Cô !important;ng ty cổ phần Tập đoàn T&T đã ký kết biên bản ghi nhớ với Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) và Tập đoàn Binnopharm về việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thiết lập mới một cơ sở sản xuất "chu trình đầy đủ” vắc xin Sputnik V.
Theo phó !important;ng viên TTXVN tại Mátxcơva, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Văn Thành và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T đã ký kết biên bản ghi nhớ với Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) và Tập đoàn Binnopharm về việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thiết lập mới một cơ sở sản xuất "chu trình đầy đủ” vắc xin Sputnik V phòng Covid-19 tại Việt Nam; đồng thời, chuyển giao công nghệ sản xuất, cùng thiết lập trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất "chu trình đầy đủ" tại Việt Nam để sản xuất các loại dược phẩm phòng, chống Covid-19 và các loại dược phẩm khác.
Theo đó !important;, để thiết lập một “chu trình đầy đủ”, RDIF sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cần thiết và hỗ trợ toàn diện cho các đối tác được lựa chọn, bao gồm các tài liệu, quy trình sản xuất, đào tạo nhân lực, vật liệu sinh học cần thiết đảm bảo vắc xin đạt tiêu chuẩn như sản xuất tại Nga.
Tập đoà !important;n Binnopharm hiện là nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất, đồng thời là một trong những doanh nghiệp chủ lực sản xuất vắc xin Sputnik V của Nga. Binnopharm là một trong những công ty lớn nhất trên thị trường dược phẩm Nga, được người dân Nga ưa chuộng và tin dùng với danh mục thuốc đa dạng. Trong khi đó, RDIF là quỹ tài sản có chủ quyền của Nga, đóng vai trò dẫn dắt trong việc hợp tác giữa các nhà đầu tư hàng đầu thế giới với các công ty hàng đầu của Nga. RDIF là đơn vị tài trợ chính cho chương trình nghiên cứu, hợp tác sản xuất vắc xin Sputnik V.
Đại dịch Covid-19 xuất hiện trê !important;n thế giới vào cuối tháng 12-2019 và đến nay vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2. Gần đây nhất, biến thể Omicron đã xuất hiện tại Nam Phi vào ngày 24-11, đã nhanh chóng bị phát hiện và lan rộng ra nhiều quốc gia. Chính vì vậy, “cái bắt tay” kịp thời giữa Tập đoàn T&T với đối tác Nga để sản xuất Sputnik V trong nước có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam không chỉ chủ động nguồn cung vắc xin, mà còn nhanh chóng chống lại những biến chủng mới liên tục của vi rút SARS-CoV-2. Việc hợp tác giữa những tập đoàn hàng đầu của hai quốc gia được đánh giá có vai trò quan trọng, nhằm thúc đẩy, tăng cường hợp tác và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế, dược phẩm.
(hanoimoi.com.vn)
Chuẩn bị tiê !important;m bổ sung, nhắc lại vaccine phòng COVID-19, cho phép tiêm trộn
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế cá !important;c địa phương tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch của từng địa phương.
Ngà !important;y 1/12, thông tin từ Bộ Y tế cho biết sẽ triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12 này, căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Theo đó !important;:
Tiê !important;m liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng:
- Người từ 18 tuổi trở lê !important;n, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine).
- Người có !important; tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV. Người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...
Loại vaccine tiê !important;m cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA, tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vaccine.
Tiê !important;m liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng sau:
- Người từ 18 tuổi trở lê !important;n đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền. Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế.
- Người từ 50 tuổi trở lê !important;n, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Loại vaccine nếu cá !important;c mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA;nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.
Nếu tiê !important;m liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine Astrazeneca)
Khoảng cá !important;ch: tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Đến nay, Bộ Y tế đã !important; tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 120 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người trên 18 tuổi. Trong đó đã có hơn 94% người được tiêm ít nhất 1 liều vaccine và gần 68% người tiêm đủ 2 liều; một số tỉnh, thành phố đã tiêm đủ 2 mũi cho khoảng 80% - 90% số người trên 18 tuổi trên địa bàn.
Theo Bộ Y tế, vaccine sử dụng để tiê !important;m bổ sung và nhắc lại là vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vaccine để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
Về tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế cá !important;c địa phương tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Theo văn bản nà !important;y, Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp và xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Bộ Y tế yê !important;u cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai.
" !important;Việc tiêm đủ liều cơ bản là rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 nên cần được ưu tiên tối đa", Bộ Y tế khẳng định.
(vtv.vn)
Tỷ lệ chuyển nặng của nhó !important;m bệnh nhân Covid-19 đã tiêm vaccine giảm ngoạn mục
Theo thống kê !important; mới nhất của Bộ Y tế, tổng số ca được điều trị khỏi COVID-19 tại Việt Nam là 992.052 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.497 trường hợp. Tổng số ca tử vong là 25.448 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Trở lại bì !important;nh thường mới, thích ứng linh hoạt, chung sống an toàn với dịch COVID-19, Việt Nam xác định số ca mắc mới sẽ tăng khi các hoạt động được nới lỏng và mở cửa. Bộ Y tế cũng xác định cùng với vaccine và thuốc điều trị, ý thức chống dịch của người dân là những yếu tố quyết định để kiểm soát tốt dịch bệnh. Đặc biệt, giảm tỷ lệ người bệnh diễn tiến nặng và bệnh nhân tử vong.
Qua 4 đợt chống dịch, cá !important;c chuyên gia khẳng định, việc kiểm soát sớm người bệnh từ những tầng điều trị ban đầu có ý nghĩa quan trọng để xử trí sớm, giảm tử vong.
Trao đổi thẳng thắn về những hạn chế, bất cập trong cô !important;ng tác điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương đánh giá lại tất cả các khâu, trong đó thực hiện ngay phân loại bệnh nhân; quản lý điều trị F0 tại nhà chắc chắn; rà soát năng lực hồi sức tích cực, đảm bảo hệ thống oxy y tế...
Qua phâ !important;n tích của các chuyên gia và khảo sát các địa phương, Bộ Y tế nêu một số nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân nặng, tử vong còn cao tại Việt Nam. Cụ thể, trong thời gian đầu của đợt dịch thứ tư, số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột gây quá tải hệ thống bệnh viện. Đặc biệt, sự xuất hiện của biến chủng Delta, có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ nhập viện, tăng nặng cao hơn biến chủng trước đó.
Với việc quản lý F0 tại nhà, một số trường hợp tự phát hiện nhưng không báo cơ sở y tê !important;́ hoặc báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời; phân loại nguy cơ chưa sát theo hướng dẫn. Một số trường hợp sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế như dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm.
Đến nay, nhân lực ở tâ !important;̀ng điều trị thứ 2, thứ 3 của nhiều địa phương gặp khó khăn do các lực lượng hỗ trợ đã rút về. Địa phương vẫn lúng túng trong điều phối chuyển viện, chuyển tầng, không theo sát nguy cơ và gây quá tải hệ thống bệnh viện. Việc quản lý phân loại nguy cơ F0 tại cơ sở cách ly tập trung còn chưa được phát hiện kịp thời, dẫn đến các ca chuyển nặng. Năng lực hồi sức ở các bệnh viện tuyến tỉnh còn hạn chế, cần thời gian để nâng cao năng lực, trong khi đó, còn bỏ sót xử trí bệnh nền; chưa chú trọng đúng mức chẩn đoán điều trị bội nhiễm.
Trê !important;n cơ sở đó, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục cập nhật hướng dẫn điều trị, nâng độ tuổi nguy cơ cao trên 50 tuổi (tỷ lệ tử vong 84%), điều chỉnh phân tầng hợp lý. Các sở y tế tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý F0 tại cộng đồng; tăng cường đội y tế lưu động; hỗ trợ nhân lực cho các địa phương có số ca nặng cao; giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm tử vong…
So với tì !important;nh hình cách đây 2 tháng (cao điểm đợt dịch thứ tư) số ca nặng và tử vong chiếm 70%. Tình hình dịch tại TP.HCM đã giảm, nhưng số ca nặng, tử vong lan ra các các tỉnh, đặc biệt các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Tại cuộc họp trực tuyến với lã !important;nh đạo Bộ Y tế, một số bệnh viện Trung ương và 10 địa phương (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang…) về công tác điều trị, giảm tử vong do COVID-19, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định, nhóm bệnh nhân được tiêm vaccine tỷ lệ chuyển nặng đã giảm “ngoạn mục”: “Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong 3 tháng qua, có 64 ca tử vong, trong đó, 7 ca tiêm vaccine, với chỉ 1 người tiêm đủ 2 mũi. Việc kiểm soát sớm người bệnh từ những tầng điều trị ban đầu có ý nghĩa quan trọng để xử trí sớm, giảm tử vong”.
Ô !important;ng Cấp cho rằng, các địa phương cần thiết lập nhóm điều phối, nắm tình hình dịch, giường bệnh, nhân lực, vật tư y tế… để khắc phục tình trạng thiếu hụt, quá tải cục bộ ở từng cơ sở y tế; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nhân viên y tế làm nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu ca bệnh.
BS Phạm Văn Phú !important;c, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết thêm, về mặt điều trị, ở giai đoạn này, đã có nhiều thuốc điều trị hơn, đặc biệt là thuốc kháng virus. Trong đó, thuốc dạng uống Monulpiravir và thuốc dạng tiêm truyền Remdesivir đều đã có ở Việt Nam. Ngoài ra còn có những thuốc ức chế thụ thể IL-6 Tocilizumab và kháng thể đơn dòng.
&ldquo !important;Tất cả đều là thuốc mới và có hiệu quả trong điều trị COVID-19”, bác sĩ Phúc nói.
Hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị 484 bệnh nhâ !important;n COVID-19, trong đó, bệnh nhân nặng, nguy kịch có 98 trường hợp, với 5 ca đang chạy ECMO.
Cũng theo bá !important;c sĩ Phúc, đối với bệnh tiêm vaccine và không tiêm vaccine, phác đồ điều trị không khác nhau. Nhưng những người đã tiêm vaccine bệnh sẽ nhẹ nhàng hơn: “Ở giai đoạn này, chúng ta xác định mở cửa để sống chung với dịch, nên số người mắc COVID-19 tăng, trong đó có cả người đã tiêm vaccine. Những người mới tiêm 1 mũi vaccine, người già, người có bệnh nền khi mắc COVID-19 vẫn có nguy cơ tiến triển nặng. Thời điểm hiện nay, Việt Nam có nhiều thuốc nên có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, việc tối ưu hoá điều trị tốt hơn. Tuỳ theo từng bệnh nhân, chúng tôi có lựa chọn điều trị phù hợp. Hiện những ca nặng đa phần là người già, người trên 80 tuổi, người có bệnh nền nặng”./.
(vov.vn)
Tuyệt đối phải thực hiện nghiê !important;m các quy định phòng, chống dịch Covid-19
Sự xuất hiện và !important; lây lan nhanh chóng của “siêu biến thể” Omicron của virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid -19 đòi hỏi chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan mà phải luôn đề cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đại dịch, trước hết là tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine, tuân thủ nguyên tắc “5K”.
Triển khai biện phá !important;p chặt chẽ hơn ứng phó biến thể Omicron
Cho dù !important; thế giới đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để phòng chống, song biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 vẫn đang tiếp tục lây lan tới thêm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dù các nhà khoa học đang khẩn trương nghiên cứu để “giải mã” biến thể Omicron cũng như đánh giá xem biến thể này có nguy hiểm như biến thể Delta hay không… thì nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới đã đề cao cảnh giác, triển khai các biện pháp nhằm ứng phó với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo là: “Có khả năng lây lan trên toàn thế giới, gây ra nguy cơ toàn cầu ở mức “rất cao” và có thể gây ra những hậu quả nặng nề ở những khu vực dịch bệnh lây lan mạnh”.
Trong bối cảnh đang phải gồng mì !important;nh chống chọi với dịch bệnh tồi tệ do biến chủng Delta gây ra, các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có khu vực, đang có những điều chỉnh quan trọng nhằm ngăn ngừa sớm và hiệu quả nguy cơ một làn sóng dịch mới mà tác nhân gây bệnh là biến thể mới Omicron. Đến nay, đã có 69 quốc gia triển khai các biện pháp tạm dừng, hạn chế đi lại quốc tế để phòng chống biến chủng Omicron, trong đó hầu hết đều áp dụng từ chối tiếp nhận hành khách đến từ các quốc gia châu Phi và các khu vực xuất hiện biến chủng Omicron, hoặc tiến hành cách ly y tế, chỉ tiếp nhận hành khách đã tiêm đủ vaccine và có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Ngay sau khi có !important; thông tin về ca đầu tiên nghi nhiễm biến thể Omicron tại Hàn Quốc vào ngày 30-11, Tổng thống Moon Jae-in đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát nhập cảnh chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Hàn Quốc đã ngay lập tức hạn chế cấp thị thực và hạn chế nhập cảnh đối với du khách đến từ 8 nước thuộc khu vực miền Nam châu Phi nhằm ngăn chặn biến thể Omicron xâm nhập vào nước này.
Tương tự, Chí !important;nh phủ Nhật Bản ngày 1-12 thông báo nước này sẽ không cho phép hành khách nước ngoài, kể cả những người có thị thực dài hạn, nhập cảnh trở lại nếu họ từng đến các quốc gia ở miền Nam châu Phi trong thời gian qua. Ngoài ra, Nhật Bản cũng siết chặt quy định cách ly đối với người nhập cảnh, theo đó yêu cầu tất cả công dân và người nước ngoài thường trú ở nước này trở về từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ cao phải cách ly bắt buộc tại các cơ sở do chính phủ chỉ định trong 10 ngày.
Trước sự lo ngại sâ !important;u sắc trên khắp thế giới về sự nguy hiểm của biến thể Omicron, các chuyên gia cho biết, tới thời điểm này thì các loại vaccine phòng Covid-19 hiện có vẫn chứng tỏ hiệu quả và tiêm chủng vẫn là cách tốt nhất để đối phó với Omicron. WHO thúc giục các nước tăng tốc độ phủ vaccine cho người dân để ngăn chặn mọi biến thể mới trước khi chúng xuất hiện. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo, người dân nên tiêm mũi vaccine phòng Cocid-19 tăng cường để tăng độ bảo vệ trước biến thể mới Omicron, nhất là với nhóm có nguy cơ cao như người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, nhân viên y tế tuyến đầu.
Cù !important;ng với đó, WHO cho rằng, các biện pháp hiệu quả nhất mỗi cá nhân có thể thực hiện để ứng phó với biến thể mới Omicron là giữ khoảng cách ít nhất 1m với người khác nơi công cộng, đeo khẩu trang vừa vặn, mở cửa sổ thông gió, tránh không gian kín hoặc đông đúc, giữ tay sạch sẽ, che khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi và tiêm phòng ngay khi có thể. Tổ chức y tế lớn nhất thế giới này nhấn mạnh, chúng ta có thể lo lắng nhưng đừng vội hoang mang trong lúc chờ đợi các nhà khoa học hiểu rõ hơn biến thể Omicron và đánh giá đúng về hiệu quả của vaccine cũng như thuốc điều trị Covid-19. Tiêm phòng và thực hiện “5K” vẫn là cách tốt nhất hiện nay để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi Covid-19 dù trước biến thể Delta hay Omicron.
Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong cô !important;ng tác phòng chống dịch bệnh
Trước diễn biến rất phức tạp, khó !important; lường của tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra, thường xuyên cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình dịch.
Để chủ động kiểm soá !important;t tình hình dịch Covid-19 trong nước và đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến biến thể Omicron vào nước ta từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch Covid-19. Bộ Y tế cũng đã báo cáo và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia xuất hiện biến thể mới ở miền Nam châu Phi.
Là !important; Thủ đô của cả nước, cửa ngõ ra - vào quan trọng của đất nước với thế giới, Hà Nội cũng đã nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó, kiểm soát hiệu quả tình hình dịch Covid-19 trong bối cảnh xuất hiện biến thể mới Omicron ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cũng như khu vực. Nhiệm vụ này càng cấp bách hơn khi diễn biến dịch tại Thủ đô có chiều hướng phức tạp hơn với các ca nhiễm mới gia tăng sau gần một tháng rưỡi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Dù !important; đã dự báo và chuẩn bị các phương án ứng phó khi các ca bệnh gia tăng khi nới lỏng các biện pháp giãn cách, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, song không thể không lo ngại trước xu hướng gia tăng nhanh của các trường hợp nhiễm mới tại Hà Nội những ngày qua. Trong đó, những ngày gần đây, các ca mắc Covid-19 mới ghi nhận trên địa bàn thành phố gia tăng cao, lên tới 469 trường hợp vào ngày 1-12 sau vài ngày đều ở mức trên 300 ca/ngày. Cũng rất đáng lo ngại là tỷ lệ F1 chuyển thành F0 có xu hướng gia tăng nhanh, tới 14,9% trong giai đoạn từ 11-10 đến 29-11, cao hơn nhiều so với giai đoạn từ đầu đợt dịch thứ tư, từ ngày 29-4 đến ngày 10-10.
Có !important; thể thấy, dù đã thực hiện quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh gần một tháng rưỡi, nhưng không ít người dân, thậm chí cơ quan công quyền và doanh nghiệp, chưa hoàn toàn hiểu thế nào là “bình thường mới”. Bình thường mới hoàn toàn không phải là bình thường mà bình thường mới vẫn đòi hỏi người dân, các đơn vị, tổ chức phải luôn cảnh giác trước dịch bệnh, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan và phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.
Trong bối cảnh Hà !important; Nội sẽ điều trị F0 thể nhẹ, cách ly F1 tại nhà và nguy cơ xâm nhập của biến thể mới Omicron… càng cần phải ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn trong tình hình mới.
Trong kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hà !important;nh Đảng bộ TP Hà Nội ngày 1-12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh đến 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần làm ngay, trong đó yêu cầu tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác phòng chống dịch bệnh, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Nhà lãnh đạo cao nhất của thành phố nhấn mạnh: “Nơi nào lơ là, chủ quan, mất cảnh giác để lây lan dịch bệnh thì nhất quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu và các bộ phận, cán bộ, công chức liên quan”.
(anninhthudo.vn)
4 nhó !important;m nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị
Bộ Y tế có !important; Quyết định số 5525/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 3646/QĐ-BYT ban hành ngày 31/7/2021.
Theo hướng dẫn mới nà !important;y, việc phân loại theo 4 nhóm nguy cơ và định hướng xử trí, cách ly, điều trị, cụ thể:
Nguy cơ thấp (mà !important;u xanh): Tuổi từ bằng hoặc trên 3 tháng trở lên đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên. Đối với nhóm này được chăm sóc tại nhà riêng (đủ điều kiện theo quy định). Trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên… theo dõi, quản lý người nhiễm, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn. Cùng với đó, hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động, theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, cung cấp gói chăm sóc tại nhà (thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm…).
Nguy cơ trung bì !important;nh (màu vàng): Từ 50 đến 64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ bằng hoặc trên 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa tiêm đủ liều vaccine; có dấu hiệu như: Sốt, ho, đau họng, khó thở nhẹ… và SpO2 từ 97% trở lên. Nhóm này điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 (tầng 1). Nếu cơ sở điều trị tầng 1 của địa phương quá tải thì có thể xem xét điều trị tại cộng đồng. Theo hướng dẫn, với nhóm nguy cơ trung bình cần theo dõi sát sao, phát hiện sớm dấu hiệu thay đổi cần nhập viện ngay hoặc chuyển tầng cao hơn. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus; điều trị triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau, giảm ho cùng với nâng cao thể trạng, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, hỗ trợ tâm lý…
Nguy cơ cao (mà !important;u cam): Tuổi bằng hoặc từ trên 65 và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; từ 50 đến 64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày; trẻ em từ dưới 3 tháng tuổi; SpO2 từ 94% đến 96%. Với nhóm này điều trị tại bệnh viện thu dung điều trị Covid-19 (tầng 2). Đặc biệt, khi theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn; điều trị thuốc kháng virus, dinh dưỡng, điều trị dự phòng thuốc chống đông, bảo đảm sẵn sàng hỗ trợ ô xy và dùng thuốc chống viêm khi suy hô hấp; theo dõi điều trị kết hợp bệnh lý nền.
Nguy cơ rất cao (mà !important;u đỏ): Tuổi bằng hoặc từ trên 65 tuổi và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu; SpO2 dưới 94%. Nhóm này điều trị tại Bệnh viện thu dung điều trị Covid-19 (tầng 2, 3); Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 (căn cứ theo chỉ định của bác sĩ và số giường bệnh). Với nhóm nguy cơ rất cao, việc điều trị tập trung hỗ trợ thở: Thở ô xy, thở HFNC, thở máy, ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo), hỗ trợ các cơ quan suy chức năng (chạy thận, lọc máu, trợ tim, vận mạch…). Đồng thời, điều trị chống viêm, chống đông, kháng sinh, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phòng ngừa biến chứng… Theo dõi điều trị kết hợp bệnh lý nền, chuyển tầng điều trị thấp hơn nếu đáp ứng điều trị.
Cũng tại hướng dẫn nà !important;y, Bộ Y tế đề cập 7 nguyên tắc điều trị F0, trong đó theo dõi, chăm sóc các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và các ca bệnh nhẹ ngay tại nhà (nếu đủ điều kiện). Ngoài ra, tập trung điều trị tốt ngay tại tầng 1, tầng 2 cho người bệnh, tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực các ca bệnh nặng ở tầng trên. Mỗi cơ sở thu dung bố trí ít nhất “2 tầng điều trị” và bảo đảm tỷ lệ giường bệnh hồi sức tích cực theo phân tầng điều trị. Cùng với đó, tăng cường kết nối, hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa, tầng trên chỉ đạo tuyến cho tầng dưới để điều trị hiệu quả ngay tại tầng dưới…
Trước đó !important;, ngày 31/7/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3646/QĐ-BYT về tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 trong bối cảnh các ca Covid-19 đang tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng phân loại nguy cơ và xử trí, cách ly, chuyển viện điều trị thiếu nhất quán giữa các địa phương đang làm ảnh hưởng đến hiệu quả phòng, chống dịch. Vì vậy, việc chỉnh sửa tiêu chí phân loại nguy cơ và định hướng xử trí, cách ly, điều trị phù hợp với tình hình mới để thống nhất áp dụng tại tất cả các tỉnh, TP trên toàn quốc.