Hà !important; Nội ghi nhận thêm 538 ca Covid-19 trong 24 giờ qua
Chiều 11/5, theo tin từ Sở Y tế Hà !important; Nội, trong 24 giờ qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận 538 ca Covid-19.
Cụ thể, 538 bệnh nhâ !important;n ghi nhận trong 24 giờ qua phân bố tại 138 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (42); Hà Đông (41); Đông Anh (38); Long Biên (37); Nam Từ Liêm (36).
Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà !important; Nội, tính từ ngày 29-4-2021 cho đến nay là hơn 1,59 triệu ca, trong đó có 1.335 ca tử vong.
Cũng theo bá !important;o cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố còn 241 ca Covid-19 điều trị tại bệnh viện, có hơn 92.700 ca theo dõi tại nhà.
Về cô !important;ng tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, tính từ chiều 16-4 cho đến hết ngày 10-5, Hà Nội đã triển khai tiêm mũi 1 cho hơn 154.700 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
(Bá !important;o Hà Nội mới)
Hà !important; Nội: Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các khách sạn phục vụ SEA Games 31
Ngà !important;y 11-5, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội do TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và công tác đáp ứng y tế tại khách sạn Daewoo và Lotte Hà Nội - nơi phục vụ các đại biểu, vận động viên tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31).
Tại khá !important;ch sạn Daewoo, đăng ký có 283 đại biểu và vận động viên của 8 nước tham gia thi đấu, bao gồm: Việt Nam, Brunei, Thái Lan, Lào, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia. Đến ngày 11-5, có 189 đại biểu và vận động viên lưu trú tại khách sạn.
Cò !important;n tại khách sạn Lotte Hà Nội, đăng ký 150 đại biểu và vận động viên của 7 nước tham gia thi đấu, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia. Hiện có 78 đại biểu và vận động viên lưu trú tại khách sạn.
Kiểm tra cô !important;ng tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại 2 khách sạn nói trên cho thấy, khu vực bếp và phòng ăn được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Các khách sạn cũng đã bố trí các khu vực nhập nguyên liệu, sơ chế, chế biến, ra đồ ăn riêng biệt tuân thủ đúng theo nguyên tắc một chiều.
Ngoà !important;i ra, cả 2 khách sạn đều ghi chép sổ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Các khách sạn cũng đã có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định, có hợp đồng nguồn gốc mua nguyên liệu thực phẩm. Nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ theo quy định; có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi tham gia chế biến thực phẩm…
Tại 2 khá !important;ch sạn này, đoàn kiểm tra đã xét nghiệm nhanh mẫu bát đĩa và một số loại rau. Kết quả đều đạt tiêu chuẩn an toàn.
Đoà !important;n kiểm tra đã đề nghị khách sạn Daewoo và Lotte duy trì, thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng yêu cầu các đại biểu và vận động viên lưu trú tại khách sạn không mang thức ăn, đồ uống ở nơi khác vào. Nếu tự ý mang thức ăn, đồ uống vào khách sạn và ra ngoài ăn, phải báo với lễ tân và ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với khách sạn.
Đặc biệt, khá !important;ch sạn bố trí khu vực ăn riêng cho các đại biểu và vận động viên tham dự để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch Covid-19.
Bê !important;n cạnh đó, qua kiểm tra công tác y tế, 2 khách sạn đều phối hợp tốt với Bệnh viện Đa khoa Đống Đa và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, sẵn sàng nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất và duy trì liên lạc 24/24 giờ, đáp ứng công tác y tế và phòng, chống dịch Covid-19 nhằm phục vụ SEA Games 31 một cách tốt nhất.
Tại buổi kiểm tra, TS Trần Thị Nhị Hà !important;, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá, cả 2 khách sạn đã đáp ứng được những yêu cầu của Ban tổ chức SEA Games 31 và ngành Y tế như công tác đáp ứng y tế về phòng, chống dịch bệnh, công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.
TS Trần Thị Nhị Hà !important; cũng đề nghị, các khách sạn tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm tra an toàn thực phẩm; đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho nhân viên y tế phục vụ tại khách sạn trong đợt SEA Games 31.
(Bá !important;o Hà Nội mới)
Sản phẩm của Cô !important;ng ty Hoàng Hường tiếp tục vi phạm quảng cáo
Cục An toà !important;n thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi thông tin cảnh báo liên quan đến quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên xương khớp Hoàng Hường và Hoạt huyết Hoàng Hường trên trang mạng xã hội facebook.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viê !important;n xương khớp Hoàng Hường do Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Hường (địa chỉ Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất tại công ty ở Khu công nghiệp công nghệ cao 1- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Cục An toà !important;n thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục “Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế”, Cục An toàn thực phẩm nêu rõ.
Trước đó !important;, ngày 13/4, Cục An toàn thực phẩm cũng thông tin về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Hường. Cụ thể, Công ty cổ phần này bị xử phạt 65 triệu đồng về hành vi vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên xương khớp Hoàng Hường.
Sản phẩm nà !important;y được quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Quảng cáo mà không có hoặc ghi không đúng, không đọc rõ, không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".Trước đó, ngày 10/4, trên sóng VTV1 đưa quảng bá cho thương hiệu Dược phẩm Hoàng Hường trong bản tin 'Điểm tựa tương lai'. Sau đó có nhiều ý kiến bức xúc trong cộng đồng, bản tin trên website này đã bị gỡ.
(Bá !important;o Vietnamnet)
COVID-19 liệu có !important; liên quan tới các ca bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em?
Nhận định về chù !important;m ca bệnh viêm gan bí ẩn gần đây đang được ghi nhận trên thế giới, ThS.BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết những giả thuyết ban đầu đang nghiêng về việc nghi ngờ căn nguyên là virus Adeno.
Theo đó !important;, ban đầu các nhà khoa học nhận thấy có 79 bệnh nhân dương tính với virus Adeno sau khi xét nghiệm sinh học phân tử. 20 trường hợp khác dương tính với SARS-CoV-2. Trong số này, 19 trường hợp đồng thời nhiễm cả 2 loại virus trên.
Từ đâ !important;y, một số giả thuyết khác cũng được đặt ra về việc SARS-CoV-2 hay vaccine phòng bệnh Covid-19 gây ra tình trạng này.
&ldquo !important;SARS-CoV-2 và vaccine Covid-19 được cho là căn nguyên gây kích ứng bệnh tự miễn. Do đó, người ta cho rằng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiêm vaccine Covid-19 có thể là yếu tố kích hoạt các bệnh tự miễn sẵn có của trẻ và dẫn tới viêm gan tự miễn”, bác sĩ Huyền thông tin.
Ngoà !important;i ra, cũng có giả thuyết gần đây thậm chí cho rằng chùm ca bệnh viêm gan còn liên quan tới chó, mèo.
&ldquo !important;Tuy nhiên, đến nay, tất cả vẫn là giả thuyết. Chúng chưa được xác định một cách chính xác. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn phải tìm hiểu rất nhiều về căn bệnh này”, vị chuyên gia nói.
BS Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, chú !important;ng ta vừa trải qua một đại dịch. Vì vậy những băn khoăn về việc bệnh viêm gan bí ẩn này có ảnh hưởng do nguyên nhân của dịch Covid-19 hay không cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiê !important;n, theo BS Hoa, suy luận một cách logic, Adeno là một virus đã tồn tại với loài người khá lâu, trong lịch sử nó đã từng gây tổn thương gan ở một số cá thể.
&ldquo !important;Tổn thương gan do Adenovirus trước đây ghi nhận những ca bệnh này hoàn toàn là những ca bệnh có cơ địa đặc biệt, đa phần là đứa trẻ có suy giảm miễn dịch. Vì vậy ở cơ thể người thường mà Adeno gây bệnh câu hỏi đặt ra Adeno gây bệnh ở những đứa trẻ đã từng nhiễm SARS-CoV-2. Nếu như vậy thì một là trong nhóm bệnh nhân đang bị hiện tại chỉ có 10-20% đứa trẻ này đã từng nhiễm SARS-CoV-2 chứ không phải tất cả những đứa trẻ bị bệnh đều nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, nếu đúng có sự kết hợp này, bản thân Adeno đã có sẵn, khi có dịch Covid-19, đúng ra căn bệnh này sẽ phải bùng phát ngay trong đại dịch khi mật độ virus rất cao ở nhiều người nhưng thời điểm đó thì lại không có”- BS Hoa phân tích.
Liê !important;n quan đến vaccine Covid-19, BS Hoa cũng cho rằng, đa phần những đứa trẻ bị bệnh là ở độ tuổi dưới 5 và phần lớn các con chưa được tiêm vaccine. Ngoài ra, ở Mỹ có một số bệnh nhân là trên 12 tuổi. Nhưng số trẻ được tiêm vaccine cũng rất ít nên khó có thể cho rằng vaccine phòng bệnh Covid-19 gây ra tình trạng này.
Theo Gavi, Global News, số ca mắc viê !important;m gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em có dấu hiệu gia tăng trên toàn thế giới trong những tháng gần đây. Tổ chức Y tế thế giới ngày 10/5 cho biết đã ghi nhận 348 ca mắc tại 20 quốc gia ở khắp các châu lục, trong đó nhiều nhất là tại Anh và Mỹ. Theo Chuyên gia Philippa Easterbrook thuộc Chương trình viêm gan toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới, nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhằm xác định nguồn gốc của sự bùng phát các ca bệnh này và đã đạt được những tiến triển quan trọng. Trong khi Adenovirus bị nghi ngờ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự bùng phát các ca bệnh, thì mối liên hệ với Covid-19 vẫn chưa được loại trừ. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy khoảng 18% dương tính với Covid-19.
Cá !important;c nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành
Anh là !important; quốc gia đầu tiên thông báo lên Tổ chức Y tế thế giới về một nhóm các trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em hồi đầu tháng 4 vừa qua. Sau Anh, hàng loạt quốc gia như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Rumani, Tây Ban Nha và Mỹ đã báo cáo các trường hợp tương tự. Độ tuổi của những trẻ mắc bệnh là từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi, trong đó trẻ dưới 10 tuổi chiếm phần lớn. Đặc biệt, Indonesia và Mỹ mỗi nước đã xác nhận 5 trường hợp trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Điều bất thường ở những trường hợp nà !important;y ở trẻ em này là những phân tích trong phòng thí nghiệm đã loại trừ khả năng bệnh do các loại virus- viêm gan thông thường gây ra như A, B, C và E (và thậm chí là virus viêm gan D ở một số trường hợp). Cũng theo Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, họ không xác định được bất kỳ yếu tố nguy cơ nào liên quan tới hoạt động đi lại, ăn kiêng, tiếp xúc hóa chất hay các yếu tố nguy cơ khác có thể giải thích cho sự bùng phát dịch bệnh. Anh hiện đang dẫn đầu một loạt nghiên cứu toàn diện về di truyền học ở những em nhỏ mắc bệnh, phản ứng miễn dịch, virus cũng như nghiên cứu về dịch tễ sâu hơn./.
(Báo VOV)
Lá chắn' vắc-xin phòng bệnh truyền nhiễm
Ngoài bệnh não mô cầu, các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, dù đã được tiêm chủng từ nhỏ song theo thời gian, kháng thể từ các mũi tiêm này sẽ giảm dần, không còn đủ khả năng bảo vệ
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động trở lại bình thường, học sinh, sinh viên đi học lại làm tăng tiếp xúc, trong khi thời gian qua việc tiêm chủng vắc-xin não mô cầu bị gián đoạn. Những đối tượng chưa được tiêm chủng cũng như trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và thanh thiếu niên chưa được tiêm mũi vắc-xin nhắc lại có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Não mô cầu: Căn bệnh ám ảnh
Theo các chuyên gia, mỗi loại dịch bệnh đều có sự nguy hiểm của nó nhưng ám ảnh nhất là bệnh não mô cầu vì đã từng gây ra nhiều ca tử vong nhanh chóng, diễn ra ngay trước mắt người thầy thuốc mà không làm gì được.
TS-BS Nguyễn An Nghĩa, Phó Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), cho biết não mô cầu là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa. Các nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cao như trẻ em dưới 5 tuổi và thiếu niên từ 10-16 tuổi. Tuy vậy, người lớn cũng không nên lơ là vì đây là bệnh mà tất cả nhóm tuổi đều có thể mắc phải.
"Bệnh não mô cầu diễn tiến rất nhanh, trẻ có thể tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện. Nếu không được điều trị kịp thời, có từ 50%-70% trẻ tử vong. Ngay cả khi bệnh nhi đã được cứu sống, vẫn có khoảng 20% trẻ bị di chứng như bại não, chậm phát triển tâm thần vận động, suy thận cấp, tổn thương gan, đoạn chi..." - BS Nghĩa cảnh báo.
Nhắc đến sự nguy hiểm của bệnh này, bác sĩ An Nghĩa không quên ca bệnh khiến ông vẫn còn ám ảnh, đau lòng nhưng đau nhất vẫn là người thân của bé. Đó là một bé trai 4,5 tháng tuổi ở Bình Chánh, TP HCM, nhập viện cấp cứu do mắc bệnh não mô cầu. Do tình trạng thiếu máu nuôi và hoại tử mô, các bác sĩ phải đoạn chi mới cứu được bệnh nhi. Bé phải đoạn chi từ phần gối bên trái, một số ngón tay.
Theo giới chuyên môn, bệnh do nhiễm não mô cầu lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh thường có thể lâm sàng như viêm màng não (khoảng 50% trường hợp), nhiễm khuẩn huyết (38% trường hợp) hay viêm phổi do vi khuẩn (9% trường hợp) và một số thể lâm sàng khác. Trong đó, viêm màng não là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường gặp nhất. Bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước. Do các triệu chứng ban đầu giống với triệu chứng của bệnh cúm khiến nhiều người nhầm lẫn, khó chẩn đoán, gia tăng khả năng trở nặng, gây tử vong cao. Trẻ càng nhỏ, càng khó phát hiện bệnh.
Chặn nguồn lây cộng đồng
Theo các bác sĩ, ngoài bệnh nhiễm não mô cầu thì các dịch bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà vẫn luôn rình rập bùng phát và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao vì tham gia nhiều hoạt động giao tiếp xã hội. Nhóm tuổi này còn có thể mang nguồn bệnh lây nhiễm cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi ở nhà.
Năm 2019-2020, dịch bạch hầu từng bùng phát ở Tây Nguyên khiến hàng ngàn người phải cách ly, hàng trăm người mắc bệnh và nhiều trường hợp tử vong. Đa số các ca mắc là thanh thiếu niên và người lớn chưa chủng ngừa hoặc chưa được chủng ngừa đầy đủ.
PGS-TS-BS Cao Hữu Nghĩa, chuyên gia vi sinh và an toàn tiêm chủng Viện Pasteur TP HCM, cảnh báo nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về việc tiêm chủng cho thanh thiếu niên mà thường chỉ tập trung vào đối tượng trẻ nhỏ. Thực tế, tỉ lệ thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng bệnh do nhiễm não mô cầu vẫn còn khá cao. Còn đối với các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, dù đã được tiêm chủng từ nhỏ nhưng theo thời gian, kháng thể từ các mũi tiêm này sẽ giảm dần, không còn đủ khả năng bảo vệ cho trẻ.
BS Nguyễn An Nghĩa lưu ý phụ huynh cần quan tâm phòng ngừa bệnh cho thanh thiếu niên là rất quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ bản thân cho trẻ mà còn góp phần bảo vệ mọi người xung quanh.
Hiện nay, đã có vắc-xin phòng bệnh do nhiễm não mô cầu. Tại Việt Nam, vắc-xin não mô cầu có 2 loại: thứ nhất là vắc-xin não mô cầu BC gồm 2 nhóm huyết thanh B và C, phác đồ tiêm 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều từ 6-8 tuần; thứ hai là vắc-xin não mô cầu tứ giá cộng hợp 4 nhóm huyết thanh A, C, Y và W-135, tiêm 1 liều cho thanh thiếu niên và có thể tiêm 1 liều nhắc lại cho người từ 15 - 55 tuổi, nếu liều vắc-xin trước được tiêm ít nhất 4 năm.
Riêng vắc-xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà cần được thực hiện suốt đời, tiêm nhắc mỗi 10 năm 1 lần để duy trì kháng thể phòng bệnh. Hội Y học dự phòng Việt Nam khuyến cáo tiêm mũi nhắc này cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Mũi tiêm nhắc bạch hầu - uốn ván - ho gà đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, tạo miễn dịch cộng đồng, giúp ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan dịch bệnh.