Hà !important; Nội: Quận Đống Đa đang ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch
Theo đá !important;nh giá mới nhất của UBND TP Hà Nội (ngày 10/12) về cấp độ dịch Covid-19, toàn TP Hà Nội vẫn đang ở cấp độ 2. Tuy nhiên, quận Đống Đa đang có dịch ở cấp độ 3; có 13 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng.
Cụ thể, Hà !important; Nội có 21 quận/huyện/thị xã ở cấp độ 2; 8 quận/huyện/thị xã có cấp độ 1, bao gồm: huyện Ba Vì, quận Long Biên, huyện Phú Xuyên, huyện Phúc Thọ, huyện Sóc Sơn, huyện Sơn Tây, huyện Thạch Thất, huyện Ứng Hòa. Quận Đống Đa ở cấp độ dịch 3 với 1.336 ca mắc trong cộng đồng 14 ngày qua; không có quận/huyện thị xã nào có dịch ở cấp độ 4.
Đá !important;ng chú ý, trong 14 ngày gần đây có 13 xã, phường ghi nhận nhiều ca cộng đồng. Đó là các phường: Khâm Thiên, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Phương Liên, Khương Thượng, Thổ Quan của quận Đống Đa; phường Hàng Gai – Hoàn Kiếm; các xã: Yên Viên, Yên Thường của huyện Gia Lâm; xã Vân Nội – Đông Anh; phường Đội Cấn – Ba Đình; phường Quảng An – Tây Hồ. Các phường, xã trên đang được đánh giá dịch ở cấp độ 3.
Ngoà !important;i ra, có 127 xã/phường/thị trấn cấp độ 2; 439 xã/phường/thị trấn cấp độ 1; không có xã/phường/thị trấn cấp độ 4.
Thô !important;ng báo của UBND TP Hà Nội cũng cho biết, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19 là 94,3%. Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 là 83,9%. Trong thời gian 2 tuần, trên địa bàn TP đã ghi nhận 7.412 trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng.
(kinhtedothi.vn)
Tự ý !important; “vượt tuyến” để xét nghiệm và điều trị Covid-19
Những ngà !important;y gần đây, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cao, nhiều người dân tự xét nghiệm nhanh tại nhà. Khi phát hiện dương tính, tự đến bệnh viện tuyến cuối để khám sàng lọc, điều trị gây quá tải cho cơ sở y tế.
Đã !important; gần 11 giờ trưa 10/12, nhưng tại khu vực sàng lọc, kê khai y tế phân loại người bệnh viêm đường hô hấp cấp, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), số lượng người chờ khám vẫn đông. Hầu hết người đến khám có triệu chứng sốt, đau họng hoặc nghi ngờ dương tính với vi-rút SARS-CoV-2. Tuy nhiên, tại đây có không ít người dân đã tự xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2, phát hiện dương tính, thậm chí có trường hợp chỉ là F1 cũng tự ý đến để làm xét nghiệm PCR.
Anh Nguyễn Văn Ba, người đang là !important;m thủ tục sàng lọc cho con trai chia sẻ, tuần trước con anh tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại trường học. Sau ba ngày, cán bộ y tế phường thông báo cháu là F1 do ngồi gần F0; yêu cầu đi xét nghiệm PCR và thực hiện tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. Mặc dù cháu chỉ bị sốt nhẹ, ho, nhưng anh không đưa con đến xét nghiệm tại phường mà đến thẳng bệnh viện với mong muốn có kết quả xét nghiệm chính xác hơn. Nếu phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, con anh sẽ được điều trị tại bệnh viện tuyến trên, vừa gần nhà, vừa có điều kiện điều trị tốt nhất.
Theo đại diện Bệnh viện Thanh Nhà !important;n, bệnh viện là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội, đang hoạt động với 150% công suất so với chỉ tiêu của Sở Y tế giao. Bệnh viện có 100 giường điều trị bệnh nhân Covid-19, nhưng đang tiếp nhận 120 bệnh nhân, trong đó, gần 20 bệnh nhân chuyển nặng, khu vực tầng ba có 40 bệnh nhân từ thở ô-xy cho đến can thiệp bằng máy thở. Những bệnh nhân chuyển nặng phần lớn là người cao tuổi, nhiều bệnh nền và những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc-xin Covid-19. Ths, BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Nhiều người dân đã tự mua test nhanh để làm xét nghiệm tại nhà. Một số trường hợp có kết quả dương tính không thông báo với chính quyền địa phương, trung tâm y tế tại địa bàn mà tự ý tới thẳng Bệnh viện Thanh Nhàn để khám sàng lọc. Có những ngày bệnh viện ghi nhận hơn 20 bệnh nhân tự làm test nhanh dương tính đến khám để được tiếp nhận và làm xét nghiệm PCR, gây quá tải cho bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm cao cho khu vực cách ly.
Theo bá !important;c sĩ Hường, những trường hợp tự test nhanh tại nhà cho kết quả dương tính rồi tự đến bệnh viện là rất nguy hiểm, vì bệnh nhân tự di chuyển cả quãng thời gian dài, có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng; và là việc không phù hợp, bởi nếu kết quả dương tính, bệnh viện sẽ phân tầng điều trị. Bệnh nhân thuộc mức độ nhẹ điều trị tại nhà hoặc chuyển tới các cơ sở thu dung bệnh nhân tầng một; bệnh nhân triệu chứng nặng, bệnh viện vẫn tiếp nhận điều trị như bệnh nhân ở nơi khác chuyển tới. Bệnh nhân thể nhẹ vào cơ sở y tế điều trị sẽ là gánh nặng rất lớn với ngành y tế hiện nay vì phải bố trí số giường điều trị quá lớn, làm mất đi cơ hội cứu chữa các bệnh nhân nặng.
Theo đại diện Sở Y tế Hà !important; Nội, thành phố đang chia ba tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 dựa trên mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ. Cụ thể, tầng một dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình. Những trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động hoặc cơ sở thu dung, điều trị Covid-19. Tầng hai dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao. Những trường hợp này điều trị tại bệnh viện thuộc tầng hai. Tầng ba dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao. Những trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện trung ương.
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, dù số ca mắc mới tăng, nhưng do thành phố đã đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cao, cho nên khoảng 92% ca bệnh ở thể nhẹ và không có triệu chứng, có thể điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động. Tỷ lệ bệnh nhân nặng của thành phố chỉ khoảng 1,2%, tỷ lệ tử vong chiếm 0,34%. Hà Nội đã triển khai cách ly F1, điều trị F0 nhẹ tại nhà ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Qua rà soát hơn 2,1 triệu hộ dân đã có hơn 800.000 hộ đủ điều kiện thực hiện và hiện hơn 15 nghìn F1, hàng trăm F0 thể nhẹ đã điều trị tại nhà.
Thà !important;nh phố Hà Nội đã chia các tầng thu dung điều trị F0 với tầng một là tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng hai gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách; tầng ba là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến trung ương. Đồng thời, xây dựng các kịch bản tăng số giường điều trị khi có 10.000, 40.000 và 100.000 ca nhiễm. Để vận chuyển F0, 140 xe cấp cứu đã được đăng ký trên hệ thống phần mềm điều hành của ngành y tế; 500 lái xe của 13 đơn vị vận tải đã được tập huấn. Sở Y tế Hà Nội phân bổ 6.000 túi thuốc cho 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi. Do đó, ngành y tế thành phố khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng. Khi tự xét nghiệm cho kết quả dương tính thì thông báo cho trạm y tế phường, xã, thị trấn, trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý theo quy định, không nên tự ý ra vào các bệnh viện thuộc phân tầng hai, tầng ba khi không có dấu hiệu bất thường gì về sức khỏe.
(nhandan.vn)
Ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục, Hà !important; Nội thêm bệnh viện điều trị F0
Theo Sở Y tế Hà !important; Nội, hiện TP đang điều trị cho 7.651 F0. Trong 2 ngày (10 và 11/12), TP có thêm 4 bệnh viện tham gia điều trị Covid-19 trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh.
Trong 5 ngà !important;y liên tiếp gần đây, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục trên 500 ca/ngày. Trong đó, ngày 6/12, TP ghi nhận 774 ca mắc và hôm qua (10/12), Hà Nội có 863 ca mắc mới. Đây là số mắc cao nhất trong ngày từ đầu đợt dịch đến nay.
Như vậy, trong năm 2021, TP ghi nhận 16.857 ca bệnh, trong đó !important; có 6.431 ca cộng đồng. Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128 từ 10/11 đến nay, Hà Nội có 12.778 ca mắc (trung bình 206,55 ca/ngày), trong đó 4.809 ca ngoài cộng đồng (chiếm 39,46%).
Sở Y tế Hà !important; Nội thông tin, toàn TP đã giám sát 25.190 người về từ các tỉnh, thành cả nước, phát hiện 355 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Cũng theo Sở Y tế, về cô !important;ng tác điều trị, có 7.651 F0 đang được điều trị tại các bệnh viện, cơ sở thu dung và trạm y tế lưu động. Trong đó, 2 bệnh viện của Trung ương là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị cho 233 bệnh nhân. 28 bệnh viện của Hà Nội điều trị cho 1.760 bệnh nhân. Cơ sở thu dung điều trị thành phố tiếp nhận điều trị cho 3.897 người. Các trạm y tế của các quận, huyện điều trị cho 1.761 F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Do số ca mắc tăng nhanh liê !important;n tục, trong ngày 10/12, TP có thêm Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận điều trị 10 F0. Trước đó, vào 9/12, cũng có thêm 3 bệnh viện của Hà Nội tham gia điều trị F0 là Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện Thanh Trì và Bệnh viện Tim Hà Nội.
Để kiểm soá !important;t chặt nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập, ngày 10/11, Sở Y tế cũng có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
Theo đó !important;, Sở Y tế giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội kiểm dịch y tế quốc tế đối với người nhập cảnh vào Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đặc biệt là người đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận lây lan biến chủng mới; thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, cách ly, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh.
CDC Hà !important; Nội phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các đơn vị liên quan thu thập mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm chuyên sâu xác định chủng SARS-CoV-2 gây bệnh đối với các trường hợp có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và có tiền sử đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan chủng mới Omicron.
(vietnamnet.vn)
Hà !important; Nội sẽ sớm tiêm vaccine mũi 3 cho nhóm nguy cơ
Thà !important;nh phố đã có kế hoạch tiêm mũi tăng cường nhưng cần chỉ đạo từ Bộ Y tế về lộ trình phân bổ vaccine.
Ngà !important;y 1/12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương và đơn vị liên quan về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, các đơn vị được yêu cầu lên kế hoạch và chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12, căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Tới sá !important;ng 10/12, TP.HCM đã bắt đầu tiêm mũi nhắc lại vaccine Covid-19 (mũi 3) cho nhân viên y tế, cán bộ công an, tổ Covid-19 cộng đồng và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các điểm tiêm đầu tiên được triển khai tại quận Gò Vấp gồm Đại học Công nghiệp và Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS.
Tại Hà !important; Nội, lãnh đạo sở y tế cho biết thành phố cũng sẽ sớm triển khai việc tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 cho nhóm có nguy cơ như người cao tuổi, mắc bệnh nền...
Chờ chỉ đạo của Bộ Y tế
Trao đổi với Zing ngà !important;y 10/12, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, cho biết thành phố đã có kế hoạch và chủ trương về việc tiêm mũi 3 vaccine phòng bệnh Covid-19 cho người dân trên địa bàn.
Tuy nhiê !important;n, UBND Hà Nội vẫn cần chỉ đạo sớm từ Bộ Y tế về lộ trình phần bổ vaccine, kế hoạch tiêm mũi 3 trên cả nước cũng như khoảng cách quy định giữa mũi cơ bản và mũi tăng cường.
Theo vị lã !important;nh đạo này, ngành y tế Hà Nội sẽ tập trung vào đối tượng người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người nhiều bệnh nền. Thành phố cũng sẽ có chiến lược bảo vệ cho nhóm đối tượng này để giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất.
Cụ thể, nhó !important;m này sẽ được ưu tiên tiêm vaccine sớm. Với những người có nguy cơ cao như người già, nhiều bệnh nền, thành phố sẽ lên kế hoạch để họ nhanh chóng được tiêm mũi 3 vaccine Covid-19. Ngành y tế khuyến cáo người trong nhóm dễ tổn thương cần đặc biệt hạn chế đến nơi đông người và thực hiện nghiêm túc 5K.
" !important;Sau khi có ý kiến từ Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội sẽ sớm triển khai việc tiêm phủ mũi 3, trước mắt là tập trung cho nhóm đối tượng ưu tiên", bà Hà kết luận.
Mũi vaccine tăng cường có !important; ý nghĩa lớn
Nhận định về việc TP.HCM vừa triển khai tiê !important;m mũi 3 vaccine, tiến sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đây là quyết định dựa trên chỉ đạo từ Bộ Y tế. Hà Nội hay các địa phương khác nếu chủ động được nguồn vaccine cũng có thể triển khai trước.
Ô !important;ng cho hay: “Mũi 3 là mũi bổ sung tăng cường miễn dịch. Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy thời gian tồn tại kháng thể trung hòa bảo vệ trong cơ thể sau khi tiêm đủ liều cơ bản chỉ khoảng 6 tháng. Do đó, chúng ta cần tiêm mũi nhắc lại. Thậm chí trong tương lai, người dân cũng phải tiêm mũi vaccine nhắc lại hàng năm”.
Theo tiến sĩ Điền, do nguồn lực vaccine tại Việt Nam cò !important;n hạn chế, chúng ta sẽ phải ưu tiên tiêm nhắc lại cho những người có nguy cơ cao trước và đã đủ thời gian sau khi hoàn thành liều cơ bản.
Trước đó !important;, tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, cùng với sự nguy hiểm từ biến chủng mới ở Nam Phi, việc tiêm mũi tăng cường vaccine Covid-19 có giá trị rất lớn.
&ldquo !important;Mũi vaccine tăng cường không chỉ phòng biến chủng mới từ nước ngoài xâm nhập, nó còn giúp chúng ta phòng chống nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới từ chính nội tại quốc gia”, vị chuyên gia này cho hay.
Theo tiến sĩ Thá !important;i, một số người có miễn dịch kém dù đã được tiêm liều cơ bản. Các trường hợp này có thể mắc bệnh lý bẩm sinh liên quan hệ miễn dịch, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, ung thư, HIV hoặc bệnh nhân ghép tạng đang dùng thuốc chống thải ghép...
&ldquo !important;Do đáp ứng miễn dịch yếu, những người này phải được tiêm một mũi vaccine nữa so với liều cơ bản. Đây được gọi là mũi bổ sung”, chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nói.
Trong khi đó !important;, những người sức khỏe tốt, có hệ miễn dịch cùng kháng thể ở mức cao ngay sau khi tiêm liều cơ bản, sau 6 tháng cũng cần tiêm nhắc lại. Đối tượng dành cho cho mũi tiêm vaccine nhắc lại là người mắc bệnh nền, tiếp xúc nhiều với F0, bác sĩ tuyến đầu hay những trường hợp có nghề nghiệp bắt buộc phải thường xuyên gặp gỡ, giao lưu.
(zingnews.vn)
Cảnh bá !important;o về lô sản phẩm CALCIUM 500 + VIT. D3 có chứa 2-chloroethanol
Cục An toà !important;n thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông tin cảnh báo về lô sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CALCIUM 500 + VIT. D3 có chứa 2-chloroethanol.
Cục An toà !important;n thực phẩm nhận được thông báo từ Văn phòng SPS Việt Nam cảnh báo về việc tồn tại dư lượng 2-chloroethanol trong bột calci carbonat được sử dụng là thành phần trong sản phẩm đã được tiêu thụ tại một số thị trường như: Cộng hòa Litva, Ireland, Canada, Ba Lan, Việt Nam, Lebanon, Romania, Iraq, Hungary, Mauritius, Hoa Kỳ.
Thô !important;ng tin về sản phẩm bị cảnh báo và Ba Lan đã thu hồi trên thị trường như sau:
Tê !important;n sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CALCIUM 500 + VIT. D3.
Quy cá !important;ch: ống 20 viên x 4,3g.
Số lô !important;: 012083QZ.
Nhà !important; sản xuất: Maspex–GMW, Sp. z o. o.; địa chỉ: 34-100 Wadowice, ul. Chopina 10, Ba Lan.
Lô !important; sản phẩm đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Y học Hồng Đức (Địa chỉ: 246 phố Huế, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam.
Ngà !important;y 9/12, Công ty Cổ phần Công nghệ Y học Hồng Đức đã có công văn số 52/HĐ-TP báo cáo Cục An toàn thực phẩm về việc tự thu hồi sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nêu trên theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Đồng thời, trong ngày 9/12/2021, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản số 2408/ATTP-SP gửi Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tại 63 tỉnh/ thành phố trên cả nước để phối hợp giám sát thu hồi lô sản phẩm này.
Trong quá !important; trình công ty thực hiện tự thu hồi lô sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ sở kinh doanh lô sản phẩm nêu trên dừng ngay việc kinh doanh, lưu thông lô sản phẩm này. Người tiêu dùng lưu ý không mua sản phẩm có số lô bị cảnh báo trên. Nếu đã mua sản phẩm thuộc lô nêu trên, dừng ngay việc sử dụng và trả lại nơi bán.