Năm 2021, Viện Tim mạch Việt Nam phá !important;t động hưởng ứng “Ngày Tim mạch thế giới 29/9” với thông điệp “ổn định huyết áp để bảo vệ trái tim” nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp (THA) để bảo vệ sức khỏe, giữ cho trái tim khỏe mạnh.
THA là !important; một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Năm 2000, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Các yếu tố nguy cơ của lối sống như lười vận động, ăn không hợp lí với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá... là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng gánh nặng này. Một vấn đề khá quan trọng nữa là tỷ lệ người mắc THA ngày một tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển (châu Á, châu Phi). Tại Việt Nam, thống kê mới nhất năm 2008 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn là 25,1%.
Tăng huyết á !important;p “Kẻ giết người thầm lặng”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (ảnh minh họa).
THA đã !important; và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, WHO đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là "kẻ giết người số 1". Nói cách khác, đối với người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị THA. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10mmHg đối với huyết áp tâm trương.
Cá !important;c biến chứng thường gặp của THA bao gồm: Các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành khác, suy tim...; các biến chứng về não như tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); bệnh não do THA...; các biến chứng về thận như đái ra protein; suy thận...; các biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa; các biến chứng về mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.
Theo cá !important;c chuyên gia y tế, đại đa số các bệnh nhân bị THA (trên 90%) thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Quan điểm trước đây cho rằng cứ THA là phải có đau đầu, mặt bừng đỏ, béo... là hết sức sai lầm. Nhiều khi, sự xuất hiện triệu chứng đau đầu đã có thể là sự kết thúc của người bệnh THA do đã bị tai biến mạch não. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao, là hết sức cần thiết và quan trọng.
THA ở người lớn đại đai số là !important; không có căn nguyên (còn gọi là THA nguyên phát). Chỉ một số nhỏ dưới 5% là THA có căn nguyên (tức là do hậu quả của một số bệnh lí khác). Do vậy, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA không đặc hiệu và không có gì khác biệt so với người bình thường.
Mặc dù !important;, THA đã được chứng minh sự nguy hiểm như vậy, nhưng hiện nay THA vẫn tồn tại như là một "bộ ba nghịch lý" đó là: THA là bệnh rất dễ phát hiện (bằng cách đo khá đơn giản) nhưng người ta lại thường không được phát hiện mình bị THA từ bao giờ; THA là bệnh điều trị được nhưng số người được điều trị không nhiều; THA là bệnh có thể khống chế được với mục tiêu mong muốn nhưng số người mắc dù được điều trị đạt mục tiêu cũng không nhiều. Do vậy, đã rất nghiều người bệnh cho đến khi bị các biến chứng của THA, thậm chí tử vong mới biết mình bị THA hoặc mới hiểu rõ việc khống chế tốt THA là quan trọng như thế nào.
Tại Việt Nam, thống kê !important; năm 2007, có tới gần 70% không biết bị THA, trong số bệnh nhân biết bị THA chỉ có 11,5% được điều trị và chỉ có khảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.
Theo hiệp hội Tim mạch Việt Nam, khi huyết á !important;p tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và huyết tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg là đã bị tăng huyết áp. Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, là hết sức cần thiết và quan trọng. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Việc điều trị cần phối hợp thầy thuốc - thuốc và bệnh nhân.
Tì !important;nh trạng người dân mắc bệnh tăng huyết áp có xu hướng phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, không chỉ người cao tuổi mà kể cả trẻ em và người trẻ tuổi. Để chủ động phòng, chống bệnh tăng huyết áp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên:
-  !important;Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình.
-  !important;Tăng cường ăn rau và trái cây.
-  !important;Giảm ăn muối xuống dưới 5g/ngày.
- Tí !important;ch cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
-  !important;Không hút thuốc, hạn chế rượu bia.
- Đo huyết á !important;p thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Mỗi người hãy nhớ số đo huyết áp của mình.
-  !important;Người mắc tăng huyết áp nên tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc để bảo vệ sức khỏe.