Ngà !important;y 10/11, Bộ Y tế có Quyết định số 5225/QĐ-BYT về việc phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch đối với vắc xin phòng Covid-19 Covaxin.
Đâ !important;y là vắc xin được sản xuất ở Ấn Độ và là vắc xin thứ 9 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại nước ta. Theo đó, vắc xin Covaxin được sản xuất bởi Công ty Bharat Biotech International Limited (Ấn Độ). Vắc xin Covaxin mỗi liều có 0,5 ml chứa 6 mcg kháng nguyên toàn SARS-CoV-2 bất hoạt (chủng NIV-2020-770), bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vắc xin được đóng gói hộp 16 lọ.
Trước đó !important;, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã ban hành sử dụng khẩn cấp (EUL) đối với vắc xin Covaxin.
Bộ Y tế yê !important;u cầu Cục Quản lý dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vắc xin Covaxin theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu. Cơ quan này cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vắc xin nhập khẩu.
Cục Khoa học Cô !important;ng nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc xin Covaxin trên cơ sở ý kiến của Hội đồng Tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.
Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và !important; sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định và cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin Covaxin trước khi đưa ra sử dụng.
Cô !important;ng ty cổ phần Y tế Đức Minh - đơn vị nhập khẩu vắc xin chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác và tính pháp lý của hồ sơ đã nộp.
Như vậy, hiện Bộ Y tế đã !important; phê duyệt 9 vắc xin phòng Covid-19: AstraZeneca, Pfizer, Sputnik V, Moderna, Janssen, Sinopharm, Hayat-Vax, Abdala và Covaxin.