Cần trá !important;nh cho bé hoạt động ngoài trời trong thời điểm ánh nắng mặt trời nóng nhất trong ngày (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều)
Những bệnh phổ biến ở trẻ trong mù !important;a hè
- Mất nước:  !important;Trẻ nhỏ dễ dàng bị mất nước trong thời gian thời tiết nóng do đổ mồ hôi và không uống đủ nước. Ngoài ra, nguyên nhân mất nước cũng có thể do: Hoạt động thể chất hoặc tập thể dục; Chơi ngoài nắng nóng; Bị sốt cao; Nôn ói hoặc tiêu chảy nặng; Ăn hoặc uống không đủ. Những hoạt động ngoài trời vào mùa hè nắng nóng dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến nhiệt ở trẻ em. Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng phải đưa trẻ đi khám ngay hoặc đến bệnh viện cấp cứu gần nhất.
Chuột rú !important;t do nhiệt với triệu chứng thường gặp là đau cơ, đau và co thắt. Kiệt sức do nhiệt là do mất nước và muối từ cơ thể do đổ mồ hôi quá nhiều. Kiệt sức do nhiệt xảy ra trong điều kiện nhiệt độ quá cao cực kỳ nóng mà không bù đầy đủ dịch và muối. Nếu tình trạng này không được điều trị, nó có thể phát triển thành say nắng.
Đột quỵ nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh đến độ cao quá !important; mức và cơ thể không thể hạ nhiệt. Đột quỵ vì nóng là một cấp cứu đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Triệu chứng thường gặp là nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C, hạ huyết áp, mất phương hướng, mất ý thức, co giật. Điều trị: chườm túi nước đá, dịch truyền tĩnh mạch và thường được chuyển đến một đơn vị hồi sức tích cực.
- Tiê !important;u chảy: Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.
Ngộ độc thức ăn:  !important;Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em.
Viê !important;m đường hô hấp cấp tính: Thời tiết oi bức làm bùng phát những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm A-mi-đan, viêm VA... Khi bị bệnh trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí nhức đầu, buồn nôn, nôn.
- Nhiễm siê !important;u vi: Nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi. Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5-7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên cũng có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ cần chú ý như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, cúm, thủy đậu…
Những lưu ý !important; khi chăm sóc trẻ mùa nắng nóng
Và !important;o những ngày nắng nóng, nên cho trẻ mặc quần áo rộng, nhẹ, sáng màu. Đảm bảo trẻ uống đủ nước, ăn uống đủ chất. Cho trẻ lớn uống thường xuyên trong ngày, khoảng 1 đến 1,5 lít/ ngày (1- 6 ly). Không cho trẻ uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh. Nếu trẻ đang tuổi bú, cho bé bú thường xuyên theo yêu cầu trong mùa nóng.
Da trẻ em rất mỏng manh và !important; nhạy cảm với tia UV hơn người lớn, việc tiếp xúc với tia UV trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ ung thư da trong cuộc sống sau này. Cha mẹ tránh di chuyển bé trên đường đặc biệt là thời điểm ánh nắng mặt trời nóng nhất trong ngày (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu phải đi dưới trời nắng, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh như quần áo, mũ nón, đeo kính râm, bù nước, thoa kem chống nắng cho trẻ…
Nếu cho trẻ sử dụng má !important;y lạnh trong thời gian kéo dài thì nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10 độ C hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ C. Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi với sự chuyển đổi không khí bên ngoài.
Ngoà !important;i ra, cần tắm gội sạch sẽ hàng ngày cho trẻ; thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh. Tạo môi trường sống trong lành và an toàn, giữ không gian thông thoáng nhằm hạn chế sự lây nhiễm các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Vệ sinh môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng, ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, ngủ mùng, diệt loăng quăng...