tâm trạng khác. Trẻ nhỏ có thể:
- Ghen tỵ với một người anh/chị/em ruột
- Thất vọng khi không đạt được những gì trẻ muốn.
Có thể có quá nhiều thứ đang diễn ra xung quanh trẻ, hoặc trẻ có thể đói, không khỏe hoặc mệt mỏi.
Trẻ ở tuổi chập chững biết đi vẫn chưa học được hoàn toàn cách để kiểm soát những cảm xúc của mình, và không có những từ ngữ để nói lên trẻ cảm thấy như thế nào.
Khi cơn giận giữ xảy ra– hãy ‘trông chừng” (time in) trẻ
Khi con bạn mất kiểm soát, trẻ cần bạn ở bên trẻ và giúp trẻ kiểm soát những cảm xúc của mình. Việc làm này được gọi là “trông chừng” (time in). Ở cùng với trẻ giúp trẻ:
- Học hỏi được rằng những cảm xúc mạnh có thể được kiểm soát
- Xây dựng sự tin tưởng. Trẻ học được rằng cho dù có điều tồi tệ gì xảy ra thì bạn sẽ không bỏ mặc trẻ.
Con của bạn cần bạn để giữ bình tĩnh và chịu trách nhiệm cho đến khi trẻ đã bình tĩnh trở lại.
Hãy để trẻ biết rằng bạn hiểu trẻ cảm thấy như thế nào. Bạn có thể nói “Mẹ có thể hiểu con đang cảm thấy khó chịu bởi vì con thực sự muốn đồ chơi đó”.
- Thật tinh tế với những từ ngữ và những sự âu yếm của bạn. Nếu trẻ không để bạn ôm trẻ, hãy ở gần trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và có thể kết nối với bạn trở lại khi trẻ sẵn sàng.
- Nếu trẻ đang tổn thương hoặc đang đánh, đá hoặc cắn những người khác, bạn có thể nói “Việc con khó chịu là bình thường nhưng mẹ sẽ không để con làm tổn thương bản thân/cắn/đá/đấm”.
- Trấn an trẻ rằng sự khó chịu sẽ trôi qua và trẻ sẽ sớm cảm thấy bình tĩnh trở lại.
- Nếu những cảm xúc của bạn vượt ngoài tầm kiểm soát, hãy nói với trẻ bạn sẽ đi sang phòng khác một lúc để bạn có thể cảm thấy tốt hơn. Nói với trẻ bạn sẽ sớm quay trở lại để chăm sóc trẻ. Hãy chắc chắn rằng trẻ được an toàn và hãy để một ai đó khác ở cùng với trẻ nếu bạn có thể.
Những gì không giúp ích cho bạn?
- Cố gắng đưa ra những lý do cho trẻ. Trẻ không thể “nghe” bạn khi những cảm xúc của trẻ quá kích động
- Phạt trẻ trong khi một cơn giận giữ đang xảy ra. Trẻ không “hư hỏng” – trẻ không thể kiểm soát bản thân khi bị choáng ngợp
- Phớt lờ cơn giận giữ. Điều này có thể làm trẻ hoảng sợ bởi vì trẻ không biết làm gì mà không có sự trợ giúp của bạn
- Đe dọa sẽ đi ra ngoài và rời xa trẻ, hoặc cười nhạo trẻ. Điều này có thể làm trẻ thậm chí khó chịu hơn.
Sau cơn giận giữ
Trẻ cần cảm thấy được cảm thông trước khi trẻ có thể tiếp tục và học hỏi từ trải nghiệm này. Khi bạn và con bạn bình tĩnh, nhắc trẻ rằng bạn yêu trẻ trước khi bạn giúp trẻ học hỏi từ những gì đã xảy ra.
Ứng phó với những cảm xúc
Có nhiều cuộc trò chuyện về cảm xúc và giúp trẻ biết rằng tất cả mọi cảm xúc là bình thường. Thông thường một đứa trẻ có thể trông vẻ ngoài tức giận và nản chí nhưng thực ra bên trong trẻ có thể cảm thấy sợ hãi, ghen tỵ hoặc thất vọng. Điều quan trọng là giúp trẻ gọi tên những cảm xúc che đậy để trẻ biết những cảm xúc khác nhau của trẻ là gì.
Ví dụ, nếu trẻ khó chịu bạn có thể nói:
- ‘Con trông có vẻ rất tức giận. Con có thể nói cho mẹ biết có chuyện gì với con không?’
- ‘Con thật sự muốn đồ chơi đó à. Hẳn Con phải cảm thấy thất vọng lắm’.
- ‘Mẹ nghĩ thực ra con cảm thấy buồn. Hãy nói cho mẹ biết nếu con cần một cái ôm”.
Nếu trẻ buồn bã, trẻ có thể muốn bạn ôm trẻ cho đến khi trẻ ngừng khóc.
Điều quan trọng là không phớt lờ những cảm xúc mạnh mẽ của trẻ. Những cảm xúc này không chỉ biến mất. Trẻ bị đổ ngã và có thể để lộ ra ở những cách khác mà có thể khó ứng phó sau này. Trẻ có thể trở nên khép mình, lo lắng hoặc nổi loạn. Trẻ cũng có thể phát triển những thói quen nhất định như cắn móng tay, đung đưa chân hoặc giật tóc để thử và chịu đựng những cảm xúc bị dồn nén của trẻ. Trẻ có thể hiểu và trở nên sợ hãi với những cảm xúc và cảm thấy khó khăn hơn để hiểu về những cảm xúc thật khi trẻ lớn lên.
Đối phó với những nguyên nhân
Đối phó với những nguyên nhân của cơn giận giữ. Điều này không có nghĩa cho trẻ những gì trẻ muốn mà giúp trẻ học hỏi để giải quyết những vấn đề, và để đối phó với sự thay đổi, thất vọng và sự mất phương hướng.
Việc đối phó với những nguyên nhân giúp xem xét những gì đang xảy ra thông qua con mắt của trẻ để thực sự hiểu những gì gây ra sự khó chịu này. Ví dụ, bạn có thể nghĩ trẻ không muốn thức ăn mà bạn đưa cho trẻ nếu trẻ ném ra sàn nhà trong sự tức giận. Nếu bạn quan sát kỹ hơn, có thể trẻ khó chịu bởi vì bạn đưa cho trẻ thức ăn ở trong một cái bát khác hoặc cái thìa khác. Bạn có thể để thức ăn mới ở trong bát và trẻ cảm thấy sợ hãi bởi vì trẻ không biết thức ăn đó là gì.
Trách nhiệm của bạn
Không thực tế khi nghĩ rằng bạn sẽ luôn luôn phản ứng tích cực với cơn giận giữ. Nếu bạn phản ứng ở những cách mà không hữu ích, bạn nên nói xin lỗi. Làm như vậy sẽ hàn gắn sợi dây gắn kết với trẻ, dạy trẻ hiểu rằng có những lỗi lầm là bình thường và nói xin lỗi. Đôi khi cha mẹ mong đợi một đứa trẻ nói lời xin lỗi nhưng họ lại không làm gương cho trẻ.
Thư giãn
Hãy để trẻ gợi ý một vài điều bạn có thể làm cùng với trẻ, sẽ giúp bạn và trẻ thư giãn. Trẻ có thể muốn đọc một cuốn sách, chơi trò chơi câu đố hoặc đi dạo cùng với bạn.
Ngăn chặn những cơn giận giữ
Cho dù bạn làm gì, thì một số cơn giận giữ đang ở biên giới sắp xảy ra. Có những điều bạn có thể làm để giúp giữ những cơn giận giữ ở mức tối thiểu.
Tìm hiểu những nguyên nhân
Trong khi hình thành một cơn giận giữ, con của bạn sẽ cho thấy trẻ đang trở nên choáng ngợp với những cảm xúc. Trẻ sẽ trở nên khó chịu, bực tức, rất khó tính hoặc cố chấp. Trẻ có thể hành động ngớ ngẩn hoặc dường như quá năng nổ.
Bạn nên lưu giữ cuốn nhật ký và những ghi chú về những gì sẽ đến khi cơn giận giữ xảy ra, ví dụ: thời gian trong ngày, bạn đang làm gì, trẻ đang làm gì.
Nếu có một khuôn mẫu, cố gắng thực hiện những gì bạn có thể làm để ngăn chặn cơn giận giữ. Ví dụ, nếu những cơn giận giữ luôn luôn xảy ra vào thời điểm ăn tối, hãy để trẻ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn, hoặc có một khoảng thời gian đặc biệt với trẻ ở thời điểm đó trong ngày.
Cố gắng giải quyết những vấn đề làm trẻ bực bội. Có thể là những thứ rất nhỏ đối với bạn, nhưng có thể lớn đối với trẻ. Nếu vấn đề lên đến đỉnh điểm của sự căng thẳng hoặc mất phương hướng, điều đó có thể làm trẻ ngoài tầm kiểm soát.Có phải con bạn đang:
- Mệt mỏi, đói hoặc không khỏe?
- Thất vọng vì không thể hoặc không được làm điều gì đó?
- Bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng khác như:Thời gian đầu đến nhà trẻ, bạn có em bé mới, thấy cha mẹ căng thẳng hoặc cãi vã?
- Cảm thấy không được động viên bởi chỉ nghe thấy “Không”, “Dừng điều đó lại” hoặc “Đừng”?
Những việc làm sau có thể giúp bạn:
- Dành riêng thời gian mỗi ngày với trẻ và cho trẻ sự chú ý đầy đủ. Có thể chỉ với 15 phút nhưng rất quan trọng. Để công việc nhà sang một bên, và dành thời gian không sử dụng công nghệ. Không để mất tập trung bằng việc nói chuyện điện thoại hoặc nhắn tin. Nếu con bạn cảm thấy bạn quá bận rộn trẻ sẽ thử thu hút sự chú ý của bạn ở những cách khác.
- Dành cho trẻ nhiều không gian để di chuyển và khám phá. Chơi với trẻ và làm theo sự chỉ đạo của trẻ- đây là cách tốt để hiểu cách trẻ nhìn nhận về thế giới này
- Chú ý và nói với trẻ tất cả những điều tốt đẹp bạn thích về trẻ và những gì trẻ làm
- Nói những gì bạn muốn ở những cách tích cực, ví dụ: bạn có thể nói “hãy xem con đặt đồ chơi vào hộp nhanh như thế nào nào” thay vì “hãy đặt đồ chơi của con ra xa”.
Lên kế hoạch trước
Lên kế hoạch trước sẽ giúp hạn chế những cơn giận giữ xảy ra quá thường xuyên. Chú ý đến những nhu cầu của trẻ cũng như của bạn. Bạn có thể muốn:
- Đi ra ngoài sau khi trẻ ngủ hoặc sau bữa ăn và không phải khi con bạn đói hoặc mệt mỏi
- Đặt những thứ ngoài tầm mắt của trẻ nếu trẻ không thể có được
Cố gắng có thói quen dự báo trước. Những thói quen này giúp trẻ cảm thấy an toàn và trong tầm kiểm soát. Đôi khi một sự thay đổi trong thói quen có thể dẫn đến một cơn giận giữ.
Linh hoạt
Điều quan trọng là bạn cần linh hoạt nếu con của bạn đang cảm thấy khó khăn để đối phó với vấn đề.
- Nếu bạn có thể thấy mọi việc sẽ diễn ra như là “một trong những ngày này”, hãy rời bỏ những gì bạn đã lên kế hoạch và làm một việc gì đó thư giãn với trẻ. Một thời lượng nhỏ vào lúc bắt đầu trong ngày có thể tiết kiệm nhiều thời gian và sự căng thẳng vào cuối ngày.
- Nếu bạn cảm thấy như là một ngày khó khăn, hãy dành thời dian để thư giãn với trẻ. Ổn định và kết nối. Bạn có thể:
– Đi dạo ở công viên hoặc xung quanh tòa nhà- ngồi xuống và xem băng đĩa cùng với nhau- cùng hát hoặc nhảy
– kể những câu chuyện hoặc đọc một cuốn sách- cho trẻ một thông điệp.
Giúp trẻ cảm thấy ở trong tầm kiểm soát
Trẻ đang học hỏi để chính mình tự làm mọi việc để trẻ trở nên tự lập hơn. Trẻ thích cảm thấy thu hút và có năng lực và thường sẽ muốn làm mọi việc mà không cần đến sự giúp đỡ của bạn. Hãy để trẻ cảm thấy trẻ ở trong tầm kiểm soát khi luyện tập những kỹ năng có thể tránh khỏi cuộc tranh đấu quyền lực và một cơn giận giữ.
Điều này có thể giúp bạn:
- Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Điều này có thể cần thời gian lâu hơn, nhưng có thể nhanh hơn việc cố gắng để giữ bình tĩnh một đứa trẻ khi đang khó chịu
- Nói với trẻ bạn biết trẻ cảm thấy như thế nào nếu trẻ bắt đầu trở nên khó chịu
- Hãy để trẻ biết khi nào sự thay đổi đang đến. Nếu bạn đang ở ngoài sân chơi và cần thời gian để rời đi, bạn có thể nói “Chúng ta cần phải rời đi sớm. Con muốn chơi gì trong 5 phút cuối nào?”
- Hãy để trẻ nhỏ cảm thấy được trông nom ngay cả khi không có sự lựa chọn. Nếu bạn muốn tắt Ti Vi bạn có thể nói “Chúng ta cần phải tắt Ti Vi khi chương trình này kết thúc. Con có muốn tự mình tắt không, hay con có muốn mẹ làm việc đó không?”. Bạn vẫn quyết định, nhưng hãy để trẻ lựa chọn cách mọi việc xảy ra có nghĩa bạn đều chiến thắng.
Những cơn giận giữ ở cửa hàng
Nhiều cơn giận giữ xảy ra ở trong cửa hàng nơi có thể rất căng thẳng. Cha mẹ thường cảm thấy xấu hổ và lo lắng về những gì người khác nghĩ.
Nếu bạn đưa trẻ đến cửa hàng:
- Hãy đảm bảo trẻ không mệt mỏi
- Mang theo những đồ ăn nhanh cho trẻ ăn
- Đảm bảo rằng trẻ đã đi vệ sinh
- Mua sắm trong thời gian ngắn với danh sách những thứ bạn cần
- Nên nhớ rằng trẻ nhỏ có thể trở nên buồn chán và hiếu động khi bạn dừng nói chuyện với những người lớn khác. Một vài phút đối với bạn có thể dường như là cả tiếng đồng hồ đối với trẻ
- Hãy để trẻ giúp đỡ bằng cách để những thứ vào ngăn thấp của giá cho bạn
- Có một sự thiết đãi sau đó chẳng hạn như một thức uống hoặc dành thời gian ở công viên.
Nếu con của bạn đang hình thành cơn giận giữ, bạn cần phải đủ mạnh mẽ để ngừng mua sắm và mang trẻ ra xe hoặc nơi nào đó yên tĩnh cho đến khi trẻ bình tĩnh lại.
Khi trẻ ứng phó tốt với cơn giận giữ, hãy để trẻ biết bạn tự hào về trẻ như thế nào khi trẻ đã kiểm soát rất tốt cơn giận giữ.
Trẻ ở độ tuổi đi học
Hầu hết trẻ không còn có những cơn giận giữ ở thời điểm trẻ đến trường. Nếu trẻ ở độ tuổi đi học vẫn có những cơn giận giữ, điều đó có thể có vấn đề gì đó đang xảy ra với trẻ. Những vấn đề có thể là:
- Căng thẳng, ví dụ: không ứng phó được với bài tập ở trường và bạn bè
- Những vấn đề gia đình, ví dụ: cha mẹ cãi vã, gia đình đổ vỡ
Nếu bạn có thể nhìn thấy những cảm xúc của trẻ đang hình thành, hãy động viên trẻ, dành một ít thời gian yên tĩnh cho đến khi trẻ cảm thấy bình tĩnh. Bạn có thể ở bên trẻ, hoặc không, bất cứ khi nào trẻ cảm thấy hữu ích nhất. Khi bạn và trẻ bình tĩnh, hãy nói về những gì làm trẻ khó chịu và nhìn về những cách trẻ có thể giải quyết được vấn đề này.
Nếu con bạn có nhiều cơn giận giữ và bạn không thể tìm thấy nguyên nhân, bạn có thể cần trò chuyện với chuyên gia sức khỏe.
Chăm sóc bản thân
Đối phó với những cơn giận giữ có thể rất căng thẳng. Bạn cần phải chăm sóc bản thân để bạn có thể mạnh mẽ hơn và ân cần khi những cơn giận giữ xảy ra.
- Nếu bạn có bạn đồng hành, hãy nói với họ về cách hai bạn có thể giúp đỡ nhau để “nạp lại năng lượng”.
- Hãy để một ai đó chăm sóc cho trẻ một lúc để bạn có thể có thời gian dành cho bản thân.
- Không cảm thấy tội lỗi về việc phớt lờ những công việc mà “nên được hoàn thành”.
- Dành một ít thời gian ở bên ngoài.
- Khi trẻ đã ổn định và đi ngủ, hãy dành thời gian cho những nhu cầu của bạn.