Định nghĩa phương pháp giáo dục Montessori là gì?
Phương pháp giáo dục Montessori được đặt tên theo tên của nhà giáo dục học Maria Montessori. Đây là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở. Chú trọng khả năng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học.
(Tiến sĩ Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) là chuyên gia người Ý trong nhiều lĩnh vực như: Triết học, nhân văn học, giáo dục học và đồng thời bà được biết đến như là nữ bác sĩ đầu tiên của Ý. Bà đã xây dựng và phát triển phương pháp giáo dục Montessori và là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục lứa tuổi mầm non)
Phương châm đào tạo của phương pháp giáo dục Montessori là gì ?
- Lấy trẻ làm trọng tâm
- Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình.
- Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh.
Lợi thế của phương pháp giáo dục Montessori
- Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đè bằng cách sử dụng các học cụ học tập phù hợp nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.
- Trẻ học cách hợp tác và thỏa hiệp.
- Trẻ phát triển tất cả các mảng: Thính giác, thị giác, vận động từ các dụng cụ học tập thiết kế riêng biệt theo phương pháp giáo dục Montessori. Kết quả là trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế.
- Trẻ hiểu biết tất cả các khía cạnh của môi trường học tập và văn hóa của mình ở mức độ riêng của mỗi trẻ.
- Trẻ sẽ có mục tiêu để hướng tới và phát triển các kỹ năng để tự đánh giá sự tiến bộ và khả năng của mình.
- Có cơ sở để đánh giá khả năng đặ biệt của mỗi trẻ (có sự quan sát, ghi nhận sự phát triển từng bước và tài năng của mỗi trẻ)
Kết quả của phương pháp giáo dục Montessori
Trong môi trường hiện đại của phương pháp giáo dục Montessori, sự phát triển của trẻ nhỏ được tối đa hóa thông qua quá trình chuẩn bị một cách khoa học. Giáo viên hướng dẫn cẩn thận cho trẻ các hoạt động đã được chuẩn bị để trẻ tự xây dựng kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Trẻ sẽ được phát triển cá tính bản thân trong môi trường này thông qua cá hoạt động có tính thu hút trẻ, thông qua cá giác quan cảm nhận và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.
Nội dung chương trình học của phương pháp giáo dục Montessori
- Thực hành cuộc sống:
Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công việc ‘’thực tế’’ bằng giáo cụ mầm non chuyên dụng. Trước tiên, trẻ được học cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động khác phức tạp hơn như: Rửa tay, lau đĩa, đánh giày, lau gương,…Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng cườn được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay. Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc của chúng đang làm. Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc một cách vượt trội đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.
- Giác quan:
Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có màu giống nhau vào cùng với nhau
Với phương pháp giáo dục montessori trẻ sẽ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo các chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo mỗi chữ cái và phát âm của chữ cái đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa. Thậm chí, các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời trẻ cũng được sung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên giấy. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ, bức tranh đó sẽ được gửi về gia đình của trẻ…
- Toán học:
Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống như các chữ cái trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới thiệu về phép tính công (+) và trừ (-). Chúng sẽ được dạy về nhân (x) và chia (:). Điều này phụ thuộc vào sự hứng thú và khả năng của trẻ. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời. Do đó, trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.
- Địa lý, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc:
Đầu tiên, trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu nâu và phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng cụ thể đối với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt. Trẻ sẽ được học tên và địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ có cảm giác cơ thể giúp cho sự hình dung thế giới của chúng và nơi chúng đang sống.
- Lịch sử:
Môn học này được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với cá dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm các môc thời gian cho chính mình với cá bức ảnh và lịch tháng.
- Nghệ thuật:
Trẻ của chúng tôi có được những kỹ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, màu nước, sơn keo, đất nặn, xé dán và các loại vật liệu khác. Cá giáo viên của chúng tôi rất giàu kinh nghiệm trong việc ‘’khơi dậy’’ hứng thú thực hiện hoạt động của trẻ khiến cho trẻ không phụ thuộc vào những lời khen.
- Âm nhạc:
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo phương pháp giáo dục Montessori theo các hình thưc khác nhau như : Giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát hoặc đóng kịch.