Phòng tránh đuối nước cho trẻ mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Nếu không, bé sẽ gặp phải tai nạn thậm chí khó có thể sống sót khi gặp phải tình huống bất ngờ.
Lý do đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Đuối nước được hiểu là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp. Từ đó, các cơ quan trong cơ thể nhanh chóng bị thiếu oxy khiến cho hoạt động sống dừng lại. Hay nói cách khác, chết đuối là tình trạng thiếu oxy khi cơ thể chìm trong nước.
Trên thực tế, 4/5 trường hợp chết đuối trong phổi có nước. Vì thế, bạn nên lưu tâm tới điều này để chủ động phòng tránh đuối nước cho trẻ mầm non.
Mặt khác, 1/5 còn lại chết đuối nhưng trong phổi không chứa nước. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do nạn nhân bất ngờ bị chìm trong nước. Khi đó, họ hoảng sợ, có nhiều phản xạ làm cơ thể bị chìm.
Hơn thế nữa, phản xạ còn gây ra tình trạng co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại. Đều này khiến cho nạn nhân không thở được, dẫn tới thiếu oxy não gây bất tỉnh. Khi nắp thanh quản đóng lại nên nước khó có thể vào phổi.
Khi gặp trường hợp bị đuối nước bạn cần xử trí khẩn trương, kiên trì ngay tại chỗ. Việc này nhằm mục đích để giải phóng đường hô hấp, cứu sống nạn nhân trong gang tấc.
Nguyên nhân gây ra đuối nước
Trước khi tìm hiểu cách phòng tránh đuối nước cho trẻ mầm non bạn nên nắm chắc nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Trong đó phải kể đến như:
Do thiếu ý thức
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đuối nước là thiếu ý thức. Theo đó, cả người lớn và trẻ em có thể không hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ khi tham gia các hoạt động gần nước.
Bên cạnh đó, họ không biết cách tự bảo vệ hoặc cứu người khỏi tình huống đuối nước. Do vậy, khi nguy cơ bị đuối nước ngày càng tăng cao.
Do môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ
Môi trường sống của chúng ta có nhiều nguy cơ gây đuối nước. Điển hình như sau:
- Sông, hồ, suối, ao không có biển cảnh báo nguy hiểm: Nếu những nơi này không có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc hệ thống an toàn, con người không nhận ra nguy cơ và dễ dàng gặp nguy hiểm khi tham gia vào các hoạt động dưới nước.
- Mưa to, lũ lụt xảy ra thường xuyên: Các hiện tượng mưa lớn và lũ lụt có thể làm tăng nguy cơ đuối nước. Nước dâng cao và dòng chảy mạnh có thể làm cho môi trường nước trở nên nguy hiểm và dễ dẫn đến đuối nước. Trong đó đặc biệt là đối với trẻ em và người không biết bơi.
- Trẻ em không biết bơi hoặc chủ quan: Trẻ em thường là nhóm đối tượng có nguy cơ cao đuối nước. Nếu trẻ không biết bơi hoặc không được giáo dục về cách ứng phó với nguy cơ nước sẽ gặp nhiều nguy hiểm.
Như vậy, môi trường xung quanh chúng ta có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đuối nước. Tốt hơn hết, con người phải chủ động phòng tránh đuối nước cho trẻ mầm non để tránh xa những tai nạn đáng tiếc.
Bật mí cách phòng tránh đuối nước cho trẻ mầm non
Phòng tránh đuối nước cho trẻ mầm non như thế nào đảm bảo hiệu quả? Bạn nên tham khảo ngay nội dung dưới đây để có thể hiểu thêm về vấn đề này:
Phòng tránh đuối nước cho trẻ mầm non cần giám sát thường xuyên
Trẻ mầm non (dưới 6 tuổi) thường chưa phát triển đủ kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ mình trong nước. Vì thế, con có thể bị mất cân bằng, không biết bơi và thiếu kiến thức về an toàn nước. Do đó, sự giám sát của người lớn là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mặt khác, trẻ mầm non thường có tính tò mò và thích khám phá. Điển hình như việc bé tự mở cửa, bò qua rào hoặc tiếp cận những nơi có nước mà không có sự giám sát. Điều này tạo ra nguy cơ rất cao cho tình huống đuối nước nếu không có người lớn đứng bên cạnh để ngăn chặn.
Trong trường hợp trẻ mầm non tiếp xúc với nước, tình huống nguy cơ có thể xảy ra một cách đột ngột. Theo đó, trẻ có thể mất cân bằng khi đùa nghịch bên bờ hồ hoặc bể bơi. Thậm chí con bị ngã xuống nước khi không ai để ý.
Do vậy, người lớn cần hiểu rõ về nguy cơ đuối nước và có kiến thức về cách ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Việc này bao gồm việc học cách cứu hộ trẻ em trong trường hợp đuối nước và cách thực hiện RCP (hồi sức tim phổi) nếu cần.
Phòng tránh
|
Chi tiết
|
✅ Không bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm
|
- Môi trường nước tự nhiên như sông, suối có nhiều yếu tố nguy cơ.
- Trẻ em không nên bơi ở những nơi kể trên mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
- Như vậy sẽ khó có thể giúp đỡ trong trường hợp cần thiết.
|
✅ Tránh chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu
|
- Trẻ em có thể bị ngã hoặc rơi xuống hố nếu chơi quanh những nơi này.
- Hướng dẫn phòng tránh tai nạn đuối nước là đảm bảo rằng trẻ biết rõ vùng nào là an toàn để chơi.
- Dạy con hạn chế tiếp cận các nơi nguy hiểm.
|
✅ Đậy chặt các lu nước, thùng nước
|
- Nếu bạn có các đồ vật chứa nước như lu nước hoặc thùng hãy đậy chặt nắp.
- Việc này nhằm giúp cho trẻ không thể mở được.
- Đồng thời cũng tránh tình huống trẻ em tự mở và tiếp cận nước.
|
✅ Hướng dẫn phòng tránh tai nạn đuối nước - Rào kín ao hồ xung quanh
|
- Nếu bạn có hồ bơi tại nhà, đảm bảo khu vực được rào quanh và có cửa có khóa.
- Rào bao quanh ngăn trẻ em tiếp cận hồ bơi mà không có sự giám sát.
- Hệ thống báo động cũng cần được cài đặt để phát hiện khi có trẻ em vào hồ bơi mà không có người lớn.
|
Cho trẻ tập bơi sớm
Phòng chống đuối nước ở trẻ mầm non hữu hiệu chính là cho trẻ tập bơi sớm. Theo đó, việc này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như:
- Lợi ích của học bơi có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng an toàn nước từ khi còn nhỏ. Từ đó con có thể học cách nổi trên mặt nước, tự tin trong nước và biết cách tự cứu mình khi cần thiết.
- Bơi là một hoạt động thú vị và việc trẻ có thể tham gia vào các lớp học bơi sớm có thể tạo ra niềm vui và tạo lòng tự tin.
- Tập bơi cho trẻ em là một hoạt động tốt cho phát triển cơ bắp và thể chất của trẻ. Hình thức này giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và khả năng vận động của trẻ.
Trẻ có thể bắt đầu học bơi từ khoảng 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên, việc này cần phụ thuộc vào khả năng của từng đứa trẻ. Bé cần có đủ khả năng vận động và phát triển trí tuệ để học cách bơi an toàn.