!important; Trong thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy nổ xuất phát từ nguyên nhân do trẻ em tự ý sử dụng điện, nghịch lửa hay các vụ tại nạn, thương tích nghiêm trọng do trẻ nghịch vật thể sắc nhọn, ngã từ tầng cao trên các chung cư cao tầng, mắc kẹt vào không gian hẹp…
Điển hì !important;nh như sự cố xảy ra vào khoảng 9h30’ ngày 10/9/2021 làm điện giật chết cháu H.H.D. (10 tuổi), nhà ở ngõ 475 Nguyễn Trãi, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội trong quá trình học trực tuyến; nguyên nhân được xác định do cháu bé dùng que ngoáy tai bằng sắt chọc một đầu vào dây nguồn của laptop rồi cầm chọc vào ổ điện làm điện giật gây tử vong.
Để đảm bảo an toà !important;n PCCC, phòng ngừa sự cố tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội. Nhà trường đề nghị các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức cảnh giác, loại bỏ các nguy cơ để xảy ra cháy, sự cố tai nạn trong gia đình, lưu ý một số nội dung khuyến cáo sau:
-
Đối với trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học thường xuyê !important;n phải học trực tuyến cần hướng dẫn trẻ nhận biết các thiết bị điện xung quanh, cách sử dụng và các nguy cơ có thể bị điện giật, phát sinh cháy nổ.
-
Cần đảm bảo thiết bị tiê !important;u thụ điện công suất cao trong gia đình được nối đất an toàn như máy bơm, máy giặt, bình nóng lạnh; thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động, kịp thời khắc phục khi thiết bị điện bị rò điện trong quá trình sử dụng như tủ lạnh, quạt hơi nước…
-
Bảng điện, cầu dao, ổ cắm điện nê !important;n bố trí vị trí an toàn (> 1,4m với mặt sàn); không để trẻ nhỏ tự ý sử dụng thiết bị tiêu thu điện, đặc biệt là các thiết bị tiêu thụ điện phát ra nguồn nhiệt; dùng băng keo, nút nhựa bịt các ổ điện trong nhà, đối với các ổ cắm rời cần để lên trên tầm với, xa nơi vui chơi của trẻ nhỏ; nên sử dụng ổ cắm điện thiết kế chống giật phòng ngừa sự cố.
-
Khô !important;ng để trẻ nhỏ tự ý sử dụng, câu móc các thiết bị điện, sử dụng diêm, bật lửa, bếp gas, bếp hồng ngoại và các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác.
-
Để, đặt cá !important;c loại đồ chơi của trẻ tại các khu vực thấp, trên mặt sàn, hạn chế cất giấu những đồ chơi thường dùng của trẻ ở các vị trí cao như nóc tủ, kệ để đồ… vượt tầm cao của trẻ nhỏ gây sự tò mò, hiếu kỳ và leo trèo làm đổ các vật dụng gây tai nạn, thương tích.
-
Cần có !important; biện pháp giới hạn không gian vui chơi của trẻ nhỏ, thường xuyên nhắc nhở, giáo dục trẻ tránh xa khu vực thang bộ, ban công, giường tầng khi vui chơi để đề phòng ngã từ trên cao; Khu vực ban công, khe hở giữa vế thang, trấn song cửa cần được căng lưới thép bảo vệ, làm hẹp các khe hở, không bố trí đồ đạc, ghế để phòng trẻ nhỏ có thể leo trèo; Không để trẻ nhỏ sử dụng các vật sắc, nhọn làm đồ chơi và không chui, nấp vào không gian hẹp như khe tường, khe tủ, trấn song cửa, ban công…
-
Trong thời gian trẻ nhỏ ở nhà !important; phải có người lớn thường xuyên giám sát các hoạt động của trẻ để kịp thời phát hiện các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến cháy nổ, tai nạn thương tích; khi xảy ra cháy nổ, sự cố tai nạn cần cứu nạn cứu hộ báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH qua số máy 114 hoặc Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an khu vực nơi gia đình đang sinh sống.