Tiềm năng â !important;m nhạc không chỉ dừng lại ở việc chơi nhạc cụ mà còn được thể hiện thông qua các hoạt động như xướng âm, nhận biết cao độ trường độ, sáng tác, cảm thụ âm nhạc. Các nhà nghiên cứu cho rằng cả hai yếu tố môi trường và di truyền đều góp phần vào khả năng âm nhạc, không chỉ giữa các cá nhân, mà còn qua cách thức biểu hiện khác nhau về khả năng âm nhạc của cùng một người.
Những trẻ có tiềm năng âm nhạc di truyền thường thể hiện ở việc nhạy bén với âm thanh hay khả năng bắt chước âm thanh tốt, thời gian học chơi nhạc cụ có thể nhanh hơn một số trẻ khác.
Thích ca hát và chơi các loại nhạc cụ
Cha mẹ có thể cảm nhận được sự yêu thích của con như bé say sưa với những bài hát vui tươi, nhảy múa theo những âm thanh sôi động. Thêm vào đó, con còn tò mò khám phá các loại nhạc cụ như đàn piano, guitar... Theo CNBC (Mỹ), dấu hiệu trẻ có năng khiếu âm nhạc là hăng say với bài hát, nhạc cụ... đến mức không chú ý đến các sự kiện xung quanh.
Tuy nhiên, có những trẻ yêu thích nhưng chưa hẳn tiếp thu nhanh, nhạy cảm với các âm điệu. Bởi trẻ thường bộc lộ năng khiếu rõ ràng hơn từ bậc tiểu học trở lên.
Trẻ có !important; năng khiếu âm nhạc thường thích ca hát.
Theo  !important;CNBC, dấu hiệu con bạn có thể có năng khiếu là chăm chỉ quan sát, tò mò và có xu hướng đặt câu hỏi. Cho con tiếp xúc với sở thích là điều cần thiết để phát triển tài năng.
Trẻ có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh thường có khả năng cảm thụ âm tốt, học và biết chơi một số loại nhạc cụ rất nhanh. Bé cũng có thể bắt chước các giai điệu và học thuộc lòng một bài hát trong thời gian ngắn.
Các con cũng có thể đưa ra những cảm nhận của riêng mình về bài hát hay, dở. Những đứa trẻ này cũng thường có thính giác nhạy bén như nhận biết các giai điệu sai, đúng. Phụ huynh có thể cùng con chơi các trò chơi âm nhạc để kiểm tra độ nhanh nhạy.
Khi cha mẹ nhận ra rằng âm nhạc là điều quan trọng trong cuộc đời của con có thể đưa bé đến các buổi hòa nhạc, đơn vị đào tạo lĩnh vực này. Điều này có thể giúp các tài năng nhí có môi trường, được thỏa niềm yêu thích và phát huy năng khiếu tốt hơn. Cha mẹ có thể cùng hát, nhảy múa, chơi các loại nhạc cụ để bé có thêm động lực theo đuổi bộ môn có tiềm năng.
Cha mẹ có !important; thể chơi cùng để giúp con phát triển năng khiếu âm nhạc.
Cá !important;c nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em sẽ phát huy thế mạnh với tốc độ nhanh hơn khi chúng tương tác, học hỏi hoặc cảm thấy được truyền cảm hứng từ các tài năng tương tự. Do đó, trong những gia đình có truyền thống nghệ thuật, các thành viên thường có môi trường phát triển lĩnh vực này.
Gene ảnh hưởng đến tiềm năng âm nhạc
Bác sĩ Hà Thị Mỹ Hạnh (tư vấn gene di truyền tại Genetica TP HCM) cho biết, tiềm năng âm nhạc của bé còn có liên quan đến gene. Ví dụ khả năng cảm thụ âm nhạc, xác định cao độ nốt nhạc một phần nhờ vào gene.
ADCY8 là một trong những gene nằm trong vùng cảm âm. Trẻ có tiềm năng cảm âm thường sẽ bộc lộ khả năng âm nhạc, cảm thụ tốt. Gene UGT8 tạo ra lớp bảo vệ xung quanh các sợi trục của tế bào não. Gene UGT8 giúp tạo lớp bảo vệ các tế bào thần kinh của cơ thể, hỗ trợ cho việc truyền tín hiệu, từ đó dẫn đến khả năng nhận biết cao độ và xướng âm tốt hơn. Một số người có khả năng xướng âm và sáng tạo âm nhạc nhờ vào biến thể của gene UGT8. Chẳng hạn người mang biến thể AA được chứng minh là có tiềm năng cảm âm tuyệt đối.
Người mang biến thể của gene ELOVL6 có khả năng cao độ tuyệt đối có khả năng xướng âm tốt tốt nhờ vào thay đổi của gene mã hóa các axit béo trong não. Một số gene còn có liên quan đến năng khiếu âm nhạc như LRRIQ3, ITGB3, ALPK1...
"Tuy nhiên, số người thực hiện xét nghiệm gene cho thấy có tiềm năng cảm âm gần tuyệt đối không nhiều. Do đó, nếu trẻ có chỉ số xét nghiệm gene ở mức điểm cao thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho các tài năng nhí", bác sĩ Mỹ Hạnh nói.
Âm nhạc không chỉ giúp trẻ thỏa niềm đam mê, thư giãn mà còn có thể nâng cao khả năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ. Bác sĩ Mỹ Hạnh cho biết, chơi nhạc cụ kích thích não mạnh hơn. Quá trình chơi guitar, piano hay trống cần sự phối hợp của thị giác, thính giác, xúc giác, cảm xúc của người chơi... Các giác quan này cho phép nhiều phần của não bộ tự sắp xếp thông tin lại theo cách có lợi, mang đến nhiều lợi ích.
"Tuy nhiên, tiềm năng âm nhạc được quyết định nhiều hơn bởi nỗ lực, chứ không phải bởi gene. Điều này có nghĩa là ngay cả những người không có cảm âm tốt vẫn có thể học chơi guitar, saxophone, piano... Xét nghiệm gene cho thấy con có lợi thế về âm nhạc nhưng nếu muốn định hướng theo đuổi lĩnh vực này, bé vẫn cần tập luyện nhiều hơn", bác sĩ Mỹ Hạnh nói.