Nguyên nhân Tình trạng trẻ không hấp thu thức ăn nguyên nhân là do sự tổn thương của ruột non, hoặc do trẻ còn nhỏ, chưa có đủ men tiêu hóa ở dạ dày, gan, mật, nhưng các bậc phụ huynh lại cho trẻ ăn quá nhiều, cả những chất khó tiêu. Vì thế, trẻ sẽ kém hấp thu thức ăn Con ăn nhiều mà hấp thu ít là một nỗi lo của các mẹ Khi kém hấp thu thức ăn, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, có thể là đi phân sống, ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu. Hoặc dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ Cách xử lý trẻ kém hấp thu thức ăn Các bậc phụ huynh khi có con trong tình trạng kém hấp thu thức ăn thì nên thay đổi khẩu phần ăn của trẻ, cần cho trẻ: - Ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ, trẻ hoạt động nhiều mà ăn quá ít thì cũng không tăng cân. Vì vậy, cần cho trẻ ăn đủ số lượng theo nhu cầu của từng trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này, nhưng lại thiếu so với trẻ kia. Nên gia giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp. - Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo... cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó hấp thu hết. - Ăn đa dạng: Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện. - Ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột, còn chủ yếu vẫn là sữa. Còn trẻ 8 tháng thì chỉ nên ăn ngày 2 lần cháo, mỗi bữa ½ chén. Trong cháo có 1 muỗng canh thịt xay, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn. Không nên ăn quá nhiều vì lúc này, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa, dẫn đến việc trẻ không hấp thu được thức ăn. Mẹ nên đa dạng hóa thức ăn cho con Nếu muốn bổ sung sản phẩm hỗ trợ kích thích tiêu hóa cho trẻ để trẻ dễ hấp thu thức ăn thì chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung thêm men vi sinh. Men vi sinh là các vi khuẩn có ích đối với cơ thể con người (Probiotics), thường sống trong ruột và đóng một vai trò rất quan trọng ở đuờng tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Men vi sinh có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S... Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Ngoài ra, men vi sinh còn cạnh tranh sống với các vi khuẩn gây bệnh, siêu vi, nấm giúp trẻ lấn át được tiêu chảy, táo bó