Dành tình yêu thương vô điều kiện cho con
Không có bố mẹ nào lại không yêu thương và dành những điều tốt đẹp cho con mình. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu đó như thế nào để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát và có được sự tự tin?
Một sai lầm khá phổ biến của các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ trẻ đó là luôn cố tình chê con mình với mục đích cho bé cảm thấy bản thân cần cố gắng. Tuy nhiên, cách làm lại không mang lại hiệu quả như mong muốn. Trẻ có thể trở lên mặc cảm, tự ti vì thấy mình chưa bằng người khác. Việc mang con mình ra so sánh với những đứa trẻ khác về các vấn đề như: chiều cao, cân nặng, lớn hơn một chút là áp lực điểm số, thành tích…vô hình trung đã đẩy con mình đến sự tự ti và nhút nhát.
Trong khi đó, các nhà tâm lý học lại cho rằng, nguồn gốc sự tự tin của trẻ phần lớn được hình thành từ tình yêu thương vô điều kiện mà cha mẹ dành cho trẻ. Vì vậy, hãy thay đổi cách thể hiện yêu thương, hãy làm cho trẻ cảm thấy rằng dù con có mập hay gầy, xinh đẹp hay xấu xí… thì con vẫn là niềm tự hào của cha mẹ. Hiểu được điều này, trẻ sẽ tự tin thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
Tôn trọng trẻ như một người lớn
Lòng tự trọng của trẻ xuất hiện từ rất sớm, càng lớn nhu cầu được tôn trọng càng thể hiện rõ nét. Hãy dạy cho trẻ về cách tôn trọng lẫn nhau. Tất cả các bé đều có ưu điểm riêng của mình và đáng được tôn trọng như một cá thể độc lập.
Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ, dù đó chỉ là một sự ngô nghê. Thay vì gạt đi tất cả mọi sự ngô nghê đó, cha mẹ hãy là người ghi nhận, động viên trẻ tự tin thể hiện suy nghĩ của mình bằng những câu nói như: “ Đó cũng là một ý kiến…”; “đây là một câu hỏi đặc biệt…” hay “con đã hỏi đúng vấn đề quan trọng nhất…”
Cha mẹ nên biết rằng một đứa trẻ không được tôn trọng, không chỉ thiếu tự tin mà còn không biết tôn trọng người khác. Vì vậy, ngay từ những hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, thường xuyên hỏi ý kiến của con trước những thay đổi liên quan tới bé, tôn trọng những bí mật của bé… sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ, cũng như ý thức được việc phải tôn trọng mọi người xung quanh mình.
Khuyến khích đánh giá cao sự tự tin của trẻ
Lời khen ngợi được đặt đúng nơi đúng chỗ sẽ phát huy tối đa mục đích của nó. Ở đây, cũng giống như việc bạn khen ngợi trẻ khi con có những tiến bộ dù chỉ là rất nhỏ. Được khen ngợi giúp trẻ cảm thấy mình đã làm đúng, làm tốt và cha mẹ đang tự hào về mình, từ đó trở thành động lực để trẻ có gắng thể hiện bản thân nhiều hơn nữa.
Ngược lại, những đứa trẻ hay bị khiển trách, phê bình, thậm chí mỉa mai sẽ cảm thấy như mình luôn thất bại, mặc cảm, từ đó mất đi nhiệt tình trong việc học và trong cuộc sống.
Tin tưởng trẻ
và sau đó người mẹ sẽ đáp lời “Con mặc vào đi. Có gì nóng đâu”. Cha mẹ thường từ chối ý kiến của con, cho rằng lời nói của trẻ không đáng tin cậy.Những trẻ nhiều lần bị từ chối và phản đối ý kiến bởi chính bố mẹ mình lâu dần sẽ mất tự tin và khả năng độc lập.Có bao giờ bạn nghe thấy một cuộc đối thoại dạng như “Mẹ ơi con thấy cái áo này hơi nóng”
. Không bài học nào mang lại cho trẻ kinh nghiệm và sự tự tin bằng chính những trải nghiệm thực tế của trẻ.Hãy tin tưởng vào cảm xúc và sự quan sát của trẻ. Khi trẻ nói lên suy nghĩ cảm nhận của mình hãy khuyến khích trẻ, nếu trẻ muốn thử sức với những điều mới lạ,hãy tạo cho trẻ cơ hội trải nghiệm
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con nhút nhát.
Khi nhận thấy con mình có sự nhút nhát so với các bạn bè cùng trang lứa cha mẹ hãy:
1. Quan sát biểu hiện nhút nhát của con để có biện pháp cùng con tiến bộ
2. Thường xuyên khuyến khích trẻ giao tiếp với mọi người
3. Cùng con chơi với bạn bè
4. Khuyến khích và đánh giá cao sự tự tin, tiến bộ của trẻ
5. Đừng quá lo lắng về việc trẻ nhút nhát