Lòng tự trọng là cảm giác tích cực về bản thân, và cảm thấy trân trọng bản thân. Dù cho có đôi lúc tất cả chúng ta cảm thấy tự ti, hãy nhớ một điều quan trọng là luôn để trẻ cảm thấy lạc quan về bản thân ở hầu hết mọi thời điểm.
Lòng tự trọng giúp trẻ có thể thử thực hiện những điều mới mẻ mà không sợ hãi khigặp quá nhiều thất bại, để giao lưu và kết bạn, và để quản lý những vấn đề chúngcó thể phải đối mặt trong khoảng thời gian này.
Lòng tự trọng giúp xây dựng một nền tảng vững chắc để ứng phó với cuộc sống.
Lòng tự trọng là gì?
Lòng tự trọng là việc đánh giá bản thân bạn là ai, là sự tôn trọng, yêu thương của bạn dành cho bản thân mình. Lòng tự trọng không phải sự kiêu ngạo hay tự phụ, nhưng là sự tin tưởng vào bản thân bạn và những gì bạn có thể làm trong thế giới này.
- Lòng tự trọng là việc bạn hiểu rõ về bản thân và biết rằng mình có khả năng hoàn thành tốt nhiều công việc.
- Trẻ em không sinh ra với lòng tự trọng có sẵn. Lòng tự trọng được học hỏi thông qua cha mẹ và những người quan trọng khác cảm nhận về họ và đối xử với họ.
- Một phần của lòng tự trọng là việc cảm nhận rằng bạn có một vị trí trên thế giới này, cảm nhận về nơi mà bạn thuộc về - bạn là một phần của gia đình, và nơi mà bạn thấy mình sống có ý nghĩa. Chính cảm giác này giúp bạn biết về nguồn gốc của mình và có được sự tự tin vào tương lai của bạn. Đây có thể trở thành một vấn đề đối với trẻ đến từ nông thôn và mất liên lạc với “cội nguồn”. Đây cũng có thể là một vấn đề với những đứa trẻ đang sống trong gia đình tan vỡ, nếu trẻ bị tách ra một phần của gia đình và lịch sử của một phần gia đình này.
- Lòng tự trọng là về những gì quan trọng đối với bạn. Nếu bạn muốn trở thành một cầu thủ chơi thể thao giỏi nhưng mọi người nói với bạn rằng bạn có năng khiếu nghệ thuật, điều này không giúp nuôi dưỡng lòng tự trọng của bạn. Nếu bạn nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ về những gì bạn muốn làm, và bạn thành công, thì lòng tự trọng của bạn sẽ được phát triển.
Tại sao lòng tự trọng quan trọng?
- Ở mỗi nền văn hóa thì có một mức độ cơ bản của lòng tự trọng, mà cần thiết trong gia đình hoặc nền văn hóa của chúng ta.
- Lòng tự trọng giúp con người cảm thấy rằng họ có thể phát triển những kỹ năng của họ và đóng góp vào cộng đồng của họ.
- Lòng tự trọng cho bạn sự tự tin để bắt đầu những điều mới mẻ, và giúp bạn xây dựng tính kiên cường để vượt qua những thất bại.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng khi con người có lòng tự trọng thấp, họ không cảm thấy tự tin về việc làm điều gì đó cho bản thân họ hoặc sử dụng khả năng và tài năng của họ ở cách tốt nhất họ có thể.
- Lòng tự trọng thấp cũng dẫn đến những hậu quả sức khỏe tồi tệ hơn, chẳng hạn như căng thẳng, bệnh tim mạch vành và gia tăng những hành vi chống đối xã hội.
Điều quan trọng để giúp nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ là từ khi trẻ chào đời hãy cho trẻ nền tảng sức khỏe tốt cho đến sau này khi trẻ trưởng thành. Trẻ em ở tất cả nền văn hóa cần phải có một vị trí trong gia đình và cần phải biết trẻ được yêu thương bởi vì mình là người đặc biệt.
Những khác biệt về văn hóa
Điều quan trọng là nhận ra rằng một số người trong một số nền văn hóa tin rằng cảm giác tích cực về nhóm hoặc cộng đồng bạn thuộc về là quan trọng, trong khi cảm giác tích cực về bản thân như là một cá nhân thì không được đánh giá cao. Ở một số nền văn hóa, thông thường cha mẹ không tán dương sự sợ hãi của trẻ, làm như vậy sẽ tạo ra sự tự mãn mà sẽ ngăn cản trẻ không cố gắng hơn nữa.
Ở một số nền văn hóa, người ta cũng hạn chếkhen ngợi để ngăn chặn trẻ trở thành “người khoe khoang”. Tuy nhiên, có được sự tự tin cá nhân và lòng tự trọng không có nghĩa từ bỏ những giá trị văn hóa này, nhưng có thể bổ sung vào những giá trị văn hóa này. Khi trẻ cảm thấy tích cực, thì trẻ thường xuyên cố gắng nhiều hơn những đứa trẻ không cảm thấy như vậy.
Lòng tự trọng được nuôi dưỡng như thế nào
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh chưa cảm nhận được sự riêng biệt vì vậy trẻ không thực sự có lòng tự trọng như những người lớn. Trong quá trình phát triển, chúng dần dần học được rằng trẻ được yêu thương và đáng yêu bởi vì mọi người chăm sóc trẻ cẩn thận, chăm sóc trẻ khi trẻ khóc, nói chuyện và đọc sách cho trẻ, và mỉm cười với trẻ thường xuyên. Khi điều này diễn ra, trao cho trẻ thông điệp rằng - “Con có ý nghĩa trong thế giới này”
Trẻ mới biết đi
Khi trẻ sơ sinh đến tuổi biết đi, trẻ vẫn chưa có đủ những hiểu biết toàn diện về bản thân trẻ. Ví dụ, nếu một đứa trẻ một tuổi đang dẫm lên cuối đoạn dây thừng mà trẻ đang cố gắng kéo, trẻ có thể không di chuyển bàn chân của trẻ khỏi dây thừng. Điều này làbởi vì trẻ không nhận ra được rằng cả bàn chân và bàn tay đều thuộc về cơ thể của trẻ.Những đứa trẻ một tuổi vẫn chưahiểu rằng tất cả bộ phận trên cơ thể của trẻ và tinh thần,trí tuệ đều thuộc về trẻ. Mỗi lúc trẻ học hỏi một kỹ năng mới trẻ bổ sung thêm cảm nhận về năng lực của trẻ và khám pháthêm rằng mình là ai.
Khi trẻ nói “không” thì có nghĩa trẻ đang muốn nhấn mạnh rằng “tôi là một con người riêng biệt và điều này rất thú vị và quan trọng với tôi. Tôi có thể luyện tập điều này bằng cách nói “Không” ngay cả khi tôi rất muốn ăn kem mà bạn đưa cho tôi”.
Trẻ mới biết đi cần phải thử những điều mới cho bản thân trẻ. Trẻ có thể cần nhiều sự luyện tập ở trong những hoàn cảnh khác nhau để trẻ có thể học cách thành công. Điều này xây dựng lòng tự trọng cho trẻ.
Trẻ mới biết đi sẽ học hỏi về bản thân thông qua việc khám phá mình trông như thế nào, mình có thể làm gì và mình thuộc về đâu. Trẻ cảm thấy rất khó để chia sẻ bởi vì trẻ chỉ đang khám phá trẻ là ai và những gì thuộc quyền sở hữu của trẻ.
Trẻ mới biết đi sẽ nhìn nhận bản thân thông qua con mắt của cha mẹ. nếu cha mẹ trẻ nhìn trẻ theo cách đặc biệt và đáng yêu và bộc lộ, nói với trẻ điều đó thường xuyên, lòng tự trọng của trẻ sẽ phát triển. Nếu trẻ nhận được những thông điệp rằng trẻ không đáng yêu hoặc trẻ là một mối phiền toái, trẻ sẽ không dễ phát triển lòng tự trọng.
Trẻ mẫu giáo
Khi khoảng 3 tuổi, trẻ khám phá được rằng cơ thể và tinh thần thuộc sở hữu của mình. Trẻ có thể quản lý thời gian khi không ở bên cha mẹ hoặc người chăm sóc chính bởi vì trẻ có cảm giác an toàn bên trong. Lòng tự trọng của trẻ phát triển ở những phương diện về thể chất, bằng việc so sánh bản thân chúng với những người khác, ví dụ: ai là người cao nhất, ai là người béo nhất.
Trẻ tiểu học
Trẻ bắt đầu đi học phải ứng phó với một môi trường mới lạ lẫm với nhiều đứa trẻ lạ và những quy tắc mới phải học hỏi. Lòng tự trọng ở trẻ tiểu học là về việc trẻ quản lý việc học hỏi các nhiệm vụ ở trường học tốt như thế nào, làm thế nào để trẻ chơi thể thao, trẻ trông như thế nào và làm thế nào trẻ có thể kết bạn với những đứa trẻ khác. Những căng thẳng trong nhà như việc cha mẹ cãi cọ với nhau, những vấn đề ở trường học chẳng hạn như gặp rắc rối với bài vở ở trường, bị bắt nạt hoặc không có bạn bè, có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.
Trẻ vị thành niên
Lòng tự trọng của những người trẻ có thể chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi thể chất và hooc-môn, và quan trọng chủ yếu là trẻ trông như thế nào hoặc trẻ nghĩ trẻ trông như thế nào.
Những người trẻ có mục đích trong cuộc sống, cũng như những người được gia đình hỗ trợ thường có lòng tự trọng cao.
Việc thuộc về một nhóm bạn cũng rất quan trọng đối với lòng tự trọng của người trẻ tuổi. Đây là lý do trẻ dường như dành nhiều thời gian bên điện thoại và muốn làm bất cứ điều gì mà bạn bè họ đang làm.
Cha mẹ có thể làm gì
có những thời điểm hầu hết cha mẹ đều cảm thấy lo lắng về lòng tự trọng của trẻ. Sau đây là một số điều bạn có thể làm để giúp nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ khi bạn đang làm việc nhà. Nhìn thế giới từ con mắt của trẻ và cho thấy niềm vui trong những gì làm trẻ thú vị.
- Nói với trẻ rằng bạn yêu trẻ và hãy để trẻ nhìn thấy rằng bạn tự hào về bản thân trẻ. Hãy làm như vậy ở những thời điểm riêng lẻ không chỉ khi trẻ làm hài lòng bạn.
- Cho trẻ thấy rằng bạn yêu trẻ bằng cách dành thời gian ở bên trẻ, và làm một số việc mà trẻ thích làm. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể cùng trẻ chơi những trò chơi của trẻ. Ví dụ: tiệc trà hoặc chơi búp bê.
- Đi đến chỗ trẻ nhỏ, khi trẻ đang chơi ngoan trước khi trẻ tìm kiếm bạn. Làm như vậy cho thấy bạn quan tâm đến trẻ.
- Bộc lộ sự tôn trọng bằng việc trò chuyện ở cách mà bạn đánh giá cao những gì trẻ nói đến. Lắng nghe nghiêm túc những gì trẻ nói. Không cần thiết bạn phải đồng ý với quan điểm của trẻ.
- Khuyến khích việc kết bạn. Chào đón bạn bè của trẻ đến nhà và tìm hiểu về bạn bè của trẻ.
- Hỗ trợ trẻ làm bài tập về nhà-dành sự quan tâm mà không kiểm soát trẻ. Hỗ trợ những nhóm tình nguyện ở trường học hoặc cửa hàng bán bánh kẹo cho học sinh nếu bạn có thể.
- Nếu trẻ cần thêm sự giúp đỡ với bài tập ở trường, hãy cố gắng hỗ trợ trẻ, nhưng không để trẻ bỏ qua những gì trẻ không làm tốt. Trẻ cũng cần phải luyện tập và tận hưởng những gì trẻ làm tốt, để cảm thấy thành công.
- Trò chuyện với giáo viên. Có được mối quan hệ tốt giữa trường học và gia đình là rất quan trọng.
- Giúp trẻ khám phá bất cứ điều gì nào mà trẻ hứng thú
- Giúp trẻ cảm thấy rằng trẻ quan trọng trong gia đình. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, hãy hỏi và mong đợi một số sự giúp đỡ trong công việc nhà chẳng hạn cho thú cưng ăn, dọn bát đĩa lên bàn, lau chùi xe,…Những sự giúp đỡ này không chỉ là lau dọn mớ hỗn độn trẻ gây ra, mà thực hiện những vai trò của trẻ trong gia đình.
- Hãy để trẻ giúp bạn làm một số việc, ví dụ: thanh thiếu niên có thể sử dụng máy vi tính hoặc thao tác với các chương trình video tốt hơn bạn.
- Khi bạn chơi trò chơi với một đứa trẻ tiểu học, hãy chắc chắn rằng trẻ có những cơ hội để chiến thắng. Những lúc trẻ chiến thắng, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được cảm giác của người thua cuộc ở những lần trẻ thua cuộc.
- Để trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình quan trọng hơn. Giúp trẻ biết những người họ hàng và về gia đình bạn và lịch sử gia đình, để trẻ có thể có cảm giác thuộc về.
- Giữ những kỷ vật đặc biệt của những thành công trẻ đạt được và những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
- Chụp ảnh để giúp trẻ có cảm giác mìnhđang phát triển và được bố mẹyêu thương. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thích thú với những bức ảnh đã trải qua và những kỉ niệm sống lại.
- Giữ những nề nếp gia đình nhỏ nhặt, ví dụ: đọc truyện trước giờ đi ngủ, cách bạn chào tạm biệt và những cách khác bạn làm những việc đặc biệt cho gia đình bạn.
- Tán dương những thành tích và thành công của trẻ.
- Bộc lộ cho trẻ thấy rằng bạn có niềm tin vào trẻ. Không giải quyết tất cả các vấn đề của trẻ. Giúp trẻ học hỏi những kỹ năng giải quyết vấn đề và học hỏi để cảm thấy rằng trẻ có thể tự bản thân kiểm soát nhiều thứ.
- Dạy trẻ sự an toàn cá nhân. Trẻ cần phải có thể nói “không” để bảo vệ bản thân trong tình huống xấu.
- Dạy trẻ tin tưởng vào những cảm xúc của trẻ, và nhận ra rằng trẻ không phải giữ bí mật với những đe dọa và làm tổn thương trẻ.
Nếu trẻ có nhiều sự thay đổi, chẳng hạn như đến từ đất nước khác, cha mẹ ly thân hoặc chuyển nhà nhiều lần, cố gắng và giữ liên lạc với cội nguồn của trẻ nhiều nhất bạn có thể. Lưu giữ sổ nhật ký với những bức hình về những nơi mà trẻ đã ở.
Hãy để trẻ biết về lịch sử gia đình. Cố gắng để trẻ giữ liên lạc với cả gia đình nội ngoại nếu có thể. Trẻ trưởng thành có thể có hai nguồn gốc. Đặc biệt thanh thiếu niên thường cảm thấy thú vị khi khám phá ra tuổi thơ của mình như là một phần để trẻ tìm ra chính bản thân trẻ.
Những thông điệp phá hủy lòng tự trọng của trẻ
- Phớt lờ trẻ và tỏ ra không thấyg thú vị khi ở bên trẻ.
- Những thông điệp cho thấy rằng bạn không thích trẻ, ví dụ: “Mẹ yêu con nhưng mẹ không thích con’.
- Nói những thông điệp tồi tệ về trẻ, ví dụ: “Con thật lười biếng, không gọn gàng, nghịch ngợm, phiền toái, nhút nhát..”
- So sánh trẻ với những người khác, đặc biệt là với anh trai hoặc chị gái, cho thấy trẻ không tốt như những người khác.
- Đưa ra thông điệp rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu không có trẻ, ví dụ: “Tôi ước mình đã không sinh con”…
- Đe dọa rời bỏ trẻ hoặc để trẻ đi nếu trẻ không làm theo những gì bạn muốn.
- Cau có hoặc thở dài khi trẻ muốn nói chuyện với bạn hoặc hỏi bạn về vấn đề mà cần quá nhiều sự nỗ lực cho bạn để dành cho trẻ thời gian của bạn.
Cha mẹ có thể làm gì cho những trẻ vị thành niên
Những người trẻ phải trải qua những sự thay đổi lớn trong cuộc sống khi họ chuẩn bị cho tuổi trưởng thành và lòng tự trọng của họ có thể thường bị lung lay.
- Cha mẹ có thể giúp bằng cách cho thấy rằng bạn tin tưởng vào họ và bằng cách khuyến khích họ. Người trẻ có thể từ chối điều đó khi bạn nói với họ rằng họ trông ổn, nhưng họ hiểu thông điệp của bạn. Đừng để phản ứng đôi khi bất cần của họ ngăn cản bạn! Ví dụ “ Con trông rất tuyệt với kiểu tóc này, Jack ạ”. “Mẹ chỉ nói như vậy vì mẹ là mẹ của con. Mẹ thiên vị”. “Mẹ là mẹ của con và mẹ rất tự hào vì con là con trai của mẹ”.
- Mong chờ một số sự giúp đỡ ở nhà- thậm chí có một số cha mẹ giải thích rằng đó là một phần của việc thuộc về gia đình. Điều này nói cho họ hiểu rằng họ được đánh giá cao và cần thiết như là một phần của gia đình.
- Cố gắng và hứng thú với những sở thích của trẻ. Ví dụ, cố gắng tìm kiếm một thứ gì đó bạn thích ở âm nhạc mà con bạn đang nghe. Hãy hỏi con bạn về những từ ngữ của bài hát và ý nghĩa của bài hát, nhưng không chỉ trích.
- Lắng nghe những ý kiến của con bạn. Giúp con bạn khám phá những quan điểm của bản thân. Hãy để họ biết rằng họ không phải có cùng ý kiến như bạn.
- Đôi khi hỏi sự giúp đỡ hoặc lời khuyên từ trẻ. Cho thấy rằng bạn không thể trả lời tất cả các câu trả lời.
- Khi một điều gì đó thực sự quan trọng đối với trẻ, hãy cố gắng hết sức để giúp trẻđạt được điều đó, ngay cả khi bạn không nghĩ việc đó quan trọng.
- Thích thú với bài học ở lớp, sở thích và thể thao của trẻ, và để con bạn biết rằng bạn tự hào về những thành tích của con.
- Để trẻ cảm thấy luôn là một phần của gia đình.. Mong đợi chúng tham gia vào những dịp đặc biệt của gia đình, ngay cả khi bạn biết chúng sẽ chẳng thể ở đó lâu được.
- Khi trẻ mắc sai lầm do “cố gắng bay trên đôi cánh của mình”, hãy xem đó là những sai lầm để học hỏi. Hãy để trẻbiết rằng đó là cách mà hầu hết chúng tahọc hỏi để làm mọi việc tốt hơn.
- Chào đón những người bạn của họ ở nhà bạn để bạn có thể có cơ hội để tìm hiểu về họ.
Hãy kiên nhẫn. Khi những người trẻ trải qua những thời điểm khó khăn, điều này thường là vì họ không cảm thấy tốt về bản thân. Đây là thời điểm họ cần biết rằng bạn ở bên cạnh họ.
Những lời khuyên đặc biệt cho cha mẹ
- Điều quan trọng là chăm sóc lòng tự trọng của bạn. Đó là một phần của việc nuôi dạy trẻ tốt để trẻ nhìn thấy rằng bạn cảm thấy tốt về bản thân bạn.
- Dành thời gian cho bản thân thường xuyên. Làm một số việc gì đó mà bạn thực sự thích thú hoặc cảm thấy hãnh diện. Ví dụ, ngâm mình trong bồn tắm đầy bọt, tham gia vào một nhóm hoặc câu lạc bộ, đọc một cuốn sách, đi dạo hoặc chạy bộ, đi xem phim, học một thứ gì đó mới mẻ.
- Dành thời gian với bạn bè, những người hỗ trợ bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
- Nếu bạn có bạn đời bên cạnh, hãy chắc chắn rằng hai người dành thời gian cho nhau.
- Nếu trẻ đang lớn, hãy bắt đầu nghĩ về những sở thích mới mẻ bạn có thể muốn thử hoặc những sở thích cũ bạn thích mà bạn không có thời gian để làm.
Nhớ rằng:
- Lòng tự trọng rất quan trọng đối với tất cả mọi người
- Trẻ em không được sinh ra với lòng tự trọng có sẵn
- Trẻ nhỏ tìm hiểu lòng tự trọng thông qua những gì trẻ có thể làm và thông qua những gì cha mẹ nghĩ về trẻ.
- Những thông điệp bằng cử chỉ chẳng hạn như dành thời gian, ôm ấp và mỉm cười rất quan trọng để xây dựng lòng tự trọng cho trẻ.
- Cười với trẻ– nhưng không cười nhạo trẻ.
- Trao cho trẻ những thông điệp chân thành để xây dựng lòng tự trọng cho trẻ, ngay cả khi trẻ nói bạn không tin tưởng trẻ. Những thông điệp này rất quan trọng.
- Lòng tự trọng hình thành dựa trên sự học hỏi và có thể thay đổi
- Chăm sóc lòng tự trọng của bạn