Chiến lược quốc gia kết thú !important;c dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã đặt mục tiêu đến năm 2023 Việt Nam cần đạt các mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện). Vì vậy, sự quan tâm và đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành để hoàn thành mục tiêu là hết sức quan trọng.
Bà !important; Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, với sự nỗ lực của toàn xã hội trong suốt hơn 30 năm qua, đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã được kiểm soát. Điều này thể hiện bằng số người nhiễm HIV được phát hiện, số người tử vong do AIDS giảm hàng năm trong hơn 10 năm gần đây. Việt Nam vẫn giữ được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, số người phát hiện nhiễm HIV hàng năm vẫn còn cao, mỗi năm vẫn còn phát hiện ra hơn 10.000 người nhiễm HIV. So với mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 (khi đó chỉ có dưới 1.000 trường hợp nhiễm HIV) thì còn khá xa và còn rất nhiều việc phải làm. HIV/AIDS hiện vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm và dịch HIV vẫn có thể bùng phát nếu chủ quan.
Để bảo đảm cá !important;c mục tiêu đã đề ra, bà Phan Thị Thu Hương nhấn mạnh, thời gian tới, đối với công tác truyền thông sẽ tiếp tục tập trung truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội. Đối với giám sát, xét nghiệm, tuyến Trung ương cần lập kế hoạch giám sát, tư vấn, xét nghiệm HIV phù hợp đáp ứng linh hoạt với diễn biến tình hình dịch Covid-19; đào tạo trực tuyến về giám sát, tư vấn xét nghiệm sàng lọc phát hiện HIV. Đồng thời triển khai ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện mới nhiễm HIV giúp cho việc phát hiện sớm và khống chế dịch. Đối với các địa phương cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế được duy trì ổn định, tập trung tại các tỉnh có tình hình dịch HIV/AIDS phức tạp, đông người HIV sinh sống và làm việc. Tiếp tục và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ kết nối khách hàng đến các cơ sở dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: xét nghiệm khẳng định HIV, điều trị ARV,…
Trong điều trị ARV và PrEP, hiện Bộ Y tế và !important; Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn khám chữa bệnh và thanh toán BHYT cho người bệnh HIV, người bệnh lao. Về phía Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã thành lập nhóm đáp ứng nhanh về cung cấp thuốc ARV điều trị người nhiễm với phương châm không để người nhiễm HIV nào bị dừng thuốc; huy động nguồn thuốc ARV viện trợ để cung cấp điều trị cho người nhiễm HIV không thể tham gia BHYT; hỗ trợ người nhiễm HIV mua thẻ BHYT khi họ bị gián đoạn thẻ BHYT.