Những yếu tố là !important;m bệnh nặng thêm
Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí, thú nuôi...).
- Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc...
- Khí hậu nóng, lạnh hay khô. Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.
- Tiền sử bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng.
- Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
- Khi đó, trẻ sẽ có các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại và có biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.
Lời khuyên của thầy thuốc
Đầu tiên là chế độ dinh dưỡng
nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá hãy để bé khoảng 12 tháng tuổi trở lên hãy cho dùng. Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển,thực phẩm lên men,trứng, đậu phộng...
Vệ sinh cơ thể, môi trường sống:
cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da. Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).
Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé, tránh để bé tiếp xúc với chó, mèo, khói bụi. |