Nếu em bé !important; của bạn thường xuyên bị bệnh, còi cọc chậm phát triển thì mẹ phải xem lại cách chăm sóc con của bản thân.
Con bị ốm là cơn “ác mộng” đối với các bậc cha mẹ. Khi con ốm, cha mẹ mệt mỏi chăm sóc con chỉ là phần nhỏ, hơn hết thảy là thương con phải chịu đau đớn, khổ sở. Thực ra, trẻ nhỏ bị ốm là chuyện không cần phải quá lo lắng. Cơ thể trẻ còn non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ sinh bệnh.
Nhưng nếu em bé thường xuyên bị bệnh, còi cọc chậm phát triển thì mẹ phải xem lại cách chăm sóc con của bản thân. Khi trẻ dưới 1 tuổi, nếu bạn làm làm tốt 5 điều sau đây thì con bạn sẽ cực ít bị bệnh đấy!
1. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ lý tưởng đối với trẻ. Sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu, bú mẹ trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.
Không những thế, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do đó trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh, ít bị dị ứng, chàm. Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi.
Sữa mẹ là !important; thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời.
2. Bổ sung những thực phẩm già !important;u chất sắt
Khi trẻ được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của con những thực phẩm giàu chất sắt. Ví dụ như, thịt bò, gan động vật, lòng đỏ trứng, cá… Bởi khi cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng, nhu cầu về các chất dinh dưỡng, nhất là sắt cũng càng tăng cao. Thiếu sắt làm chậm quá trình tăng trưởng, giảm khả năng miễn dịch của bé. Khi trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, thậm chí còn dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
3. Chăm sóc tốt răng miệng cho trẻ
Khoảng 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc răng, cũng có thể sớm hoặc muộn hơn tùy từng bé. Khi trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ cần chú ý ngay đến việc làm sạch răng và khoang miệng của trẻ. Những cặn sữa hoặc vụn đồ ăn còn sót lại trong khoang miệng dễ làm hỏng những chiếc răng xinh xắn của con.
Mẹ không nên dùng bàn chải đánh răng và cũng không cần thiết sử dụng kem đánh răng. Ở độ tuổi này, mẹ chỉ cần dùng gạc sạch nhúng nước muối sinh lý rồi chà lau răng con là được. Khi trẻ được khoảng 2,5 tuổi, mẹ có thể hướng dẫn con chải răng bằng bàn chải lông mềm kèm theo kem đánh răng có chứa flo để phòng ngừa sâu răng cho con.
4. Cho trẻ tự xúc ăn bằng thìa
Khi trẻ tự xú !important;c ăn, trẻ sẽ có hứng thú hơn với việc ăn uống.
Nhiều gia đì !important;nh nuông chiều trẻ nhỏ đến mức trẻ đã lớn đến 4,5 tuổi vẫn phải cần người lớn bón cơm. Thực tế, trẻ khoảng 10 tháng tuổi đã có thể tự cầm thìa và bắt đầu học xúc thức ăn. Tất nhiên ban đầu trẻ chưa thể làm thành thạo, thức ăn sẽ rơi vãi ra nhà và dính bẩn lên người trẻ. Nhưng cha mẹ chớ ngăn cản hoặc làm hộ con, hãy khuyến khích và dạy trẻ thực hành các động tác sao cho đúng.
Việc tự xúc thức ăn vừa giúp trẻ rèn luyện sự phối hợp của các cơ quan trên cơ thể, vừa là cơ hội tốt để trẻ bồi đắp tính cách tự lập. Khi trẻ tự xúc ăn, trẻ sẽ có hứng thú hơn với việc ăn uống. Từ đó mà ăn tốt hơn, nạp vào cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn.
5. Chăm sóc tốt hệ tiêu hóa của con
Hệ tiêu hóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con, là nơi có trách nhiệm chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và thải độc. Nhưng hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất non nớt và thường xuyên bị “trục trặc” như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, chậm hấp thu… Chẳng khác gì như đối với một cây non, cha mẹ cần hết sức nâng niu và cẩn thận gìn giữ cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trong chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các thực phẩm dễ tiêu hóa. Cha mẹ chớ nên “tham lam” bắt ép con ăn nhiều đồ ăn bổ dưỡng, trẻ vừa không thể hấp thu hết mà còn gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa của con. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, từ đó mà bé ít bị bệnh hơn hẳn.