Tì !important;m hiểu về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Oxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Thông thường, bệnh xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi.
Bệnh có thể xảy ra quanh năm, dễ thành dịch trong các giai đoạn từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12. Bệnh này có khả năng lây nhiễm nhanh qua đường hô hấp và các chất dịch tiết của mũi, miệng, phân, nước bọt.
Sau khi mắc bệnh, bé sẽ có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, tuy nhiên, vẫn có khả năng mắc lại do nhiễm chủng virus khác. Vì vậy, mẹ vẫn nên thường xuyên chú ý và ngăn ngừa ngay cả khi bé đã từng bị bệnh.
Bệnh tay - châ !important;n - miệng thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi
Triệu chứng trong thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Thông thường, trong giai đoạn này, bé sẽ có các dấu hiệu mệt mỏi, sốt nhẹ từ khoảng 38 – 38.5 độ C, đau họng, sổ mũi, chán ăn và quấy khóc. Mẹ thường nhầm các triệu chứng này với bệnh cảm cúm nên không cho bé đi khám. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan và bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Bởi vì, bé có thể lây cho người khác trong 1 tuần đầu mắc bệnh. Vậy nên, khi bé có những triệu chứng trên, mẹ nên cho bé đi khám nếu sau 1 – 2 ngày uống thuốc không đỡ để có thể điều trị và cách ly bé kịp thời.
Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát
Sau thời gian ủ bệnh, mẹ sẽ thấy rõ ràng các triệu chứng hơn khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Đầu tiên, bé sẽ xuất hiện các mụn nước ở những bộ phận trong miệng: mặt trong má, lợi, mặt bên lưỡi. Các mụn nước này có kích thước nhỏ từ 2 – 3 mm. Vùng xuất hiện mụn nước thường kèm theo một mảng viêm đỏ, sưng tấy. Những mụn nước này rất nhanh vỡ tạo thành các vết loét gây đau rát khiến bé gặp khó khăn khi ăn uống.
Sau đó, ở ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân của bé xuất hiện các nốt ban đỏ có kích thước từ 2 - 5 mm, ở giữa có màu xám sẫm sau đó chuyển thành mụn nước (bọng nước). Những nốt này tuy không gây đau rát nhưng tồn tại rất lâu từ 7 – 10 ngày rồi tự xẹp xuống và mất đi để lại vết thâm trên da. Cũng có thể xuất hiện những nốt này ở mông, một số bé chỉ xuất hiện những nốt ở miệng.
Cá !important;c mụn nước xuất hiện nhiều quanh vùng miệng bé
Trong thời gian phát bệnh, trẻ sơ sinh có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, họng đau và chảy nước bọt liên tục.
Vì các mụn nước trong miệng làm bé đau nên bé thường bỏ ăn, khó ngủ và quấy khóc. Mẹ còn thấy bé hay giật mình, tay chân run một cách bất thường
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ rất dễ lây lan từ cộng đồng. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với những trẻ đang có dấu hiệu về bệnh như mắc các triệu chứng cảm cúm.
- Nếu trong nhà có người bị bệnh, mẹ cần cách ly và không cho bé tiếp xúc trực tiếp.
- Hãy vệ sinh sạch sẽ vật dụng ăn uống, sinh hoạt, đồ chơi của bé và đặc biệt không cho bé bỏ chúng vào miệng. Khi bé có dấu hiệu sốt, cần quan sát thêm các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em và đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh sớm nhất.
- Khi có dịch, mẹ hãy hạn chế cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với những người khác nhằm đảm bảo an toàn nhất cho bé.