Tai nạn đuối nước thường để lại những hậu quả đau lòng bởi phẩn lớn nạn nhân là các em nhỏ. Bên cạnh việc trang bị kỹ năng bơi lội thì việc trang bị thêm cách cấp cứu nạn nhân bị đuối nước cũng rất quan trọng.Khi bị đuối nước, khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Tuy nhiên nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp có khả năng được cứu sông.
Đuối nước và thời điểm vàng sơ cứu
1. Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi bị ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.
2. Thời điểm vàng sơ cứu nạn nhân khi bị đuối nước
Với những người bị đuối nước, việc sơ cấp cứu ban đầu là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó.
Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân.
Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu nạn nhân còn thở thì phải khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân.
- Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo. Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
Bước 3: Hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực ( ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 ( nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện; hoặc 30:2 nếu có 1 người thực hiện. Kiên trì thực hiện các thao tác cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
Hô hấp nhân tạo kèm ép tim ngoài lồng ngực
Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nên cẩn đặt họ ở tư thế an toàn. Đó là tư thế nằm nghiêng, kê cao gối 2 bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.