1:Âm nhạc
Âm nhạc giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Âm nhạc cũng giúp xây dựng tình cảm. Thậm chí những lời bập bẹ khi mới biết nói và âm thanh tạo ra khi chơi đùa cũng giúp phát triển các định hướng thần kinh nghe và nói ở trẻ. Trẻ sơ sinh được nghe âm thanh trực tiếp và tương tác với mình có thể biết nói sớm hơn và phát triển vốn từ phong phú hơn khi 1 tuổi.
Âm nhạc cũng có ích cho khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với các bạn đồng trang lứa.
Cuối cùng, âm nhạc mang lại niềm vui và hứng khởi. Những tình cảm tích cực này là yếu tố quan trọng nhất của con người: giúp thu hút người khác, cải thiện tâm trạng, và giảm bớt nỗi buồn.
2:Đồ ăn ít đường
Hấp thu thực phẩm chứa nhiều đường hóa học trong thời gian dài làm thay đổi khả năng học tập và ghi nhớ thông tin của não bộ.
Ăn thức ăn chứa nhiều đường hóa học làm giảm tốc độ suy nghĩ của não bộ, cản trở việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.
Ăn uống chứa nhiều đường gây ra nhiều thay đổi ở vi khuẩn ruột khiến tính “linh hoạt trong nhận thức” bị suy giảm đáng kể.
3:Vận động
Cân nặng và mức độ hoạt động thể chất là hai nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của trẻ. Nói cách khác, trẻ nhỏ có thói quen vận động đạt được điểm số cao hơn (ở khả năng lên kế hoạch và năng lực tập trung) so với những đứa trẻ thiếu hoạt động hay thừa cân béo phì.
Vận động giúp trẻ có một tinh thần sảng khoái,trí não tỉnh táo và học tập tốt hơn.
4:Trò chơi điện tử thông minh
Trò chơi điện tử hành động rèn luyện người chơi có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng. Người chơi thường “cảnh giác” cao độ với những điều diễn ra xung quanh họ. Điều này không những họ chơi tốt hơn, mà còn cải thiện các kỹ năng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày như làm nhiều việc cùng một lúc, lái xe, đọc chữ in nhỏ, theo sát bạn bè giữa đám đông và định hướng đường đi. Hơn nữa, não bộ của họ thu thập thông tin hiệu quả, giúp họ “căn chuẩn” từng giây đến thời điểm họ cần đưa ra quyết định.
Nếu được tiếp xúc với các loại trò chơi điện tử yêu cầu người chơi phải tư duy để giải quyết vấn đề, trẻ nhỏ có thể rèn luyện được tốc độ phân tích tình huống nhanh hơn 13% so với những đứa trẻ khác.
5:Trò chuyện với trẻ
Bố mẹ nói chuyện càng nhiều với trẻ, vốn từ của trẻ càng phát triển nhanh hơn và điểm số bài kiểm tra IQ của trẻ càng cao hơn từ sau ba tuổi”.
Một đứa trẻ có bố mẹ “hay nói” nghe được 45 triệu từ trong bốn năm đầu đời, trong khi trẻ có bố mẹ “ít nói” chỉ nghe được 13 triệu từ, vì vậy sau bốn năm sự khác biệt sẽ lên tới 30 triệu từ.
Bố mẹ của trẻ từ 0-4 tuổi nói càng nhiều và số cuộc hội thoại phát sinh càng lớn thì khả năng ngôn ngữ của những đứa trẻ đó càng phát triển. Những đứa trẻ thông minh nhất – chiếm khoảng 10% - nghe được nhiều hơn 191 từ mỗi ngày và tham gia vào nhiều hơn 18 cuộc trò chuyện mỗi giờ so với những trẻ kém thông minh hơn.