Có !important; những món ăn nếu ăn đúng cách sẽ có lợi, ngược lại sẽ gây hại. Do đó ăn đúng liều lượng, đúng thời điểm cũng vậy. Hải sản cũng vậy, khoa học đã chứng minh, hải sản như tôm cua cá rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì giàu dinh dưỡng, khoáng chất, vi chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, thời điểm nào có thể cho trẻ sơ sinh bắt đầu ăn hải sản và ăn bao nhiêu là đủ, ăn bao nhiêu là thừa là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em giải pháp vấn đề này các mẹ nhé!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, trừ các loại hải sản có vỏ (tôm, cua, sò…) bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 6 tháng tuổi khi bé đã bắt đầu ăn dặm.
Tuy nhiên, do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ từ ít một để bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn.
Những loại hải sản nào tốt cho bé?
Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nếu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.
Cá đồng tuy không chứa nhiều các acid béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả (cá lóc), cá trắm, cá trê… Cá biển: nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ. Các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các acid béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).
Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.
Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.
Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa acid béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.
Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.
Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?
Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.
Cách chế biến hải sản cho bé. Cho bé ăn hải sản đúng cách là như thế nào?
Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé. Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.
Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to: bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.
Với các loại hải sản có vỏ luộc chín lấy nước nấu cháo, bột, thịt xay hoặc băm nhỏ cho vào cháo, bột.
Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên: ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…
Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi, hoặc nấu chưa chín kỹ.
Lượng hải sản bé ăn bao nhiêu là đủ?
Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.
Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ). Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn.
Lợi ích khi cho trẻ ăn hải sản, tôm cá
Hải sản là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, khi cho con ăn hải sản, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
1. Cá cũng là một trong số những loại hải sản chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của bé. Nhiều cha mẹ thường cho rằng, hải sản thì phải tôm, cua, mực mới tốt. Tuy nhiên, thực tế thì cá có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hẳn so với những loại thực phẩm kia. Bởi vậy, các bậc cha mẹ nên nhớ bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày cho con mình.
2. Hệ miễn dịch của trẻ không tốt bằng người lớn, bởi vậy, trẻ rất dễ bị mẫn cảm hoặc bị dị ứng với hải sản nếu không hợp. Nhiều trường hợp dị ứng do hải sản gây ra có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Bởi vậy, khi cho con mình ăn hải sản, cha mẹ nên nhớ chỉ cho bé dùng thử một ít và chờ phản ứng. Nếu thấy cơ thể trẻ không có bất cứ phản ứng nào bất thường thì mới tăng dần lượng hải sản trong thực đơn của trẻ.
3. Không nên cho trẻ ăn nhiều những món hải sản chiên mà nên cho bé ăn nhiều món hải sản hấp hơn. So với chiên, các món hấp sẽ giữ lượng chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngược lại, khi chiên, dầu mỡ sẽ bão hòa lượng chất béo không no khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm và sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe.
4. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn tôm, cá… không tươi vì như vậy rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc thức ăn.
5. Hàng ngày, người lớn chỉ nên mua một lượng hải sản vừa đủ để trẻ ăn chứ không nên mua nhiều và tích trữ trong tủ lạnh.
6. Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3 tới 4 bữa hải sản. Không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể trẻ.
7. Khi làm cá biển, nhớ phải làm sạch phần đầu và phần bụng vì đó là nơi tích trữ nhiều vi khuẩn có hại nhất. Nếu không làm sạch, khi trẻ ăn vào dễ bị ngộ độc.
8. Trong hải sản có chứa nhiều canxi, protein và natri, vì vậy, người lớn nên cho trẻ ăn vào buổi trưa, còn buổi tối nhớ bổ sung thêm nhiều nước để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Những lợi ích khi cho trẻ ăn tôm cá:
– Tôm và cá có chứa lượng protein cao hơn so với thịt gia cầm, tôm và cá cũng giàu các axit amin thiết yếu (bao gồm cả taurine) giúp trẻ dễ hấp thu.
– Tôm cá có chứa nhiều vitamin, trong đó, vitamin A và D là những chất quan trọng cho xương của trẻ, tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng ruột.
– Trong tôm và cá có chứa nhiều chất mucopolysaccharide, đây là chất có chức năng chống ung thư.
– Ngoài ra, tôm cá có chứa nhiều canxi, phốt pho, iốt, kẽm và nhiều loại khoáng chất để đảm bảo cho trẻ sự phát triển toàn diện.
Cho trẻ ăn nhiều hải sản giú !important;p ngăn ngừa chứng thiếu máu, thiếu sắt
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 50% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu má !important;u, thiếu sắt.
Trẻ bị thiếu máu sẽ bị chậm phát triển tâm thần vận động, giảm khả năng miễn dịch và khi đến tuổi đi học trẻ sẽ bị giảm khả năng phát triển về ngôn ngữ, vận động, các hoạt động phối hợp và giảm chỉ số IQ từ 5 – 10 điểm.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt là do chế độ dinh dưỡng cung cấp thiếu chất sắt.
Sự hấp thu sắt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một yếu tố quan trọng là dạng của sắt trong thức ăn. Heme là thành phần chính của huyết sắc tố để cấu tạo nên hồng cầu. Sắt ở dạng heme có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật và dễ được hấp thu hơn là sắt không ở dạng heme có nguồn gốc thực vật.
Thức ăn giàu sắt ở dạng heme bao gồm các loại hải sản như nghêu, sò huyết, tôm, cá… các loại phủ tạng động vật như gan heo, gan gà, gan bò. Nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm nói trên và các loại thịt bò, thịt gà, trứng để trẻ được bổ sung sắt đầy đủ.
Một số loại thức ăn giàu sắt không ở dạng heme như bột ngũ cốc, đậu tươi nấu chín, hạt bí đỏ, mật đường, các loại rau xanh như rau muống, măng tây… Sự hấp thu của sắt không ở dạng heme có thể được làm tăng lên khi được ăn kèm những thức ăn chứa sắt ở dạng heme trong cùng một bữa ăn. Ngoài ra, những chất làm tăng hấp thu sắt cũng có thể giúp tăng hấp thu sắt không ở dạng heme. Cần chú ý tránh ăn chung với những thức ăn có tính ức chế sự hấp thu sắt.
Nên ăn nhiều chất làm tăng hấp thu sắt như thịt cá, gia cầm, các loại trái cây: vitamin C, cam, dưa đỏ, dâu, nho, các loại rau: bông cải xanh, cà chua, khoai tây, tiêu xanh và tiêu đỏ… Chất làm giảm hấp thu sắt là rượu vang đỏ, cà phê, trà, các loại củ dền, củ cải, sản phẩm từ đậu nành.
Việc chọn một chế độ dinh dưỡng gồm những thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bé phòng tránh được bệnh thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nếu trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ với những thức ăn giàu chất sắt mà vẫn thấy trẻ xanh xao, cần đưa trẻ đi khám bệnh để tầm soát các nguyên nhân như nhiễm giun móc, viêm loét dạ dày, rong kinh ở tuổi dậy thì hoặc thiếu máu bẩm sinh di truyền.
Các bà mẹ trong gia đình cần quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của bữa ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn đa dạng, thay đổi món, bổ sung rau, củ quả đúng cách. Tránh làm cho trẻ chỉ ăn một vài món ưa thích khiến mất cân bằng vi chất trong khẩu phần ăn, gây ra các bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
|