Theo tin từ Sở Y tế Hà !important; Nội, tính đến hết ngày 8-12, Hà Nội đã tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 của Pfizer cho 315.967/393.919 trẻ từ 12-14 tuổi (đạt tỷ lệ 80,25% trẻ trong độ tuổi này). Với độ tuổi từ 15-17, đến nay Hà Nội đã tiêm được 289.568 mũi tiêm/303.919 trẻ (đạt 95,3%). Như vậy, hiện Hà Nội đã tiêm vắc xin cho khoảng 87% trẻ từ 12-17 tuổi.
Cụ thể, từ ngà !important;y 23-11, Hà Nội chính thức triển khai tiêm vắc xin Covid-19 của Pfizer cho học sinh từ lớp 10, 11 và 12 (tương đương lứa tuổi 15-17). Đến ngày 27-11, Hà Nội bắt đầu tiêm cho học sinh lớp 9 (lứa tuổi 14). Từ ngày 30-11, học sinh lớp 7-8 của Hà Nội được tiêm vắc xin (lứa tuổi 12-13).
Theo kế hoạch, Hà !important; Nội cần tiêm vắc xin cho khoảng 700.000 trẻ từ 12-17 tuổi. Như vậy, tính đến hết ngày 8-12, Hà Nội đã tiêm vắc xin cho khoảng 87% trẻ từ 12-17 tuổi.
Theo bá !important;o cáo của Bộ Y tế, trên cả nước, đến nay có khoảng 50 tỉnh, thành phố đã tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Cụ thể, có khoảng 5 triệu trẻ 12-17 tuổi đã được tiêm vắc xin, trong đó hơn 1 triệu trẻ đã tiêm đủ 2 mũi. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 ở trẻ đạt 96,6%, mũi 2 đạt 85,5%, tương đương 709.645 trẻ 12-17 tuổi đã được tiêm vắc xin.
Tí !important;nh chung về tình hình tiêm vắc xin, đến sáng 9-12, cả nước tiêm được hơn 130 triệu liều, trong đó gần 74 triệu mũi 1 và hơn 55 triệu mũi 2. Tỷ lệ người từ 18 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt 95,6%, tiêm mũi 2 đạt 74,2%.
Ngà !important;y 8-12, trao đổi với báo chí bên lề lễ phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ nhất, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, về cơ bản, chúng ta hoàn thành tiêm mũi 1 cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên và phấn đấu cơ bản hoàn thành tiêm mũi 2 trong năm 2021.
Trong năm 2022, Bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo cá !important;c địa phương tiêm mũi nhắc lại cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên; tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm vì những lý do như: Chống chỉ định, tạm hoãn…; tiếp tục tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi. Bộ Y tế phấn đấu đến giữa năm 2022 cơ bản tiêm xong mũi 3 cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên và tiêm đủ cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Đặc biệt, Bộ Y tế đã !important; xây dựng kế hoạch tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi sau khi có hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Về số lượng vắc xin, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuâ !important;n Tuyên khẳng định, với các hợp đồng cung ứng đã ký kết và sự hỗ trợ của chương trình Covax Facility, đến nay cơ bản đủ vắc xin tiêm cho người trưởng thành mũi 1, mũi 2, cho trẻ từ 12-17 tuổi và đủ tiêm nhắc lại cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên.
(hanoimoi.com.vn)
Hà !important; Nội triển khai mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân COVID-19
Sở Y tế Hà !important; Nội vừa tổ chức triển khai mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, số lượng F0 của thà !important;nh phố đang cách ly, điều trị tại nhà ngày càng nhiều, một số xã, phường có nhiều trường hợp mắc COVID-19. Để phát huy hiệu quả tổng đài 1022 nhánh 3, đặc biệt là việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kết nối với điều trị người bệnh F0 tại nhà cũng như để người bệnh không hoang mang, lo lắng, yên tâm phối hợp trong điều trị, Sở Y tế Hà Nội sẵn sàng phối hợp với Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội thầy thuốc trẻ Hà Nội và các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai phần mềm kết nối điều trị người bệnh F0 tại nhà.
Lợi í !important;ch của việc triển khai phần mềm kết nối điều trị người bệnh F0 tại nhà là sẽ hỗ trợ quản lý, phân tầng điều trị người bệnh. Cụ thể, khi bệnh nhân phát hiện F0, người bệnh sẽ đăng nhập tài khoản, cập nhật đầy đủ thông tin người bệnh, lịch trình di chuyển; phần mềm sẽ sàng lọc bệnh nhân theo cập nhật tình hình sức khoẻ người bệnh hàng ngày và sẽ có cảnh báo khi phát hiện bất thường về sức khỏe người bệnh. Trong phần mềm có phản hồi tin nhắn, tương tác 2 chiều giữa người bệnh và thầy thuốc. Phần mềm cũng xác nhận người bệnh, sau khi kết thúc điều trị cũng phải có tin nhắn thông báo cho người bệnh…
Trước đó !important;, tháng 8/2021, Hà Nội đã đưa vào vận hành Tổng đài 1022, tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh và tư vấn liên quan đến phòng, chống COVID-19 với 6 nhánh, trong đó nhánh 3 là nhánh kết nối đến mạng lưới Thầy thuốc đồng hành. Kết nối với nhánh 3, người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là người mắc COVID-19.
Mạng lưới Thầy thuốc đồng hà !important;nh do Sở Y tế Hà Nội và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp triển khai nhằm huy động nguồn lực xã hội tư vấn người nhiễm hoặc có nguy cơ cao mắc COVID-19 tại cộng đồng, hỗ trợ tăng cường cho ngành Y tế Hà Nội. Với 300 y, bác sĩ, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành chia thành 2 nhóm chính:
Nhó !important;m tư vấn nhận cuộc gọi đến từ nhân dân và tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm các bác sĩ có kinh nghiệm.
Nhó !important;m chăm sóc chủ động kết nối thăm hỏi sức khỏe và tư vấn các trường hợp mới phát hiện nhiễm COVID-19, hoặc đang trong các khu cách ly tập trung.
Thô !important;ng qua hệ thống tổng đài kết nối trực tuyến hai chiều và công cụ điều phối công việc theo thời gian thực cho tình nguyện viên, y bác sĩ có thể đồng thời tư vấn từ xa cho bệnh nhân; ghi và theo dõi kết quả tình trạng bệnh của từng trường hợp; phân tầng nguy cơ, cung cấp thêm thông tin về các ca bệnh nặng, hỗ trợ y tế địa phương trong việc điều phối nguồn lực cấp cứu, nhập viện.
(vtv.vn)
Hà !important; Nội: Người bệnh test nhanh dương tính tự đến cơ sở tuyến cuối, bệnh viện quá tải
Khi có !important; kết quả test nhanh dương tính tại nhà, nhiều người dân không thông báo cho chính quyền địa phương mà tự đến bệnh viện điều trị tầng 2, 3 gây quá tải và nhiều khó khăn cho việc tiếp nhận, điều trị.
Với số ca mắc Covid-19 liê !important;n tục tăng, Hà Nội đang phân các tầng điều trị F0 theo quy định, tầng 1 là tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách. Tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.
Tuy nhiê !important;n, hiện nay có tình trạng, người dân test nhanh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại nhà, sau đó tự đến bệnh viện.
BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyê !important;n Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn thừa nhận, hiện tại số ca mắc của TP tăng nhanh và xuất hiện tình trạng người dân tự mua test nhanh. Khi có kết quả dương tính, họ không thông báo với chính quyền địa phương, trung tâm y tế mà tự đi thẳng đến bệnh viện.
&ldquo !important;Đây là vấn đề gây nhiều nguy hiểm”, bác sĩ Hường nhấn mạnh. Thứ nhất, bệnh nhân tự di chuyển, quãng thời gian rất dài, gây nhiều nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, việc này cũng gây nên tình trạng quá tải cho bệnh viện.
&ldquo !important;Mức độ ồ ạt của bệnh nhân có kết quả test nhanh dương tính tại nhà ảnh hưởng đến công tác phân luồng của cho bệnh viện. Thời gian chờ đợi lâu, không có chỗ để chờ đợi gây ra lây chéo tại khu vực cách ly”.
Theo Bệnh viện Thanh Nhà !important;n, có ngày, số lượng F0 tự đến viện trên 20 người. 90% số bệnh nhân test nhanh dương tính có kết quả khẳng định nhiễm Covid-19 khi làm xét nghiệm PCR.
Việc người dâ !important;n có kết quả test nhanh tại nhà tự vào bệnh viện để điều trị sẽ là gánh nặng cho ngành y tế. Bởi theo quy định của UBND Hà Nội và Sở Y tế, bệnh viện này được giao 300 giường, trong đó 50 giường phân tầng 2 và 250 giường là tầng 3.
Khi bệnh nhâ !important;n tự test nhanh dương tính đến sẽ khiến số giường ở tầng 2 tăng và làm mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân tầng 3. “Số giường tầng 3 giảm đi, chúng tôi không thể nhận thêm bệnh nhân tầng 3”, BS Hường nói.
Bá !important;c sĩ này nhấn mạnh, đây là vấn đề tâm lý bình thường của người bệnh. Khi có kết quả test nhanh, họ hoang mang, lo lắng và muốn đến ngay cơ sở điều trị để an tâm. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân ở tầng 1 có thể được điều trị tại nhà nên theo quy định của TP cũng như Sở Y tế để tránh quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Cá !important;c y bác sĩ cũng có kiến nghị với Sở Y tế Hà Nội về việc đào tạo cán bộ ở cấp huyện, các trung tâm y tế phường, quận. Trước hết, các nhân viên y tế tại phường, quận phải biết phân tầng F0, giám sát người bệnh khi có kết quả test nhanh dương tính.
&ldquo !important;Việc phân tầng cũng là trách nhiệm của cán bộ y tế. Đồng thời vai trò của trung tâm y tế các quận, huyện, phải tập huấn về kiến thức chuyên môn để khiến người dân tin tưởng, yên tâm ở nhà theo dõi, điều trị”, BS Hường nói.
Khi có !important; kết quả test nhanh, việc đầu tiên người dân cần làm là bình tĩnh. Sau đó, kết nối chặt chẽ với cán bộ y tế tại phường vì cán bộ y tế cơ sở được tập huấn kỹ phải theo dõi gì, khi nào bệnh nhân chuyển nặng phải báo cáo ngay để được hỗ trợ.
Người dâ !important;n sau khi phát hiện dương tính cũng cần lắng nghe cơ thể, làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế như đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo SPO2. Nếu có các dấu hiệu chuyển nặng phải báo ngay trung tâm y tế.
Bệnh viện Thanh Nhà !important;n thường tiếp nhận trên 100 bệnh nhân Covid-19, thời điểm này là 120 bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân trở nặng khoảng 20-30 F0, có giai đoạn bệnh viện điều trị lên đến 40 bệnh nhân ở tầng 3 cần thở oxy, can thiệp thở máy.
Những bệnh nhâ !important;n trở nặng theo thống kê là người cao tuổi, nhiều bệnh nền, chưa tiêm vắc xin Covid-19, tiêm vắc xin nhưng chưa đủ liều hoặc tiêm 2 mũi thời gian chưa đủ sinh ra kháng thể.
&ldquo !important;Với mức độ như giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã tăng 150% công suất điều trị so với quy định của UBND TP và Sở Y tế giao”, đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn nói.
&ldquo !important;Do nhiều bệnh nhân nặng chủ yếu là người cao tuổi, chưa tiêm vắc xin nên việc điều trị rất khó khăn. Về tỷ lệ tử vong, hiện tại, chúng tôi chưa có thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ tử vong so với giai đoạn đầu của dịch thứ 4 (27/4) giảm hơn rất nhiều. Bệnh nhân chuyển nặng, tử vong cũng không nhiều”, đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn nói thêm.
(vietnamnet.vn)
Hà !important; Nội dự báo có thể 1.000 ca mắc Covid-19/ngày, chủ yếu thể nhẹ do tiêm đủ 2 mũi vaccine
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, với tình hình hiện nay, dự báo thành phố có thể sẽ có 1.000 ca mắc Covid/ngày, chủ yếu thể nhẹ do tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Sá !important;ng nay 9-12, HĐND TP Hà Nội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; việc triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 trên địa bàn.
Ngay đầu phiê !important;n chất vấn, đại biểu đã chất vấn 7 vấn đề nóng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tới Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà.
Đại biểu Nguyễn Thanh Nam (Tổ Phú !important; Xuyên) nêu vấn đề, qua các đợt dịch Covid-19 vừa qua, y tế cơ sở thể hiện còn nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện công tác phòng chống dịch, vậy Sở Y tế sẽ có giải pháp gì nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho hệ thống y tế cơ sở?
Trong phần trả lời của mì !important;nh, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà nhiều lần nhắc đến sự hi sinh thầm lặng của các y bác sỹ trên tuyến đầu chống dịch trong thời gian qua.
Về giải phá !important;p gì nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho hệ thống y tế cơ sở, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, Sở đã tăng cường tổ chức tập huấn cho lực lượng y tế, học hỏi kinh nghiệm các tỉnh phía nam để điều trị các bệnh nhân nặng. Hà Nội cũng đã chuẩn bị cơ số thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, theo các cấp độ, theo các triệu chứng chuyển tầng.
TP cũng đã !important; quyết định trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp điều trị F0 thể nhẹ và cách ly F1 tại nhà, giao y tế cơ sở tiếp cận từng hộ gia đình...
&ldquo !important;Các lực lượng phi y tế như các đoàn thể ở địa phương cũng được huy động hỗ trợ để giảm tải cho lực lượng y tế. Chúng tôi cũng cần những lực lượng hỗ trợ ngành y tế trong lúc lực lượng y tế nhất là ở cơ sở đã nỗ lực không nghỉ trong suốt 2 năm qua. Cần sự giám sát chặt chẽ để quản lý F1 hay điều trị F0 tại nhà, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng”, bà Hà chia sẻ.
Giá !important;m đốc Sở Y tế nêu thực trạng quá tải ở các trạm y tế và chất lượng nhân lực, cơ sở vật chất ở y tế cơ sở chưa cao, chưa đáp ứng tốt công tác phòng chống dịch.
Từ đó !important;, Sở sẽ có chính sách thu hút, đãi ngộ cho hệ thống nhân lực y tế cơ sở, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu sức khỏe người dân; chủ động đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ cho hệ thống y tế nhằm nâng cao chất lượng y tế cơ sở.
Trả lời câ !important;u hỏi của ĐB Nguyễn Thanh Bình (tổ Phú Xuyên) về các giải pháp ứng phó trong tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca mắc liên tục tăng cao với mối nguy từ biến thể nguy hiểm mới Omicron… Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong giai đoạn vừa qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp.
Từ 11/10, số ca mắc tăng cao và !important; riêng chỉ trong đầu giờ sáng nay, Hà Nội đã ghi nhận 172 ca mắc Covid-19.
&ldquo !important;Với tình hình này, ở Hà Nội có thể lên tới 1.000 ca/ngày”, bà Hà nhận định.
Nhắc đến việc có !important; thể xuất hiện biến chủng Omicron nguy hiểm, lây lan nhanh chóng hơn chủng Delta hiện nay, bà Hà phân tích: “Tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine ở Hà Nội cao với số người tiêm đủ 2 mũi trên 95%, nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng nhiều ca nhẹ, nhiều ca F0 điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở.
&ldquo !important;Biến chủng mới Omicron xuất hiện ở Nam Phi, đã ghi nhận ở nhiều nước, có khả năng lây lan cao hơn Delta. Theo WHO, vaccine có thể bảo vệ được người dân đã tiêm chủng trước biến chủng này.
Dù !important; chưa ghi nhận trong cộng động, nhưng Hà Nội luôn chủ động, tăng cường cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế; chỉ đạo CDC giải trình gen những trường hợp nghi ngờ; kiến nghị dừng chuyến bay từ các quốc gia có biến chủng này”, Giám đốc Sở Y tế thông tin thêm...
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, Hà Nội đã có giải pháp củ thể. Các quận, huyện đánh giá cấp độ dịch, có biện pháp hành chính tương ứng cho hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
Ngà !important;nh y tế, tiếp tục kiên định điều tra, truy vết, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm, cách ly hẹp nhất có thể. Tuyến y tế cơ sở tập trung chăm sóc người dân, giảm tải cho tuyến trên.
Bê !important;n cạnh đó, ngành y tế tiếp tục thực hiện tiêm phòng vaccine cho những người chưa đủ 2 mũi, có kế hoạch tiêm mũi 3 theo sự phân bổ vaccine của Bộ Y tế; ứng dụng CNTT trong công tác xét nghiệm, quản lý F0, F1; không chủ quan lơ là, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ.
Ngà !important;nh y tế luôn cập nhật, theo dõi, cập nhật thông tin F0 trên phần mềm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế phù hợp.
(anninhthudo.vn)
Hà !important; Nội chủ động ứng phó trước biến chủng Omicron
Sá !important;ng 9/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc triển khai các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, dù chưa ghi nhận biến chủng mới Omicron trong cộng đồng, nhưng Hà Nội luôn chủ động trong công tác phòng, chống dịch.
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin, trong giai đoạn vừa qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp. Từ ngày 11/10, số ca mắc tăng cao, và với tình hình này, có thể lên tới 1 nghìn ca/ngày. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng hơn Delta.
Biến chủng mới Omicron xuất hiện ở Nam Phi, đã !important; ghi nhận ở nhiều nước. Theo WHO, vaccine có thể bảo vệ được người dân đã tiêm chủng trước biến chủng này. Dù chưa ghi nhận trong cộng đồng, nhưng Hà Nội luôn chủ động, tăng cường cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội giải trình gene những trường hợp nghi ngờ; kiến nghị dừng chuyến bay từ các quốc gia có biến chủng này, bà Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chí !important;nh phủ, Hà Nội đã có giải pháp cụ thể, các quận, huyện đánh giá cấp độ dịch, có biện pháp hành chính tương ứng cho hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn. Với ngành y tế, tiếp tục kiên định điều tra, truy vết, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm, cách ly hẹp nhất có thể. Tuyến y tế cơ sở tập trung chăm sóc người dân, giảm tải cho tuyến trên.
Bê !important;n cạnh đó, tỷ lệ bao phủ vaccine cao, tỷ lệ tiêm chủng vaccine 2 mũi hiện nay tại Hà Nội đạt hơn 95%, nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng nhiều ca nhẹ, nhiều ca F0 điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở. Chủ trương của thành phố điều trị F0 thể nhẹ và cách ly F1 tại nhà, giao y tế cơ sở tiếp cận từng hộ gia đình trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp phù hợp nguyện vọng của người dân, góp phần giảm tải cho ngành y tế.
Hiện, ngà !important;nh y tế thủ đô tiếp tục thực hiện tiêm phòng vaccine cho những người chưa đủ 2 mũi, có kế hoạch tiêm mũi 3 theo sự phân bổ vaccine của Bộ Y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xét nghiệm, quản lý F0, F1 trên quan điểm không chủ quan lơ là, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định: Với quyết tâm tập trung của cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã chủ động, cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Bá !important;o cáo về công tác phòng, chống dịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận tổng số 14.925 ca, trong đó 5.443 ca ngoài cộng đồng. Đáng chú ý, giai đoạn phòng, chống dịch trong tình hình mới tính từ ngày 21/9-10/10 ghi nhận 114 ca mắc (trung bình 5,7 ca/ngày), trong đó có 8 ca ngoài cộng đồng; giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP tính từ ngày 11/10 đến 12 giờ ngày 8/12, thành phố Hà Nội ghi nhận 10.618 ca mắc (trung bình 186 ca/ngày), trong đó 4.123 ngoài cộng đồng.
Theo Phó !important; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, thành phố luôn chủ động, chuẩn bị phương án phòng, chống dịch ở cấp độ cao hơn để không bị động, bất ngờ khi có tình huống xấu xảy ra, song song với việc hồi phục các hoạt động kinh tế-xã hội, giao thương, đi lại của người dân.
Để bảo đảm cô !important;ng tác phòng, chống dịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố bố trí bổ sung nguồn ngân sách cho công tác phòng, chống dịch đáp ứng nhu cầu theo diễn biến tình hình dịch bệnh. Đồng thời bổ sung cơ chế chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu, tuyến y tế cơ sở tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.