Thay đổi cá !important;ch đánh giá cấp độ dịch để thích ứng
Phó !important; Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu Bộ Y tế rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch Covid-19 để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.
Nhiều chuyê !important;n gia y tế cũng đồng tình với nội dung này, và cho rằng, không nên dựa vào số ca mắc mắc mới, mà căn cứ vào số ca diễn biến nặng, ca tử vong để đánh giá tình hình dịch.
Khô !important;ng quá quan trọng số ca mắc mới
Theo Quyết định 4800/QĐ-BYT Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về " !important;Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" được ban hành ngày 12/10/2021 có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch Covid-19. Đó là tiêu chí về số ca mắc mới tại cộng đồng; về tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine và tiêu chí về đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Hướng dẫn nê !important;u rõ, trường hợp không đạt được tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch. Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu về tỷ lệ tiêm vaccine của người cao tuổi (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc). Tuy nhiên, dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá cấp độ dịch hiện nay không còn phù hợp.
Theo lã !important;nh đạo Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tỷ lệ ca nhiễm ở các địa phương có số ca mắc lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... đã giảm sâu. Tỷ lệ tử vong cũng giảm, có lúc giảm xuống hơn 50 ca một ngày. Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của người dân cũng tăng cao, sẽ sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện cả nước có hơn 70 triệu người đã tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 2, hơn 10 triệu người đã tiêm mũi 3. Các địa phương vẫn đang tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vaccine mũi 3 cho toàn bộ người dân đủ điều kiện tiêm chủng.
Tại Hà !important; Nội, hiện số ca mắc mới gần 3.000 ca mỗi ngày, những ngày tới có thể trên con số trên 3.000 F0/ngày. Tuy nhiên, số ca bệnh diễn biến nặng và số bệnh nhân tử vong rất thấp. Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến sáng 10/1, toàn TP có 46.647 F0 đang điều trị, trong đó chủ yếu là theo dõi, điều trị tại nhà với 36.460 trường hợp, có 267 bệnh nhân diễn biến nặng. Số bệnh nhân tử vong trong những ngày qua trên dưới 10 ca/ngày, bệnh nhân diễn biến nặng 267 người/46.647 F0 đang điều trị.
Lã !important;nh đạo Bộ Y tế cho rằng, với diễn biến dịch bệnh hiện nay, tiêu chí đánh giá số ca nhiễm mới trên 100.000 dân một tuần không còn quá quan trọng. Xu hướng hiện nay là tập trung dựa vào tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong và tình hình đáp ứng thu dung, điều trị của các địa phương để đánh giá tình hình dịch bệnh.
Muốn thí !important;ch ứng phải thay đổi
Bộ Y tế đã !important; giao Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp xây dựng chiến lược tổng thể phòng, chống Covid-19, điều chỉnh một số tiêu chí so với hướng dẫn tạm thời trước đây. Bộ Y tế cũng sẽ đề nghị các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch (4 cấp độ) càng chia nhỏ càng tốt, đánh giá tới từng cụm dân cư, từng khu phố...
&ldquo !important;Khi đó, chúng ta sẽ có các biện pháp chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sinh hoạt của địa phương trên diện rộng” - lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh.
Hiện nay đang có !important; tình trạng bất cập, một số địa phương yêu cầu người trở về từ vùng đỏ, vùng cam phải tự cách ly theo dõi tại nhà 7 ngày. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp người dân ở quận vùng cam, nhưng xã, phường nơi cư trú lại vùng xanh, nhưng khi về quê vẫn phải cách ly. Ngược lại, có tình trạng người dân ở xã phường vùng cam, nhưng lại thuộc quận, huyện vùng xanh, rất khó để xác định có phải cách ly hay không khi di chuyển đến địa phương khác.
Đề xuất thay đổi cá !important;ch đánh giá về cấp độ dịch được nhiều chuyên gia đồng tình. PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam thay đổi tiêu chí đánh giá cấp độ dịch bệnh và chỉ nên cập nhật số ca bệnh nặng, tử vong. Ngoài việc bao phủ vaccine đạt tỷ lệ cao, Việt Nam đang thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với Covid-19.
Vì !important; vậy, việc đếm số ca nhiễm mới hằng ngày "không còn có quá nhiều ý nghĩa quan trọng". Quan trọng hiện nay, ngành y tế và các địa phương nên phân loại bệnh nhân nặng và tử vong theo các nhóm đã tiêm vaccine, chưa tiêm vaccine, có bệnh nền, nhập viện điều trị muộn.
Việc phâ !important;n loại cần được sát sao hơn, tránh bỏ sót trường hợp bệnh nhân nặng ngoài cộng đồng không được nhập viện điều trị kịp thời; ngược lại, những bệnh nhân nhẹ, đủ điều kiện cách ly tại nhà thì nên được theo dõi tại nhà. Việc này một số địa phương còn cứng nhắc khi thực hiện. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, mục tiêu hàng đầu của ngành y tế hiện nay là bảo vệ nhóm nguy cơ cao.
Cò !important;n theo TS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, thay vì thông báo số ca nhiễm mới hàng ngày, các bản tin dịch tễ nên công bố cho người dân biết về số ca tử vong, độ tuổi tử vong, tình trạng tiêm vaccine và các bệnh lý nền.
Đề cập đến vấn đề nà !important;y, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng trong bối cảnh "bình thường mới", việc tăng cường giao thương và hoạt động sản xuất khiến số ca nhiễm tăng cao là xu hướng tất yếu.
" !important;Người dân không nên nhìn vào tổng số ca nhiễm mỗi ngày mà hoang mang, bởi hầu hết người từ 12 tuổi đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine. Con số đáng lo ngại là tỷ lệ bệnh nhân nặng và ca tử vong. Hiện chúng ta cần tập trung kéo giảm 2 con số này", PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nói.
Lo ngại về địa có !important; có số ca mắc cao nhất cả nước trong suốt mấy tuần qua là Hà Nội, theo nhiều chuyên gia y tế, không quá lo ngại trước số ca mắc hàng ngày tại Thủ đô cũng như cả nước. Thực tế, tỷ lệ tử vong của Hà Nội thấp, hiện trên dưới 10 ca/tử vong mỗi ngày, chủ yếu rơi vào người cao tuổi, có bệnh lý nền. Hà Nội hiện nay cũng đang dần thích ứng khi nhiều địa bàn đón học sinh trở lại, mở cửa các hoạt động giao thương, các phương tiện công cộng. Tại điểm ghi nhận F0 cũng không còn lập rào chắn, phong tỏa cả khu, cả tầng như trước đây mà chỉ cách ly tại nơi F0 sinh sống.
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho rằng, số ca Covid-19 tăng nóng thời gian gần đây đã nằm trong kịch bản được lường trước và sẵn sàng ứng phó. Trong bối cảnh hiện tại, ngành y tế TP đang nỗ lực để bảo vệ người yếu thế, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, giảm tỷ lệ tử vong ở những trường hợp này.
Việc phải đá !important;nh giá lại cấp độ dịch để “thích ứng” là vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện nay. Dù không quá quan trong số ca mắc mới, nhưng theo khuyến cáo của Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê: “Tình hình dịch trên thế giới và Việt Nam đang phức tạp. Chúng ta đã vượt giai đoạn gay cấn nhất của làn sóng dịch thứ tư, tuy nhiên vẫn phải chuẩn bị các điều kiện để đón các làn sóng dịch mới, khi chủng Omicron lây lan trong cộng đồng. Vì vậy người dân không được lơ là, chủ quan".
Kinhtedothi.vn
Hà !important; Nội: Số ca F0 nặng, nguy kịch tăng
Ngà !important;y 10/1, Hà Nội ghi nhận hơn 2.800 ca mắc COVID-19, tiếp tục đứng đầu cả nước. Đáng chú ý, ngày 9/1 có tới 17 trường hợp tử vong do COVID-19, số ca chết cao nhất từ khi dịch xuất hiện tại Thủ đô. Các chuyên gia y tế cho rằng không nên đếm số ca mắc mà tập trung phân tích nguyên nhân ca nặng, tử vong để tìm giải pháp giảm.
Thống kê !important; của Bộ Y tế, hiện có 450 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch, tăng hơn 40 ca so với 2 ngày trước (ngày 8/1). Trong các bệnh nhân nặng, nguy kịch có gần 400 ca thở ô xy qua mặt nạ, gọng kính (tăng 24%), số còn lại là bệnh nhân thở máy, lọc máu và đặt ECMO (hệ thống tim phổi ngoài màng cơ thể).
Tí !important;nh đến hết ngày 9/1, toàn thành phố có hơn 46.600 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị và cách li. Các bệnh viện của Hà Nội đang điều trị cho gần 3.000 bệnh nhân ở tầng 2 và 3. Hiện có hơn 43.300 F0 thuộc tầng 1, chiếm 93% tổng bệnh nhân đang điều trị tại Hà Nội. Từ 29/4 đến nay, Hà Nội có 260 bệnh nhân tử vong. Tỉ lệ tử vong trên tổng số mắc tăng từ 0,3% lên 0,4%.
PGS.TS Hoà !important;ng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho biết hiện có khoảng 200 bệnh nhân điều trị tại đây. Trong đó hơn 1 nửa là bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải can thiệp ECMO, thở máy, HFNC, ô xy mask/gọng kính...
&ldquo !important;Tổn thương nặng nhất trong COVID-19 là tổn thương phổi, hô hấp, đòi hỏi nhiều thời gian phục hồi của cơ thể, có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của bệnh nhân. Thậm chí, những người bị tổn thương phổi lớn hai bên, không còn khoảng lành rất khó hồi phục”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết.
Ngoà !important;i ra có những tổn thương khác như bệnh nhân nằm hồi sức lâu sẽ bị yếu cơ do bệnh lí hồi sức, dùng thuốc, thở máy, bị loét, tì đè. Trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân cũng có thể bị đột quỵ do tình trạng tăng đông máu, sự tương tác với bệnh lí nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu.
Tập trung phâ !important;n tích số ca nặng và tử vong
Phâ !important;n tích về tình hình dịch tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, khẳng định: “Hiện chưa phải là đỉnh dịch vì số ca mắc tại Thủ đô sẽ còn tăng từ giờ đến Tết Nguyên đán do chủng Delta lây nhiễm nhanh, chưa kể biến thể mới Omicron với tốc độ lây lan nhanh đã được ghi nhận tại nước ta.
Thê !important;m nữa dịch đã lan rộng ở cộng đồng, gần tết người dân giao thương, đi lại nhiều sẽ gia tăng F0. Dự kiến đỉnh dịch sẽ đến vào sau Tết Nguyên đán. Chúng ta không nên quan tâm nhiều đến số ca hôm nay bao nhiêu, tăng cao như thế nào, nên tập trung vào số ca nặng, ca tử vong. Chúng ta không khống chế được ca mắc, chỉ khống chế được ca tử vong”.
Theo PGS.TS Hù !important;ng, ngành y tế Hà Nội cần phân tích các ca tử vong thuộc đối tượng nào, đã tiêm vắc xin hay chưa và phân tích nguyên nhân tử vong. Trong đó phải nêu rõ nguyên nhân tử vong do tiếp cận y tế muộn, điều trị muộn hay không, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong.
&ldquo !important;Với trung bình 200 bệnh nhân điều trị mỗi ngày, bệnh viện xác định đây là giai đoạn 2. Trong tình huống xấu khi lượng bệnh nhân nặng tăng nhanh, viện chuyển sang giai đoạn 3 với công suất tối đa là 500-700 giường ICU. Nhân lực cho giai đoạn này cần huy động tới 1.500 thầy thuốc, tình nguyện viên”.
Cù !important;ng quan điểm, PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho rằng nên tập trung vào số ca nặng, ca có nguy cơ chuyển nặng thay vì việc quan tâm ca nhiễm tăng từng ngày. Trong đó cần phát hiện sớm các ca nguy cơ để đưa vào bệnh viện điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỉ lệ tử vong.
Về vấn đề cá !important;ch li và điều trị F0 tại nhà, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng đề xuất, Hà Nội nên mở rộng cách li, điều trị tại nhà đối với F1 và F0, mở rộng thêm các đối tượng trên 50 tuổi, không có bệnh nền và đủ các điều kiện cách li.
Theo TS. Hải, với những F0 nê !important;n cho ở nhà, người thân có thể chăm sóc, theo dõi sát, phát hiện nguy cơ trở nặng. “Nếu đưa đến các cơ sở thu dung sẽ là gánh nặng cho ngành y tế, nhân viên quá tải. Chúng ta hoàn toàn có thể cho người bệnh ở nhà tùy theo triệu chứng của người bệnh”, TS. Hải nói.
Cá !important;c chuyên gia y tế cũng cho rằng Hà Nội nên có nhiều đội y tế lưu động, y tế phường, y tế khu phố để phát hiện chuyển nặng và đưa lên tuyến trên kịp thời.
Tienphong.vn
Hà !important; Nội tập trung ứng phó dịch Covid-19
Liê !important;n tục trong những ngày gần đây, thành phố Hà Nội ghi nhận số ca mắc Covid-19 dẫn đầu cả nước, trung bình mỗi ngày số ca mắc từ 2.700 đến hơn 2.800 ca.
Trước tì !important;nh hình này, thành phố Hà Nội đang tập trung thực hiện ba giải pháp chính để phòng, chống dịch Covid-19 là tăng cường tiêm vaccine mũi nhắc lại và mũi bổ sung; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.
Bảo vệ người thuộc nhó !important;m nguy cơ cao
Nhằm tăng cường quản lý !important;, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã rà soát, lập các tổ tiêm vắc-xin lưu động cho những người già, người mắc bệnh nền, nhất là những người không đi lại được (trừ những trường hợp chống chỉ định). Từ ngày 6 đến 9/1, các phường trên địa bàn quận Ba Đình đã lập các tổ tiêm chủng, mỗi tổ có từ năm đến sáu thành viên gồm bác sĩ, y tá, công an, thành viên Trung tâm Y tế quận và cán bộ phường đến từng nhà vận động, tư vấn và tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ cao. Vaccine tiêm sử dụng cho nhóm đối tượng nguy cơ cao là Pfizer, được bảo quản, vận chuyển trong thùng lạnh theo quy định.
Những người cao tuổi có !important; các bệnh nền như gút, tiểu đường, huyết áp, đau chân không đi được... gặp khó khăn đi lại đã được tiêm phòng ngay tại nhà. Công tác thăm khám, tiêm chủng được thực hiện chu đáo. Bà Nguyễn Thùy Dương, 75 tuổi, sống tại phường Ngọc Khánh cho biết, bà bị tai biến không đi lại được, được tổ tiêm chủng của phường đến tận nhà thăm khám, tiêm vắc-xin. Đến ngày 9/1, 850 người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19 trên địa bàn quận đã được tiêm chủng. Trung tâm Y tế quận Ba Đình phối hợp các phòng khám, bệnh viện trên địa bàn và năm đội cấp cứu thường trực tại các phường Ngọc Khánh, Liễu Giai, Đội Cấn, Trúc Bạch, Điện Biên sẵn sàng cấp cứu những trường hợp có phản vệ sau tiêm.
Tại quận Hai Bà !important; Trưng, từ ngày 31/12/2021 đến 8/1/2022, Trung tâm Y tế quận triển khai tiêm vaccine tại nhà cho gần 900 người già yếu, người mắc bệnh lý, người mất tri giác, mất năng lực hành vi,... Mỗi dây chuyền tiêm gồm có hai cán bộ y tế, trong đó một cán bộ khám phân loại, một cán bộ thực hành tiêm chủng và ít nhất một trong hai cán bộ y tế đã được tập huấn về xử trí phản vệ theo quy định. Cán bộ y tế cũng hướng dẫn cho người được tiêm chủng và người nhà theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong vòng 24 giờ, tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong bảy ngày đầu sau tiêm chủng và thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường. Các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa... cũng đồng loạt tổ chức tiêm vaccine tại nhà cho người dân thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19.
Toà !important;n thành phố Hà Nội hiện có khoảng 47 nghìn trường hợp F0 được điều trị và cách ly. Trong đó, điều trị tại các cơ sở thu dung cấp quận, huyện là hơn sáu nghìn trường hợp, theo dõi cách ly điều trị tại nhà là khoảng 37 nghìn người. Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà khẳng định, giải pháp quan trọng để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô hiện nay là cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.
Sở Y tế đã !important; chuẩn bị các gói thuốc A, B, C để chủ động cấp phát cho bệnh nhân Covid-19. Trong đó, chuẩn bị gần 19 nghìn túi thuốc C (gồm có thuốc kháng vỉuus Molnupiravir điều trị Covid-19 thể nhẹ), đã cấp phát được hơn 12 nghìn túi để các đơn vị chuyển tới các F0 đang điều trị tại nhà. Số lượng túi thuốc C còn lại sẽ tiếp tục chuyển cho các bệnh nhân trong thời gian tới. Sở Y tế đã ban hành các hướng dẫn cho F0 điều trị tại nhà, nhất là trong sử dụng thuốc Molnupiravir.
Tí !important;ch cực hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Để cá !important;c F0 yên tâm điều trị tại nhà và các cơ sở thu dung tại địa phương, ngành y tế cùng chính quyền địa phương, các đoàn thể đang cùng nhau tích cực chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân Covid-19. Cùng với việc cấp phát thuốc, hằng ngày các nhân viên y tế ở cơ sở hướng dẫn các F0 cách sử dụng thuốc, từ uống thuốc hạ sốt, vitamin C, thuốc ho đến đo nhịp tim, nồng độ ô-xy trong máu... Chủ tịch UBND phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) Nguyễn Văn Đức cho biết, đầu giờ sáng, các F0 đang điều trị tại nhà cập nhật tình hình sức khỏe lên phần mềm, nhân viên y tế đánh giá thang điểm qua phần mềm, gọi điện thoại hỏi thăm và nắm bắt tình hình.
Cá !important;c trường hợp F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà cũng được hướng dẫn ngủ phòng riêng, sử dụng nhà tắm riêng và dùng vật dụng sinh hoạt riêng để tránh lây lan Covid-19. Đồng thời, tổ hỗ trợ, theo dõi F0 điều trị tại nhà kiểm tra, theo dõi sức khỏe F0, kịp thời báo cáo cán bộ y tế phường những tình huống phát sinh như chuyển tầng đối với những trường hợp có triệu chứng nặng theo quy định. Tại Trạm Y tế lưu động số 3 của thị xã Sơn Tây, các lực lượng y, bác sĩ của thị xã, cán bộ trạm y tế xã và tổ tình nguyện viên là thành viên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể như công an, quân sự, phụ nữ, thanh niên... tham gia điều trị cho các F0 đang thu dung tại đây. Hằng ngày, nhân viên y tế theo dõi diễn tiến sức khỏe, cấp thuốc điều trị và nấu cơm ba bữa/ngày..., để các F0 yên tâm chữa bệnh.
Mới đâ !important;y, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội đã triển khai mô hình “ATM ô-xy” tới toàn bộ 579 xã, phường, thị trấn của Thủ đô. Anh Đỗ Chí, thành viên đội “ATM ô-xy” phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) cho biết: “Điện thoại của chúng tôi luôn mở 24/24 giờ, khi nhận được yêu cầu, chúng tôi lập tức đến trạm, nhận bình ô-xy chuyển đến nhà bệnh nhân, cùng nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời người bệnh đang gặp triệu chứng khó thở”. Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Nguyễn Đức Tiến cho biết, hiện hệ thống “ATM ô-xy” được trang bị 1.000 bình ô-xy loại 8 lít, 200 bình loại 40 lít, 800 đồng hồ, 50 máy ô-xy các loại 7 lít, 10 lít cùng 500 bộ chia ô-xy.
Bê !important;n cạnh đó, gần 12 nghìn đoàn viên thanh niên trên địa bàn tình nguyện tham gia tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 tại tất cả 579 xã, phường, thị trấn, như tham gia Tổ hỗ trợ điều trị F0 tại nhà, chuẩn bị cơ sở vật chất cho các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung và túc trực tại các khu cách ly tập trung; hơn 7.400 tình nguyện viên tham gia điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ tiêm chủng. Sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể đã giúp các trường hợp F0 yên tâm điều trị tại nhà, sớm phục hồi sức khỏe, tránh quá tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
Từ đầu thá !important;ng 1/2022 đến nay, 108 cán bộ, công chức quận Tây Hồ đã tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các phường trên địa bàn. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Nguyễn Tiến Mạnh đảm nhiệm chức Tổ trưởng tổ cán bộ tăng cường hỗ trợ cơ sở tại phường Thụy Khuê, chia sẻ, lực lượng tình nguyện của quận có trách nhiệm cùng cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo các phường hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, kết nối nhóm Zalo của tổ dân phố để cập nhật trường hợp nghi mắc, tổ chức cách ly; phối hợp hỗ trợ công tác xét nghiệm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống của nhân dân... trên tinh thần bảo đảm “nhiệm vụ kép” vừa hỗ trợ công tác phòng, chống dịch; vừa bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, Ban Thường vụ Quận đoà !important;n Tây Hồ đã triển khai các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ điều trị các F0 tại nhà. Bí thư Quận đoàn Nguyễn Phương Dung cho biết: “Đoàn Thanh niên tám phường của quận đã cử các tình nguyện viên phối hợp 109 tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ chức chính trị-xã hội phường trực tiếp hỗ trợ tư vấn, chăm sóc và quản lý các ca mắc Covid-19 tại địa bàn dân cư”.
Tại quận Hoà !important;ng Mai, cán bộ phụ nữ, lực lượng thanh niên cũng tham gia “chia lửa” với lực lượng tuyến đầu ở cơ sở. Bí thư Quận đoàn Nguyễn Quỳnh Trang cho biết, nhằm giảm áp lực cho hệ thống y tế cơ sở; đồng thời động viên tinh thần cho các F0 đang điều trị tại nhà, Quận đoàn khẩn trương thành lập ba đội hình thanh niên tình nguyện với 150 đoàn viên thanh niên tham gia, gồm: Đội cập nhật dữ liệu trên phần mềm quản lý F0; đội tư vấn, chăm sóc điều trị F0 tại nhà và đội phản ứng nhanh, hỗ trợ người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà.
Chủ tịch UBND huyện Phú !important; Xuyên Nguyễn Xuân Thanh cho biết, thực hiện chủ trương cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại nhà, UBND huyện đã thành lập gần 200 tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà với hơn 1.200 thành viên tham gia, trong đó có nhiều cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ cập nhật theo dõi sức khỏe, cũng như nhu cầu cấp thiết của người bệnh, tăng cường giám sát trường hợp F1. Ngoài ra, lực lượng này còn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, tham gia xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Nhandan.vn
Thủ tướng yê !important;u cầu Bộ Y tế thông tin chính thức việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron
Thủ tướng Chí !important;nh phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế có văn bản thông báo chính thức về việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron, công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bá !important;o Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1/2022 có nội dung: “Rao bán tràn lan “kit xét nghiệm phát hiện Omicron” như sau: “Nhiều hội, nhóm trên các trang mạng xã hội gần đây liên tục rao bán các loại kit xét nghiệm được cho là có khả năng phát hiện biến chủng Omicron. Theo các chuyên gia y tế, muốn xác định được một ca mắc thuộc biến chủng gì cần phải trải qua quy trình giải mã trình tự gene rất phức tạp. Hiện nay không có kit xét nghiệm thương mại nào được bán trên thị trường để kiểm tra ra biến chủng Omicron”.
Về việc nà !important;y, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế có văn bản thông báo chính thức về việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron, công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.