F0 diễn biến nặng tại Hà !important; Nội tăng nhanh, nhiều bệnh viện tuyến cuối lo quá tải
Trước thực trạng ca mắc Covid-19 liê !important;n tục tăng cao, có ngày 1.000 trường hợp, trong đó có nhiều bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch, một số bệnh viện tuyến cuối bày tỏ lo ngại quá tải.
Bệnh viện tuyến cuối ở Hà !important; Nội lo quá tải
Thời gian gần đâ !important;y, dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh. Số ca mắc tăng từ hàng chục ca lên con số nghìn trong khoảng thời gian ngắn, một số bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội bắt đầu rơi vào tình trạng quá tải.
Ngà !important;y 13/12, theo thống kê từ Bộ Y tế, Hà Nội thêm 1.000 ca Covid-19 ghi nhận trong vòng 24 giờ. Ngày 14/12, Hà Nội tiếp tục ghi nhận 900 ca mắc.
Trước thực trạng nà !important;y, một lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện nay cơ sở điều trị Covid-19 của bệnh viện trên đang chịu áp lực lớn khi ca Covid-19 đang có xu hướng tăng nóng.
" !important;Bệnh viện cũng đang quá tải, trong ngày 13/12 có thêm 30 F0 khỏi bệnh được ra viện, hiện tại bệnh viện đang có gần 200 F0 đang điều trị. Tuy nhiên so với thời điểm trước đó thì cũng đỡ áp lực hơn một chút khi mà TP Hà Nội đã cho F0 được điều trị tại nhà", vị lãnh đạo này thông tin.
Tuy nhiê !important;n, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho hay, số ca mắc tăng đồng nghĩa với số bệnh nhân nặng tăng lên theo tỉ lệ. Qua đánh giá, cứ 200 F0 thì có khoảng 10 bệnh nhân nặng phải vào viện điều trị, vì vậy tình hình khá căng thẳng.
Đối với trường hợp F0 nhẹ nhưng vẫn muốn đến cá !important;c bệnh viện tuyến cuối để điều trị, đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đơn vị đang xây dựng quy trình chuẩn để sàng lọc, tiếp nhận.
" !important;Đối với những trường hợp F0 đến điều trị, qua quá trình khám sàng lọc, nếu tình trạng nhẹ, bệnh viện sẽ không tiếp nhận điều trị, liên hệ tới các nơi khác để bệnh nhân được điều trị tại cơ sở y tế phù hợp", đại diện bệnh viện chia sẻ thêm.
Về vấn đề nà !important;y, BS.CKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng đơn nguyên phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, theo quy định, thành phố và Sở Y tế giao cho Bệnh viện Thanh Nhàn là 300 giường, trong đó 250 giường ICU, 50 giường cho bệnh nhân mức độ trung bình.
Với mức độ phâ !important;n tầng như giai đoạn hiện tại, chỉ tiêu phân cho bệnh viện 100 giường bệnh nhưng đang điều trị 120 bệnh nhân.
" !important;Với mức độ chỉ 20 giường nặng, chúng tôi đã gấp 150% so với công suất và quy định mà thành phố và Sở Y tế Hà Nội giao", vị này chia sẻ. Được biết, tại Bệnh viện Thanh Nhàn đang có 20 - 30 bệnh nhân trở nặng, cá biệt có giai đoạn lên đến 40 bệnh nhân ở tầng 3 - tầng thở oxy cho đến khi bệnh nhân phải can thiệp bằng thở máy.
Đa phần những ca bệnh nặng trê !important;n là những người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine nhưng chưa đủ liều hoặc tiêm 2 mũi thời gian chưa đủ sinh ra kháng thể.
Hà !important; Nội đang điều trị cho gần 9.500 ca mắc Covid-19
Theo tin từ Sở Y tế Hà !important; Nội, tính đến hết ngày 13/12, thành phố đang điều trị cho 9.463 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 3.340 người đang cách ly, điều trị tại trạm y tế lưu động và tại nhà (chiếm hơn 35%). Số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung điều trị Covid-19 và các bệnh viện Hà Nội, bệnh viện trung ương.
Cụ thể, trong số 9.463 F0 đang điều trị có !important; 2.800 người điều trị tại trạm y tế lưu động và 540 người điều trị tại nhà. Các quận, huyện tiếp nhận nhiều F0 điều trị tại trạm y tế lưu động là Chương Mỹ với 330 ca, Hoàng Mai 279 ca, Gia Lâm 191 ca, Bắc Từ Liêm 189 ca, Thanh Xuân 170 ca, Hà Đông 147 ca, Hoài Đức 138 ca, Mê Linh 124 ca, Đan Phượng 114 ca, Sóc Sơn 116 ca, Đông Anh 107 ca, Thường Tín 106 ca, Tây Hồ 90 ca, Ba Đình 81 ca, Quốc Oai 76 ca, Nam Từ Liêm 75 ca, Thanh Trì 71 ca, Cầu Giấy 71 ca, Long Biên 49 ca…
Ngoà !important;i ra, có 82 F0 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2; 175 F0 điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 1.984 F0 điều trị tại 29 bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội.
Cò !important;n lại 3.882 F0 đang điều trị tại các cơ sở thu dung điều trị của thành phố, gồm: 855 người điều trị tại Cơ sở điều trị Đền Lừ III; 570 người điều trị tại cơ sở KTX Phenikaa; 761 người điều trị tại cơ sở điều trị Thượng Thanh và 1.696 người điều trị tại cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Cũng theo bá !important;o cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính riêng từ ngày 11/10 đến 18h ngày 13/12, toàn thành phố đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc SARS-CoV-2. Riêng tuần từ ngày 6/12 đến ngày 12/12 đã phát sinh thêm 4.550 ca. Hiện, thành phố vẫn còn 17 điểm đang phong tỏa và 9 chùm ca bệnh.
Trước số ca mắc đang tăng nhanh trong những ngà !important;y gần đây, thành phố đã triển khai 32 bệnh viện, cơ sở thu dung và 27 cơ sở thu dung theo mô hình trạm y tế lưu động với năng lực điều trị cho 100.000 ca bệnh.
Hà !important; Nội cũng đã triển khai thi công xong hệ thống oxy tại 25 bệnh viện với 3.200 đầu ra khí oxy phục vụ người bệnh; tập huấn chuyên môn trực tuyến cho tất cả xã, phường, thị trấn và triển khai ứng dụng phần mềm để quản lý, theo dõi, điều trị cho F0 tại nhà.
Đề cập đến việc điều trị F0 tại nhà !important;, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc quản lý, theo dõi F0 không triệu chứng tại nhà đang được triển khai trên 30 quận, huyện, thị xã của thành phố.
Sở Y tế đã !important; giao cho chính quyền địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng tiến hành khảo sát, kiểm tra, đánh giá các hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể tổ chức theo dõi F0 điều trị tại nhà.
Trê !important;n cơ sở đánh giá như vậy, các ngành liên quan đã khảo sát được 2,1 triệu hộ gia đình và có gần 900.000 hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể theo dõi F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.
" !important;Việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 nhẹ không triệu chứng tại nhà rất cần sự giám sát của chính quyền địa phương để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền mạnh mẽ, đề nghị người dân nâng cao ý thức khi được điều trị tại nhà", bà Hà cho hay.
(danviet.vn)
Mạnh tay với thực phẩm chức năng ' !important;'thổi phồng'' công dụng
Dù !important; đã được cảnh báo và tăng cường xử phạt nhưng thời gian qua, vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn diễn ra khá phổ biến với nhiều chiêu trò ngày càng tinh vi. Trong đó, hình thức vi phạm nhiều nhất là quảng cáo thực phẩm chức năng có công dụng như thuốc điều trị bệnh. Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tăng cường xử lý nghiêm những hành vi vi phạm này.
Đủ chiê !important;u quảng cáo “thổi phồng”…
Chỉ trong 2 tuần đầu của thá !important;ng 12-2021, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công khai khoảng 10 sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định về quảng cáo. Các hành vi vi phạm chủ yếu là "thổi phồng" công dụng sản phẩm; quảng cáo như thuốc chữa bệnh; lợi dụng hình ảnh nhân viên y tế, người bệnh để quảng cáo; quảng cáo khi chưa được cấp phép...
Phó !important; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là các sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ tăng cường thể trạng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm giảm triệu chứng…, chứ không chữa được bệnh và không thể thay thế thuốc điều trị. Mọi người cần nhìn nhận đúng công dụng của thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không nên cho là sản phẩm chữa bách bệnh và lạm dụng.
Trê !important;n thị trường hiện nay, các sản phẩm được quảng cáo tràn lan và “thổi phồng” công dụng như thuốc chữa bệnh, gồm: Sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh thận, gan, tim mạch, xương khớp... Thậm chí, có sản phẩm thực phẩm được quảng cáo phải dùng lâu dài mới thấy tác dụng. Chính việc quảng cáo sai sự thật như vậy đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân, điều này rất nguy hiểm.
Theo Phó !important; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, về mặt pháp luật, việc “thổi phồng” công dụng thực phẩm chức năng như thuốc điều trị bệnh là gian dối về thương mại. Hơn thế nữa, vi phạm này còn là tội ác, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bởi vì tin theo những lời quảng cáo, thay vì đến bệnh viện khám bệnh, nhiều người khi bị bệnh lại chọn mua thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe về sử dụng. Chỉ đến khi sử dụng một thời gian dài không thấy khỏi bệnh, họ mới đến bệnh viện thì đã bỏ qua giai đoạn “vàng” điều trị.
Từ thực tế việc xử phạt vi phạm quảng cá !important;o thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Trần Việt Nga cho rằng, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc quảng cáo các sản phẩm này “nở rộ” khắp mạng xã hội, các trang thông tin điện tử, thậm chí gọi điện thoại trực tiếp để tiếp cận tới người tiêu dùng. Thời gian qua, Bộ Y tế đã đưa ra rất nhiều giải pháp xử lý tình trạng này. Ngoài xử lý theo quy định, Bộ Y tế còn công khai vi phạm trên trang web của Cục An toàn thực phẩm, trên trang web của Bộ Y tế và thông tin cho các cơ quan báo chí đăng tải vi phạm để người tiêu dùng biết. Tuy nhiên, hành vi vi phạm ngày càng tinh vi.
&ldquo !important;Đối tượng mở tên miền để quảng cáo nhưng nếu vi phạm, bị Cục An toàn thực phẩm phát hiện và yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ đóng tên miền đó, thì ngay lập tức họ sẽ mở tên miền khác. Một hành vi vi phạm khác, đó là đối tượng đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng nếu bị phát hiện vi phạm sẽ chuyển máy chủ sang nước ngoài…”, bà Trần Việt Nga dẫn chứng.
Tăng cường giá !important;m sát, hậu kiểm
Trong thời gian tới, Cục An toà !important;n thực phẩm tiếp tục tăng cường giám sát, hậu kiểm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe lưu thông trên thị trường. Người dân có bất cứ thông tin liên quan đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm an toàn thực phẩm, quảng cáo “thổi phồng” công dụng, quảng cáo như thuốc trị bệnh có thể liên hệ với Cục An toàn thực phẩm để cung cấp thông tin, từ đó, cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm.
Phó !important; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đề nghị, trong năm 2022, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần tập trung vào một số nội dung, như: Giám sát, lấy mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn các tỉnh, thành phố; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cục An toà !important;n thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra các khuyến cáo, hướng dẫn người tiêu dùng cảnh giác với các thực phẩm chức năng quảng cáo “thổi phồng” công dụng hiện nay. Cụ thể là quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế… Hoặc nhân viên gọi điện thoại tự xưng là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cục An toà !important;n thực phẩm cũng lưu ý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Trước khi quyết định chọn mua sản phẩm, người tiêu dùng nên tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các trang web: https://cong khaiyte.moh.gov.vn/ và https:// nghidinh15.vfa.gov.vn. Ngoài ra, đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; đồng thời xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Mua sản phẩm phải có hóa đơn, đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.
(hanoimoi.com.vn)
Điê !important;̀u trị F0 tại nhà, nhân viên y tế phường ở Hà Nội làm việc gấp 4-5 lần
9h sáng, y sĩ Nguyê !important;̃n Thị Thoa, Phó trưởng Trạm Y tế phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội gõ cửa một gia đình có F0 đang điều trị tại nhà trên địa bàn phường.
Gia đình 4 người này có 2 F0, là bô !important;́ và con trai út 10 tuổi. Người mẹ và con trai cả vẫn âm tính, thuộc diện F1, cách ly cùng nhà.
Sau khi thăm khám, kiê !important;̉m tra nhiệt độ cho các bệnh nhân, chị Thoa lấy ra túi thuốc gồm vitamin, thuốc hạ sốt, hướng dẫn liều dùng hàng ngày. Người đàn ông cho biết anh và con trai đã đỡ sốt, tuy nhiên bị mất khứu giác, vị giác nên ăn uống rất khó khăn.
&ldquo !important;Hai bố con cố gắng ăn nhé, không ngon miệng cũng phải gắng ăn mới có sức đề kháng, mới nhanh khỏi được”, y sĩ Thoa động viên bệnh nhân, không quên dặn dò họ uống nhiều nước, ăn bổ sung hoa quả và thường xuyên mở cửa sổ giúp phòng thông thoáng.
&ldquo !important;Nếu sốt cao, khó thở hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, anh nhớ báo ngay cho chúng em. Triệu chứng nhẹ thì mình tự theo dõi sức khỏe hàng ngày như đã hướng dẫn nhé”, chị Thoa dặn dò thêm.
Sau đó, nữ y sĩ tiê !important;́p tục hỏi han, hướng dẫn 2 F1 cùng nhà theo dõi sức khỏe và tuân thủ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.
Chị Võ Thị Ch., F1 đang cách ly cùng nhà chia sẻ, cách đâ !important;y vài ngày, con trai chị đột nhiên bị sốt. Ban đầu, chị nghĩ cháu chỉ ốm thông thường. Tuy nhiên tới hôm sau, chồng chị cũng xuất hiện triệu chứng đau đầu, tắc mũi. Nghi ngờ chồng con nhiễm Covid-19, chị Ch. mua test nhanh về để cả nhà test thử, phát hiện hai bố con dương tính SARS-CoV-2.
Gia đình nhanh chóng báo y tê !important;́ phường xuống lấy mẫu, kết quả xét nghiệm khẳng định 2 mẫu dương tính. Do chỉ có biểu hiện nhẹ, 2 F0 được bác sĩ đồng ý cho cách ly và điều trị tại nhà.
&ldquo !important;Ở nhà rất tiện, sinh hoạt thoải mái nhưng cũng có nhiều cái lo, nhất là nhỡ đâu sốt cao mà không kịp đi cấp cứu. Hàng ngày, tôi liên tục gọi với sang phòng bên, hỏi con có bất thường gì không. Cứ thấy chồng con báo sốt tăng, tôi lại gọi điện tới trạm y tế nhờ tư vấn, thăm khám”, chị Ch. tâm sự.
Y sĩ Thoa cho biê !important;́t, điện thoại của nhân viên trạm y tế mở 24/24 để đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ từ bệnh nhân. Sau khi kết thúc thăm khám tại gia đình chị Ch., nữ y sĩ vội vã lên xe máy để di chuyển tới hộ tiếp theo.
1 tháng nay, phường Thịnh Liê !important;̣t ghi nhận tổng số 92 ca Covid-19. Trường hợp tiến triển nặng hoặc cao tuổi, có bệnh nền đã chuyển tới tuyến cao hơn, còn F0 nhẹ, đủ điều kiện được cho cách ly tại nhà. Hiện trạm y tế phường quản lý 35 F0 điều trị tại nhà.
Cô !important;ng việc của y tế cơ sở tăng lên rất nhiều lần so với trước đây. Hàng ngày, nhân viên y tế thay nhau đến đo nhiệt độ, thăm khám, phát thuốc cho bệnh nhân, nếu phát hiện dấu hiệu tăng nặng sẽ gửi Cấp cứu 115 đưa tới bệnh viện.
Chị Thoa tâ !important;m sự, Trạm Y tế phường Thịnh Liệt có 10 nhân viên, đang thực hiện cùng lúc rất nhiều công việc, ngoài thăm khám cho F0 điều trị tại nhà còn tiêm vắc xin Covid-19, lấy mẫu trường hợp ho sốt cộng đồng, khoanh vùng xử lý ca nhiễm mới, làm các công việc hành chính,… chưa kể một số lượng lớn F1 đang cách ly tại nhà cũng cần theo dõi, quản lý.
Mô !important;̃i ngày, y tế phường còn tiếp nhận và giải đáp, tư vấn rất nhiều thắc mắc cho bà con; tới xử lý, thu gom chất thải, rác thải y tế,…
&ldquo !important;Rất vất vả vì người thì mỏng, việc thì nhiều. Giai đoạn này, chúng tối hôm nào cũng đi sớm về muộn”, chị Thoa nói.
Quâ !important;̣n Hoàng Mai là một trong những địa bàn có số F0 cao nhất tại Hà Nội hiện nay (1.149 F0 từ 11/10 tới hết ngày 13/12, theo thống kê của Sở Y tế), chỉ xếp sau quận Đống Đa.
Ô !important;ng Lê Đức Thọ, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai cho biết, khi ghi nhận ca dương tính, y tế cơ sở phân loại F0 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó những trường hợp từ 3 tuổi đến dưới 50 tuổi, sức khỏe tốt, không có bệnh nền (xếp ở tầng 1 trong tháp điều trị) được cách ly tại nhà. Cán bộ y tế sẽ hướng dẫn F0 cách theo dõi, bảo vệ sức khỏe, cách sử dụng thuốc và các biện pháp tránh lây lan dịch ra cộng đồng.
Thô !important;́ng kê tới nay, quận có 384 trường hợp F0 đã, đang điều trị tại nhà. “Với số lượng F0 như hiện nay cộng với số F1 đang cách ly tại cộng đồng, nhân lực y tế của chúng tôi có thể khắc phục và hoàn thành được nhiệm vụ. Tuy nhiên thời gian tới nếu ca nhiễm tăng lớn hơn nữa, tăng đột biến, đó sẽ là thách thức không nhỏ cho y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến phường”, ông Thọ nhận định.
Theo ô !important;ng, các trạm y tế phường đảm đương cùng lúc rất nhiều nhiệm vụ, chỉ với đội ngũ nhân lực từ 8-10 người ở mỗi trạm y tế sẽ là gánh nặng rất lớn. “Cán bộ y tế hiện phải làm việc gấp 4-5 lần so với khối lượng công việc bình thường, hầu như không có ngày nghỉ. Sau gần 2 năm “chiến đấu” với dịch bệnh, họ đã bắt đầu mệt mỏi vì chịu áp lực kéo dài”, ông Thọ chia sẻ.
Giám đô !important;́c Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai thông tin, để giảm bớt sự quá tải cho y tế phường, Trung tâm đã có phương án huy động lực lượng cán bộ y tế của các phòng khám đa khoa trên địa bàn tăng cường cho công tác lấy mẫu, làm xét nghiệm đến điều tra, truy vết và điều trị F0 tại cộng đồng. Riêng vấn đề điều trị, sẽ huy động các y bác sĩ có chuyên môn từ các phòng khám để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho người dân.
Hiê !important;̣n nay, đội ngũ này đang hỗ trợ trong vấn đề tiêm chủng vắc xin và lấy mẫu tại trạm y tế. Tới đây, họ sẽ tham gia vào điều trị F0. Trường hợp ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh, số F0, F1 quá lớn, quận sẽ báo cáo thành phố cùng các cơ quan ban ngành để xin sự giúp đỡ.
Ô !important;ng Thọ cũng cho biết sẽ có kế hoạch đảm bảo việc luân phiên nghỉ ngơi của cán bộ y tế và động viên cán bộ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. “Tôi nghĩ phòng chống dịch chắc chắn sẽ còn kéo dài nên việc động viên nhân viên y tế cần được chú trọng hơn nữa”, ông Thọ nói.
(vietnamnet.vn)
Cảnh bá !important;o sản phẩm Ancan, Nutri Ancan, Res-1000, King fucoidan & Agaricus quảng cáo gây hiểu nhầm công dụng
Cục An toà !important;n thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo tới người tiêu dùng về 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định quảng cáo.
Theo Cục An toà !important;n thực phẩm, trong thời gian vừa qua, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe các sản phẩm Ancan, Nutri Ancan, Res-1000, King fucoidan & Agaricus đang được quảng cáo trên Facebook với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng danh nghĩa bác sĩ, lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Trong đó !important;, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan do Công ty Cổ phần Triệu Sơn (địa chỉ: Lô U16-12 khu đô thị mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất tại: Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất Âu Cơ (địa chỉ: Lô A2 CN1 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King fucoidan & !important; Agaricus do Công ty Cổ phẩn Hiroki (Địa chỉ: Số 23 Tôn Thất Thiệp, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất tại: Sankyo Co., Ltd. (Địa chỉ: 3178-1 Denbo, Fuji-City, Shizuoka-Pref., 417-0061, Japan, Fuji, Japan).
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutri Ancan do Cô !important;ng ty Cổ phần đầu tư và sản xuất Âu Cơ (Địa chỉ: Lô A2 CN1 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) công bố, sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 do Cô !important;ng ty TNHH y tế Minh Ngọc (Địa chỉ: DV22 - LK529 Khu đất dịch vụ Hòa Bình, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất tại: Hokoen Pharmaceutical Co., Ltd Địa chỉ: 1276-1, Utazu-cho, Ayauta-gun, Kagawa, Nhật Bản).
Cục An toà !important;n thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.