' !important;'Chìa khóa'' sàng lọc thông tin an toàn thực phẩm
Thời gian gần đâ !important;y, trên một số trang mạng xã hội và diễn đàn về chăm sóc mẹ và bé chia sẻ thông tin về một số loại thực phẩm “kỵ” nhau, không thể kết hợp và có thể gây ngộ độc khi ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh, các thực phẩm khi kết hợp với nhau tạo ra hợp chất độc hại. Người tiêu dùng cần có kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh thực phẩm và đây là chìa khóa để sàng lọc thông tin trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn.
Một bữa ăn nê !important;n phối hợp nhiều loại thực phẩm
Trước thô !important;ng tin về một số loại thực phẩm không nên kết hợp với nhau, ông Lê Hồng Dũng, Trưởng khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) khẳng định, sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm ăn cùng nhau là có thể xảy ra. Kết quả của sự tương tác này có thể có lợi, giúp làm tăng việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng hoặc không có lợi, làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng khoa học cho thấy, các thực phẩm khi kết hợp với nhau tạo ra hợp chất độc hại.
&ldquo !important;Thông tin trên một số diễn đàn cho rằng, cà chua và khoai tây khi nấu chung với nhau, pectin và nhựa phenolic có trong cà chua kết hợp với lượng tinh bột cao của khoai tây có thể gây nên tình trạng rối loại tiêu hóa, khó tiêu, gây đau bụng, tiêu chảy ở những trẻ có hệ tiêu hóa kém. Điều này là không có cơ sở khoa học, cà chua và khoai tây có thể nấu và ăn cùng nhau. Trong công nghiệp thực phẩm, người ta còn dùng tinh bột khoai tây làm phụ gia để làm sốt cà chua. Khoai tây kết hợp với cà chua là món ăn được nhiều người ưa thích”, ông Lê Hồng Dũng dẫn chứng.
Nhiều người cũng cho rằng, khô !important;ng nên kết hợp sữa với những trái cây như cam, quýt… sẽ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng và rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, theo ông Lê Hồng Dũng, điều này cũng không có cơ sở khoa học. Nếu pha sữa với nước cam thì có thể làm cho mùi vị hỗn hợp nước trở nên khó uống, chứ không gây ra vấn đề về dinh dưỡng hay tiêu hóa.
Phó !important; Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho rằng, trên thị trường thực phẩm trong và ngoài nước đã có những sản phẩm sữa hoa quả, với nhiều hương vị khác nhau, ngon và an toàn. Thậm chí, người ta còn sử dụng đường từ hoa quả thay cho việc sử dụng đường trắng khi kết hợp với sữa tốt cho sức khỏe.
Trước thô !important;ng tin không nên nấu gan lợn với giá đỗ, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Nhung, điều này không đúng về mặt khoa học. Xét về khía cạnh ẩm thực, gan xào giá rất ngon miệng. Thậm chí, gan giàu Vitamin A, sắt khi xào với rau sẽ giúp tăng hấp thụ các vi chất này. Còn về thông tin không nên kết hợp thịt lợn và thịt bò trong cùng bữa ăn của trẻ, xét về khía cạnh ẩm thực hay khoa học dinh dưỡng đều không đúng. Trong một bữa ăn, nếu phối hợp nhiều loại thực phẩm, thì càng đa dạng các chất dinh dưỡng hơn. Còn theo nguyên tắc cơ bản là không nên ăn quá nhiều thực phẩm cung cấp chất đạm vượt quá nhu cầu khuyến nghị, sẽ không tốt cho sức khỏe.
Phò !important;ng tránh ngộ độc cùng 10 nguyên tắc “vàng”
Theo khuyến cá !important;o của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF) và Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn càng đa dạng, càng phối hợp nhiều loại thực phẩm thì càng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bữa ăn hợp lý cần có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, có từ 10 loại thực phẩm trở lên.
Phó !important; Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đưa ra khuyến cáo, bữa ăn hợp lý có từ trên 10 loại thực phẩm, trong đó có 2-3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm, 3-5 loại rau, củ. Tuy nhiên, có một số thực phẩm ít khi kết hợp với nhau, vì thực tế nó không phù hợp với khẩu vị nhiều hơn là do tương tác thực phẩm.
Cá !important;c chuyên gia cũng cho rằng, thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cuộc sống của con người. Thực phẩm xanh, sạch được chế biến đúng phương pháp sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh hơn. Ngược lại, nếu thực phẩm không được lựa chọn đúng cách, không được chế biến cẩn thận sẽ khiến các chất dinh dưỡng mất đi và có thể gây hại đến sức khỏe. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mọi người cần tuân thủ theo 10 nguyên tắc “vàng” trong chế biến thực phẩm an toàn.
Theo Cục An toà !important;n thực phẩm (Bộ Y tế), 10 nguyên tắc “vàng” chính là chọn thực phẩm an toàn, tươi ngon, có nguồn gốc, xuất xứ; thực phẩm cần phải được đun nấu kỹ trước khi ăn; ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín; bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải luôn được khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh; bảo vệ thực phẩm khỏi những loài côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác và sử dụng nguồn nước sạch khi chế biến thực phẩm.
Điều quan trọng để phò !important;ng, chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm, theo ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, đó là người tiêu dùng cũng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng, tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm phải đình chỉ việc sử dụng và niêm phong toàn bộ thực phẩm đó để xác minh, đồng thời báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời và đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
(hanoimoi.com.vn)
Số lượng F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng mạnh ở nhiều địa phương
Hà !important; Nội lần đầu vượt hơn 800 ca nhiễm trong 24 giờ, trong khi đó, số lượng bệnh nhân Covid-19 miền Tây vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Ngà !important;y 9/12, theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, lần đầu Việt Nam chạm mốc 15.300 trường hợp mắc Covid-19. Đây là số lượng ca bệnh được ghi nhận trong 24 giờ cao nhất kể từ đợt dịch bùng phát tại Việt Nam.
Cá !important;c trường hợp F0 phân bố hầu hết tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân chuyển biến nặng, tử vong cũng tăng cao gây áp lực cho hệ thống điều trị.
Hà !important; Nội lần đầu vượt 800 ca nhiễm
Theo bản tin lú !important;c 18h ngày 9/12 của Bộ Y tế, Hà Nội ghi nhận 822 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới sau 24 giờ. Đây là mức F0 được ghi nhận sau 24 giờ cao nhất của thành phố từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Với lượng ca nhiễm ngà !important;y càng tăng nhanh, khoảng 3 ngày gần đây, Hà Nội đã nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành phố ghi nhận lượng F0 trung bình cao nhất trong một tuần.
Hiện toà !important;n bộ 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều ghi nhận F0. Các ổ dịch xuất hiện nhiều và ca nhiễm phát hiện trong cộng đồng cũng được ghi nhận tại khắp 30 quận, huyện.
Song song với số ca mắc mới tăng cao là !important; lượng bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện điều trị lớn. Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà thừa nhận tình hình dịch bệnh hiện nay rất phức tạp. Bà dự báo số ca mắc tiếp tục tăng cao thời gian tới ở tất cả quận, huyện.
Trong ngà !important;y làm việc thứ 3 của HĐND Hà Nội (9/12), bà Hà cho biết Hà Nội có đặc điểm dân cư đông, di biến động phức tạp; dịch bệnh đã lây lan sâu trong cộng đồng, cùng với đó là nguồn bệnh có thể xâm nhập từ địa phương khác và cả tỉnh, thành lân cận sẽ là yếu tố khiến dịch bệnh lây lan.
Hiện Hà !important; Nội chưa rơi vào tình trạng quá tải giường điều tri, song thành phố đang phải huy động ngày càng nhiều cơ sở y tế tham gia điều trị người bệnh Covid-19.
Ngoà !important;i 2 bệnh viện của Trung ương là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 27 bệnh viện của Hà Nội, 3 bệnh viện vừa tham gia điều trị F0 là Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện Thanh Trì và Bệnh viện Tim Hà Nội.
Số F0 tại Đồng Thá !important;p, Sóc Trăng, Cà Mau liên tục tăng
Trong khoảng 2 tuần gần đâ !important;y, Đồng Tháp vẫn duy trì số ca nhiễm cao ở ngưỡng 600-700 F0/ngày.
Trong ngà !important;y 9/12, tỉnh này có 730 ca mắc mới (tăng 5 ca so với hôm 8/12), hơn 42% số F0 được phát hiện trong cộng đồng. Số lượng người đã tiêm đủ liều vaccine mắc bệnh là 280 người. Số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị 7.971 ca, 7.652 ca không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và 59 ca rất nặng.
Tí !important;nh đến ngày 9/12, số người trên 18 tuổi được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 tại Đồng Tháp đạt tỷ lệ 80,15% dân số tỉnh. Tỷ lệ trẻ 12-17 tuổi tiêm vaccine mũi 1 là 88,19%.
Theo phâ !important;n loại cấp độ dịch, hiện toàn tỉnh có một huyện cấp độ 3 (nguy cơ cao) là huyện Châu Thành. 11/12 huyện còn lại thuộc cấp độ 2 (nguy cơ trung bình). Tuy nhiên, đánh giá theo cấp độ phường, xã, thị trấn, toàn tỉnh có đến 39 đơn vị cấp độ 3 và 6 đơn vị cấp độ 4 (nguy cơ rất cao).
Tại cuộc họp khẩn ngà !important;y 7/12, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã cảnh báo nguy cơ quá tải hệ thống y tế nếu số ca nhiễm tiếp tục trên đà tăng kéo dài trong một tuần nữa. Không những thế, năng lực đáp ứng giường điều trị, thuốc, vật tư y tế tại địa phương này cũng đứng trước nguy cơ chạm ngưỡng.
Theo cô !important;ng bố của Bộ Y tế, trong nhiều ngày qua, số ca nhiễm của Cà Mau liên tục tăng cao, liên tục rơi vào nhóm 10 địa phương có lượng F0 trung bình cao nhất trong một tuần.
Theo quyết định điều chỉnh cấp độ dịch được á !important;p dụng ngày 9/12, Sóc Trăng đã nâng cấp độ dịch lên cấp 3 (nguy cơ cao, vùng cam). Với cấp độ huyện, thị xã, thành phố có 8/11 đơn vị thuộc vùng cam, 2/11 đơn vị thuộc cấp 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình) và 1 đơn vị thuộc cấp độ 1 (vùng xanh, bình thường mới).
Theo bá !important;o Sóc Trăng, bác sĩ Trần Thành Tuấn, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho biết hiện nay, tất cả tầng điều trị tại các cơ sở điều trị F0 đều quá tải.
Do đó !important;, việc điều trị F0 đủ điều kiện tại nhà là giải pháp kịp thời khi số lượng F0 đủ tiêu chuẩn cách ly tại nhà hiện tại chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là điều này góp phần giảm tải, giảm áp lực cho các cơ sở y tế, cũng là đáp ứng mong muốn của đại bộ phận người dân.
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, chiều 9/12, đoà !important;n cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) gồm 30 người đã đến hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng phòng, chống dịch Covid-19. Lực lượng này sẽ hỗ trợ chuyên môn cho Sóc Trăng về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19.
Số ca nhiễm tại Cần Thơ đã !important; giảm hơn trong 2 ngày gần đây, chỉ còn mức 600 ca F0/ngày so với thời điểm 900-1.000 ca bệnh. Hiện tại, Cần Thơ tập trung cách ly, điều trị F0 tại nhà với khoảng 14.859 người. Trong khi đó, số lượng F0 ở tầng 2 cũng giảm đáng kể, hiện còn 1.856 bệnh nhân điều trị trên tổng số 2.120 giường.
Tuy nhiê !important;n, số lượng giường điều trị bệnh nhân nặng ở tầng 3 của thành phố này đang vượt quá công suất. Hiện tầng 3 có 490 bệnh nhân, tuy nhiên, quy mô điều trị chỉ có 330 giường.
Bê !important;n cạnh đó, số lượng bệnh nhân nặng tại Cần Thơ cũng tăng với 215 ca thở oxy qua mặt nạ, 37 bệnh nhân thở oxy dòng cao (HFNC), 58 trường hợp thở máy và 2 ca lọc máu. Ngoài ra, một bệnh nhân khác phải can thiệp ECMO.
Cá !important;c số liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Cần Thơ cũng đạt tiến độ khả năng. Hiện thành phố này có 80,13% người trên 50 tuổi tiêm đủ liều vaccine. Số lượng người trên 18 tuổi tiêm đủ liều là 91,9%, số trẻ 12-17 tuổi tiêm một liều vaccine là 91,58%.
Số lượng mũi tiê !important;m giảm
Theo Dữ liệu tiê !important;m theo ngày của Cổng thông tin tiêm chủng (Bộ Y tế), số lượng mũi vaccine tiêm trong ngày tại Việt Nam trong những ngày qua không cao.
Bộ Y tế cho biết cơ quan nà !important;y đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân trong độ tuổi chỉ định, đảm bảo tiêm chủng an toàn. Bộ Y tế cũng đặc biệt lưu ý và đề nghị ưu tiên tiêm chủng cho người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.
Theo Thô !important;ng báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về vaccine, thuốc điều trị Covid-19 từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt toàn ngành thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, chậm nhất đến 31/12 phải cơ bản hoàn thành 100% mũi 2 cho người trên 18 tuổi.
Địa phương nà !important;o không hoàn thành mục tiêu này đồng chí Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trước nguy cơ xâ !important;m nhập từ biến chủng mới, Bộ Y tế và các địa phương đang tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra.
Trê !important;n cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan này đề nghị các tỉnh, thành phố chuẩn bị phương án về vaccine, thuốc điều trị và biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của SARS-CoV-2.
(zingnews.vn)
Test nhanh dương tí !important;nh, nhiều F0 tự đến viện
Người phụ nữ 70 tuổi, ở đường Lê !important; Thanh Nghị, sáng 9/12 cùng con gái đến Bệnh viện Thanh Nhàn sau khi tự test nhanh tại nhà kết quả dương tính.
Bà !important; cho biết gia đình mua test nhanh về nhà để tự xét nghiệm hàng tuần. Sáng, bà bị ho, khản tiếng nhiều, test nhanh dương tính nên được con gái chở tới Bệnh viện Thanh Nhàn. Nhân viên y tế hướng dẫn mẹ con bà vào phòng khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm PCR, chờ kết quả tại buồng cách ly riêng. Bà đã tiêm đủ hai mũi vaccine, không rõ mình lây nhiễm từ đâu.
Trả lời VnExpress, bá !important;c sĩ Nguyễn Thị Thu Hường (Trưởng đơn nguyên điều trị Covid-19), Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết người phụ nữ này không phải trường hợp đầu tiên test nhanh dương tính tự vào viện. Có lúc, bệnh viện tiếp nhận 20 trường hợp tương tự. Hầu hết mọi người đến viện với tâm lý lo lắng, mong muốn được điều trị Covid-19 tại bệnh viện thay vì cơ sở thu dung. Một số ít không được cán bộ y tế địa phương hướng dẫn, khó liên hệ y tế cơ sở nên tự đến bệnh viện.
" !important;Việc này trái với quy định phân luồng, tiếp nhận F0 hiện hành tại Hà Nội, là cơ sở y tế tuyến dưới tiếp nhận, phân loại F0, sau đó chuyển đến tầng điều trị phù hợp và còn khả năng tiếp nhận", bác sĩ Hường nói.
Thô !important;ng thường, với F0 nhẹ, bệnh viện sẽ liên hệ và chuyển họ đến cơ sở thu dung tuyến dưới, ví dụ cơ sở ở Thượng Thanh (Long Biên), Đền Lừ (Hoàng Mai), khu điều trị F0 nhẹ ở Đại học Phenikaa. Những người dương tính có dấu hiệu trở nặng, phải điều trị ở tầng 2, sẽ được cho nhập viện. Ngoài ra, Sở Y tế phân các tầng điều trị F0 với tầng một là tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách; tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.
Bệnh viện Thanh Nhà !important;n được phân công điều trị F0 ở tầng 2-3, không tiếp nhận F0 nhẹ. Viện đang điều trị 120 F0, trong đó 20-30 trường hợp phải thở oxy trở lên, không có ca nào can thiệp ECMO (tim phổi ngoài cơ thể).
Tại bệnh viện Đức Giang, bá !important;c sĩ Nguyễn Văn Thường (giám đốc) cho biết mỗi ngày tiếp nhận vài F0 tự đến sau khi test nhanh tại nhà. Các bác sĩ đưa họ sang khu sàng lọc cách ly, xét nghiệm PCR để khẳng định.
Theo bá !important;c sĩ Thường, bệnh viện có hai quy trình tiếp nhận F0. Đầu tiên là quy trình từ ngoài vào, mọi F0 đến đều được báo trước để bệnh viện chuẩn bị các bước tiếp nhận. F0 được ôtô chuyên dụng đưa đến, không được tự ý di chuyển. Hiện, Hà Nội có 140 xe cấp cứu đã được đăng ký trên hệ thống phần mềm điều hành của ngành y tế; 500 lái xe của 13 đơn vị vận tải đã được tập huấn để đảm bảo vận chuyển F0 trên địa bàn.
Quy trì !important;nh hai dành cho nhóm được phát hiện tại bệnh viện, ở khu sàng lọc. F0 xét nghiệm PCR dương tính được chuyển vào khu cách ly bệnh viện và phân tầng theo quy định của Sở Y tế. "Một số trường hợp test âm thì được về, số dương đưa vào khu điều trị bệnh viện để theo dõi", bác sĩ nói. Hiện bệnh viện có khoảng 158 F0, hơn 20 bệnh nhân nặng, còn lại bệnh nhân trung bình hoặc có yếu tố nguy cơ.
Quy trì !important;nh này cũng được áp dụng tại các bệnh viện khác trên địa bàn. Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải (Phó giám đốc bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Đại học Y Hà Nội ), bệnh viện chỉ tiếp nhận bệnh nhân đã được xét nghiệm dương tính và có liên hệ trước qua đường dây nóng. Trong quá trình chuyển đến viện, nhân viên y tế sẽ hoàn tất mọi thông tin, tình trạng bệnh để không mất nhiều thời gian làm thủ tục. Tại khu vực tiếp đón cấp cứu, bác sĩ sơ cứu, đánh giá tình hình rồi chuyển bệnh nhân vào buồng điều trị. Hiện, Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 chăm sóc hơn gần 200 F0, chủ yếu nhẹ, không triệu chứng.
Bá !important;c sĩ Cao Đức Chinh (Phó giám đốc Bệnh viện Hà Đông), phụ trách chuyên môn cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Pháp vân - Tứ hiệp, Hoàng Mai, cho biết chỉ bệnh nhân được xét nghiệm PCR dương tính mới vào khu điều trị. Hiện, cơ sở này điều trị cho hơn 1.800 F0 trên địa bàn Hà Nội. Toàn bộ F0 đều do cơ sở y tế địa phương liên hệ và trung tâm cấp cứu 115 vận chuyển đến.
Ô !important;ng Khổng Minh Tuấn (Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội - CDC) khẳng định F0 sau khi có kết quả dương tính, cơ sở y tế liên hệ đến bệnh viện thu dung để tiếp nhận F0, "cố gắng đáp ứng kịp thời" chứ không phải F0 tự liên hệ đến cơ sở điều trị. Còn F1 nghi nhiễm cũng được thông báo và hướng dẫn cách ly như một F0, được xét nghiệm khẳng định, nếu dương sẽ có nhân viên y tế đến để đưa đi bệnh viện chứ không phải tự đi. Tất cả quy trình cần thực hiện phải chính xác, cẩn thận, nguyên tắc không để dịch bùng phát.
" !important;Tuy nhiên, di chuyển bệnh nhân vào lúc nào, đến cơ sở nào phụ thuộc vào quy định phân luồng, số giường còn trống, tình trạng người bệnh và năng lực đáp ứng của hệ thống y tế tại thời điểm đấy", ông Tuấn nói. Do đó, khi F0 tự đi viện, nguy cơ lây nhiễm, quá tải bệnh viện tăng lên. Bệnh viện phải phân luồng, cách ly người nghi nhiễm và làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định. Thời gian chờ đợi kết quả lâu, thường mất vài tiếng nên có thể lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Trước tì !important;nh hình đó, bác sĩ Hường kiến nghị Sở Y tế đào tạo cán bộ y tế cấp huyện và trung tâm y tế phường biết cách phân tầng và giám sát, hướng dẫn F0 kịp thời. Sở Y tế tập huấn cho nhân viên y tế kiến thức chuyên môn chăm sóc F0, để họ tin tưởng, yên tâm theo dõi tại nhà, tránh trực tiếp đến viện gây khó và rối phân luồng điều trị.
Với người dâ !important;n, bác sĩ khuyến cáo nếu test nhanh dương tính ở nhà, cần khai báo ngay cho cơ sở y tế địa phương nơi cư trú để đơn vị này báo cáo CDC Hà Nội, cử người đến lẫy mẫu xét nghiệm RT-PCR. Trong thời gian chờ đợi y tế, mọi người liên hệ chặt với cán bộ y tế phường để theo dõi triệu chứng gì và đi viện ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Cán bộ y tế phường trực tiếp hướng dẫn phân tầng, có trách nhiệm phân loại và giúp đưa F0 đến nơi thu dung để điều trị đúng tầng, tránh quá tải cho cơ sở y tế.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngà !important;y 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 14.925 ca nhiễm, trong đó 5.443 ca cộng đồng. Từ ngày 11/10 đến 12h ngày 8/12, thành phố ghi nhận 10.618 trường hợp dương tính (trung bình 186 ca mỗi ngày) với 4.123 ca nhiễm cộng đồng.
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp và !important; số ca nhiễm liên tục tăng, lãnh đạo ngành y tế thủ đô dự báo sẽ lên đến hàng nghìn trường hợp dương tính mỗi ngày. Tuy nhiên, thành phố đã đạt tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 cao (trên 95% người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ liều) nên hầu hết ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng (khoảng 92%), có thể điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động, theo Giám đốc Sở Y tế.
Hiện, thà !important;nh phố đã triển khai cách ly F1, điều trị F0 nhẹ tại nhà ở tất cả 30 quận, huyện thị xã. Rà soát trên 2,1 triệu hộ dân, hơn 800.000 hộ đủ điều kiện, hiện 15.359 F1, hàng trăm F0 nhẹ đã điều trị tại nhà.
(vnexpress.net)
Nhiều nhà !important; cả gia đình là F0, bệnh nhân nặng hầu như chưa tiêm vaccine
Đa số cá !important;c bệnh nhân phải thở máy tại Bệnh viện Thanh Nhàn là người già có bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc không tiêm vaccine.
Phần lớn F0 nặng là !important; người cao tuổi, nhiều bệnh nền
Bệnh viện Thanh Nhà !important;n là "tuyến cuối" trong điều trị Covid-19 tại Hà Nội. Thời gian vừa qua, khi tình hình dịch tại Thủ đô leo thang, số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị cũng gia tăng nhanh.
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyê !important;n chống dịch, Bệnh viện Thanh Nhàn, gần đây, bệnh viện tiếp nhận điều trị thường xuyên trên 100 bệnh nhân Covid-19, đều là các bệnh nhân thuộc tầng 2 và tầng 3 trong hệ thống phân tầng điều trị.
Hiện tại, có !important; khoảng 120 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Trong số này, có khoảng 36 bệnh nhân thuộc tầng 3 (từ mức độ thở oxy cho đến phải can thiệp máy thở), trong đó có 8 bệnh nhân phải thở máy.
" !important;Đa số các bệnh nhân trở nặng là người chưa tiêm vaccine Covid-19, chỉ tiêm một mũi hoặc tiêm đủ 2 mũi nhưng chưa đủ thời gian để sinh kháng thể. Đại đa số các trường hợp nằm trong khoảng 80 - 90 tuổi. Các bệnh nhân cũng có rất nhiều bệnh lý nền. Do đó, khi bệnh nhân trở nặng gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị", BS Hường thông tin.
Hầu hết cá !important;c bệnh nhân phải thở máy là người già có bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc không tiêm vaccine.
Một trong những ca bệnh nặng nhất đang điều trị tại bệnh viện là !important; một bệnh nhân nam, 86 tuổi, có tiền sử bệnh lý nền tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận và chưa tiêm vaccine Covid-19.
" !important;Bệnh nhân được chuyển từ Sơn Tây xuống cách đây gần một tuần. Thời điểm vừa chuyển xuống, bệnh nhân đã suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy, hiện bệnh nhân đang phải lọc máu liên tục. Bệnh nhân có tình trạng bão Cytokines nhưng vì suy gan, suy thận nên không thể điều trị bằng thuốc kháng virus", BS Hường thông tin.
Từ thực tế nhiều bệnh nhâ !important;n nặng là người cao tuổi chưa tiêm vaccine Covid-19, chuyên gia này cũng khuyến cáo: "Nhiều gia đình có quan điểm bố mẹ già không đi đâu nên không cần tiêm vaccine nhưng đó lại là suy nghĩ sai lầm. Nguồn lây cho người già thường là từ con cái đi ra ngoài tiếp xúc nhiều và mang mầm bệnh về. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo việc tiêm phòng vaccine Covid-19 là rất cần thiết cho người cao tuổi, người có bệnh nền".
Nhiều trường hợp cả gia đì !important;nh là F0
Từ thực tế tại bệnh viện, BS Hường nhận định, cá !important;c F0 thường có tính chất lây nhiễm theo gia đình. Nhiều trường hợp một người mắc Covid-19 thì cả nhà cũng bị lây nhiễm.
" !important;Trong đợt dịch mới này, chúng tôi ghi nhận sự gia tăng các trường hợp trẻ em mắc Covid-19, đa phần đều bị lây nhiễm trong gia đình. Tuy nhiên, đáng chú ý là các trẻ em khi mắc bệnh chưa ghi nhận trẻ bị nặng, không có diễn biến cần can thiệp về hô hấp. Tình trạng bệnh ở trẻ diễn biến tương tự như bệnh cúm thông thường. Trẻ thường chỉ bị ho, sốt trong 2 - 3 ngày đầu và sau đó bệnh qua đi rất nhanh", BS Hường nói.
Theo BS Hường, hiện tại cá !important;c nhân viên y tế của bệnh viện đang làm việc với cường độ cao để đáp ứng với tình trạng số lượng F0 nhập viện gia tăng nhanh.
" !important;Bệnh viện đang được tổ chức thành 3 vòng. Vòng lõi là lực lượng y, bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19; vòng tiếp theo là các bác sĩ trưởng khoa sẽ phụ trách từng khu vực; vòng ngoài, chúng tôi có tiểu ban chống dịch có thể kết nối hoặc giao ban trực tuyến, để khi bệnh nhân trở nặng sẽ có sự hội chẩn kịp thời, hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ chuyển tuyến cho bệnh nhân", BS Hường cho hay.
Trong tì !important;nh trạng F0 gia tăng nhanh, theo BS Hường, Bệnh viện Thanh Nhàn có sự điều phối nhân lực phù hợp theo từng cấp độ tầng. Đặc biệt ở tầng 3 đòi hỏi nhân lực lớn, vì khi chăm sóc các bệnh nhân thở máy phải có ca, kíp và nhân lực được đào tạo về hồi sức.