Gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã !important; khiến nhân dân trên thế giới thay đổi rõ rệt, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tiếng còi xe cứu thương réo liên hồi ngay cả khi trong thời gian đỉnh dịch hay thậm chí cả lúc dịch giảm, thành phố quen dần với cuộc sống “bình thường mới” cũng đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Trước sự hiểm nguy của đại dịch, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đã mở ra để giảm thiểu tối đa gánh nặng bệnh tật.
Lã !important;nh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội kiểm tra công tác tiêm chủng tại một số quận/huyện trên địa bàn
Cô !important;ng tác thực hiện trước, trong và sau tiêm chủng
Ngà !important;y 21/7/2021, UBND thành phố ban hành Phương án số 170/PA-UBND về triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội với yêu cầu tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất. Thực hiện tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày, với tổng số hơn 1.200 dây chuyền tiêm và hơn 800 điểm tiêm chủng.
Ngà !important;y 8/9/2021, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND về xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố, trong đó có nội dung tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 15/9/2021 trên cơ sở số vắc xin được Bộ Y tế phân bổ và giao và yêu cầu hoàn thành vào ngày 15/9/2021.
Cũng trong ngà !important;y 8/9/2021, Sở Y tế Hà Nội ban hành phương án xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng, chống Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố.
Là !important; cơ quan thường trực của Sở Y tế về công tác phòng chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch thực hiện; tiến hành đánh giá năng lực kho chứa dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin; dự kiến nhân lực cần có cho các dây chuyền tiêm (số đã được tập huấn, số cần bổ sung, số cần huy động từ cơ sở công lập và cơ sở y tế ngoài công lập); dự kiến số đối tượng cần tiêm và phân bổ vắc xin; các trang thiết bị vật tư tiêu hao (bơm kim tiêm, bông, cồn, nước rửa tay, thuốc cấp cứu phản vệ adrenalin, oxy...); nhân lực cấp cứu xử trí phản ứng sau tiêm; lựa chọn tổ chức các điểm tiêm lưu động với sức chứa lớn, đảm bảo giãn cách…
Trung tâ !important;m Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tổ chức các lớp tập huấn trực tuyến về an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 với khoảng 6.000 nhân viên y tế tham dự. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra giám sát trong các đợt tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng phát hiện những tồn tại, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm trong thời gian triển khai chiến dịch không để xảy ra sự cố đáng tiếc trong tiêm chủng với tổng số 128 lượt giám sát tiêm chủng Covid-19 tại 89 điểm tiêm chủng thuộc 30/30 quận/huyện/thị xã.
Với mục tiê !important;u an toàn tiêm chủng là trên hết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã xin ý kiến Sở Y tế Hà Nội điều động tăng cường hơn 100 tổ cấp cứu lưu động từ tất cả các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố ngoài các tổ cấp cứu thường trực sẵn tại các điểm tiêm chủng. Kết quả Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất trong lịch sử với ngày tiêm cao điểm nhất là gần 600.000 mũi/ngày. Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cũng đã có phương án để triển khai chủ động theo các đợt căn cứ số lượng phân bổ vắc xin của Bộ Y tế, khi vắc xin được phân bổ với số lượng lớn sẽ tiếp tục mở đợt cao điểm chiến dịch tiêm vắc xin mũi 2.
Đảm bảo an toà !important;n tiêm chủng là ưu tiên hàng đầu của ngành y tế
Khó !important; khăn, thuận lợi khi thực hiện chiến dịch tiêm chủng lịch sử
Thá !important;ng 9/2021 là tháng cao điểm trong phòng chống Covid-19 tại Hà Nội, vừa tập trung lấy mẫu xét nghiệm, truy vết chống dịch vừa tích cực tiêm vắc xin bao phủ toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố, chính vì vậy, khối lượng công việc vô cùng lớn trong khi nhân lực đã huy động toàn bộ từ hệ thống y tế công lập cho đến y tế tư nhân. Thêm nữa, triển khai tiêm trong thời gian ngắn, đối tượng tiêm nhiều cần bao phủ trong thời gian sớm nhất, tiêm nhanh nên vấn đề an toàn tiêm chủng phải được hết sức lưu ý. Tiêm chủng chiến dịch lần này song song với tiêm chủng thường xuyên cùng điều tra, khoanh vùng, xử lý dịch Covid-19 khiến cán bộ y tế dự phòng tại tất cả các tuyến từ xã/phường, quận/huyện đến thành phố phải làm việc toàn thời gian bất kể ngày đêm vất vả, áp lực và mệt mỏi. Việc thiếu nhân lực cho các dây chuyền tiêm chủng lưu động đòi hỏi ngay lập tức phải điều chỉnh công việc, sắp xếp nhân lực tham gia đào tạo, tổ chức đào tạo để đảm bảo đội ngũ nhân lực có kiến thức về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, an toàn tiêm chủng.
Người dâ !important;n cũng có nhiều ý kiến trái chiều như người đòi tiêm sớm, người từ chối không tiêm hay phản ứng tai biến nặng sau tiêm cũng làm cho người dân lo lắng, hoãn tiêm, tìm cớ lùi lịch tiêm hoặc từ chối không tiêm.
Để khắc phục khó !important; khăn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cùng các địa phương trên địa bàn thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, huy động nhân lực, tổ chức thêm các điểm tiêm lưu động, tăng cường đội cấp cứu lưu động, tăng cường tiêm ngoài giờ, tận dụng tối đa năng lực tiêm chủng, sàng lọc đối tượng tiêm trước khi đến điểm tiêm, thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng theo đúng quy định của Bộ Y tế. Huy động chính quyền cùng vào cuộc trong việc động viên người dân tiêm chủng cũng như xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm. Quản lý chặt chẽ vắc xin để sử dụng hiệu quả nhất.
Theo dõ !important;i phản ứng sau tiêm và bố trí xe cấp cứu ứng trực tại mỗi điểm tiêm
Chiến dịch có !important; sự hỗ trợ của hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế 11 tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng đã giúp Hà Nội hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Trong thời gian từ ngày 8/9 đến 15/9, toàn thành phố tiêm được 2.579.837 triệu mũi tiêm, trung bình 1 ngày tiêm được gần 323.000 mũi tiêm, cao điểm nhất trong ngày 12/9 đã thực hiện tiêm được 573.829 mũi.
Tí !important;nh đến ngày 21/11/2021, toàn thành phố đã tiêm được 11.480.168 mũi, trong đó mũi 1 là 6.131.384/6.543.328 người (đạt 93,7% dân số trên 18 tuổi), mũi 2 là 5.348.784 (đạt 81,74 % dân số trên 18 tuổi).
Với người trê !important;n 50 tuổi, toàn thành phố có 2.124.223 người, đã có 1.856.593 người được tiêm mũi 1, đạt 87,4%; 1.677.696 người đã được tiêm mũi 2, đạt 79%.
Hiện tại, cô !important;ng tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 vẫn được tiến hành tại các quận, huyện, thị xã để đảm bảo tất cả người dân trên 18 tuổi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng đang triển khai tiêm vắc xin cho trẻ 14 tuổi, cho trẻ từ 15-17 tuổi, để giảm tỷ lệ mắc bệnh, mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19 ở trẻ em.