!important; Hôm nay là Ngày Tết Hàn thực (mùng 3/3 Âm lịch), ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam mình đấy các bé có biết không nào? Năm nào cũng vậy cô và trò Trường mầm non Bồ Đề cũng háo hức tham gia các hoạt động nặn bánh trôi, bánh chay....
  !important; Năm nay ngày Tết Hàn thực các cô giáo không được ở bên các con vì đang nghỉ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở nhà. Đến hẹn lại lên hàng năm cô và các con cùng nhau nhào bột, lăn dài, ấn dẹt, nặn xoay tròn, luộc bánh...các con trổ tài khéo tay của đôi bàn tay nhỏ nhắn, xinh xắn nặn bánh trôi, bánh chay. Các Bố mẹ hãy giành 1 chút thời gian giúp các cô cho các con được thực hành cuộc sống, trải nghiệm nặn bánh trôi, bánh chay tại nhà bé nhé! Và Bố mẹ chia sẻ những khoảng khắc đáng yêu của các con bên gia đình trong ngày Tết Hàn thực cùng với các cô.
Sau đây các cô xin chia sẻ tới Bố mẹ và các bé công thức, nguyên liệu để làm ra những viên bánh trôi, bánh chay ngon và hấp dẫn nhé!
* Cô !important;ng thức:
Bá !important;nh trôi nước có ba phần chính:
- Bột vỏ bá !important;nh
- Nhân bánh (cần ngâm đậu xanh trước 2 – 3 tiếng)
- Nước đường
* Vỏ bá !important;nh:
- 100 gram Bột nếp thá !important;i
- 70 gr đậu hũ non
- 50 ml nước
- Bột trá !important;i cây các vị: 3-5gr/vị
Cho đậu hũ và !important;o bột nếp, dùng muỗng trộn đều, cho tiếp nước vào trộn đến khi hỗn hợp hòa quyện.
Bọc hỗn hợp bột lại để bột nghỉ 5 phú !important;t sau đó lấy ra dùng tay nhào vài lần cho bột mịn là được.
Chia bột ra từng phần nhỏ để pha mà !important;u. Cho bột trái cây trực tiếp vào phần bột đã chia, nhồi đến khi bột mịn. Đậy kín, để nghỉ 5-10 phút.
*  !important;Nhân bánh:
- 100 gram đậu xanh đã !important;i vỏ đã ngâm nước qua một đêm (hoặc 2-3 tiếng)
- Nồi cơm điện
- Đường cát trắng + ít muối
  !important; Cho đậu xanh đã ngâm nước vào nồi, đô nước xăm xắp mặt nấu lửa nhỏ đến khi đậu nở, nước cạn. Cho tiếp đường vào đảo đều đến khi hòa quyện, đậu dẻo, vừa khô. Cách thử là khi đụng vào nhân thấy không dính tay là được. Nếu quá ướt thì đổ ra chảo đảo vài phút ở mức lửa thấp nhất rồi thử tiếp, không dính tay là được. Vo viên nhỏ 5-10 gram tùy khẩu vị
* Nước đường:
- 100 gram đường thốt nốt
- 500 ml nước lọc
- 1 củ gừng nhỏ
- Lá !important; dứa 3 – 4 lá
  !important; Gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi dùng dao đập vài cái. Lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó nhỏ.
  !important; Cho nước, đường, lá dứa, gừng vào nồi đun. Mở lửa liu riu, lâu lâu khuấy đều cho đường tan hết. Đun cho đến khi đạt độ sệt như ý là được, mình thường đun cho đến khi sệt như nước đường ăn tàu hũ ( tàu phớ ).
  !important; Ngoài ra, em xin tổng kết một số câu hỏi của các bạn về bánh trôi và trả lời ở đây luôn ạ:
- Vì !important; sao phải thêm đậu hũ non --> Vì đậu hũ non giúp kết cấu vỏ bánh đứng hơn, nên khi tạo hình sẽ giữ nét hơn, luộc xong cũng không bị mất nét.
- Mua đậu hũ non nà !important;o --> Bibigo, Vị Nguyên, Vinatofu đều được nha
- Dù !important;ng nước lạnh hay nước nóng để trộn bột --> Dùng nước ở nhiệt độ thường, không quá lạnh, không quá nóng
- Nếu khô !important;ng có đậu hũ non có tạo hình được không --> Nếu không có đậu hũ non bạn có thể dùng nước nóng để nhồi bột. Mục đích làm cho bột chín hơn xíu giúp kết cầu bột đứng hơn.
- Khô !important;ng có bột nếp Thái dùng bột nếp thường được không --> Được nhưng bạn cần điều chỉnh lượng nước do tính chất hút nước của mỗi loại bột khác nhau. Bạn cho nước vào từ từ để trộn và miết bột, khi thấy bột vừa mịn, có thể tạo hình là được.
- Vì !important; sao phải miết bột --> Để giúp cho hỗn hợp hòa quyện, bột mịn hơn tạo hình sẽ đẹp hơn
- Khô !important;ng có bột trái cây thì dùng siro hay các màu tự nhiên như củ dền, đậu biếc, dành dành được không? --> Các bạn có thể dùng các nguyên liệu trên để tạo màu nhé. Nhưng lưu ý là bạn nên điều chỉnh lượng nước cho thích hợp để hỗn hợp tạo hình không quá khô cũng không quá ướt.
Chúc Bố mẹ và các bé trong ngày Tết Hàn thực nhiều niềm vui nhé!
  !important; Cùng nhìn lại những khoảng khắc của cô và trò Trường mầm non Bồ Đề ngày Tết Hàn thực năm ngoái nào!