Cá !important;ch triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 hiệu quả cho trẻ em
Thực hiện chỉ đạo của Chí !important;nh phủ về việc mua và tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đang tập trung đánh giá một cách toàn diện, khoa học khách quan và tham khảo kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới.
Theo bá !important;o cáo mới nhất được tổng hợp gần đây, tỷ lệ biến chứng nặng do Covid-19 ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi chỉ ở mức 5% so với 10% ở người lớn. Tuy nhiên, tình trạng viêm đa cơ quan gặp ở nhóm này và điều trị không hề đơn giản. Ngoài ra, các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ không nhỏ hội chứng hậu Covid-19 cũng ghi nhận ở trẻ em, theo đó, trẻ có biểu hiện mệt mỏi hoặc nhanh mệt khi làm việc, học tập, khó tập trung (dấu hiệu sương mù não). Đây là trở ngại lớn đối với việc học tập và thời gian các triệu chứng này tồn tại khá dài, từ vài tuần đến vài tháng sau đó. Trước sự lây lan mạnh của các biến thể, trong khi nhóm trẻ lớn và người lớn đã được bảo vệ bằng vắc-xin nhưng vẫn duy trì khả năng lây nhiễm, số trường hợp mắc ở lứa tuổi nhỏ ngày một tăng, kèm theo số lượng trường hợp nặng và nguy kịch cũng tăng theo, do đó, các địa phương chịu áp lực lớn trong quyết định mở cửa trở lại của các trường học. Không ít trường vừa mở cửa đã ngay lập tức phải đóng vì số ca mắc trong trường học tăng cao.
Tại Mỹ, kể từ khi vắc-xin phò !important;ng Covid-19 được cung cấp cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi vào đầu tháng 11/2021, nhiều gia đình đã xếp hàng để đưa trẻ em đi tiêm phòng trước khi đi du lịch và tụ tập vào kỳ nghỉ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra lợi ích của việc tiêm chủng vượt xa các nguy cơ rủi ro có thể gặp phải. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã rà soát cơ sở dữ liệu về các tác dụng phụ và không tìm thấy bất kỳ báo cáo nào về tình trạng biến cố bất lợi nặng của những trẻ từ 5 đến 11 tuổi được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Một số bang tại Mỹ đã ban hành quy định bắt buộc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho học sinh. Toàn bộ dữ liệu tiêm chủng sẽ được thu thập, bao gồm số lượng học sinh được tiêm chủng đầy đủ, được tiêm một mũi và chưa được tiêm chủng, sau đó phụ huynh của các học sinh chưa được tiêm chủng sẽ được nhà trường vận động, khuyến khích để đưa các em đi tiêm.
Nhiều nước ở châ !important;u Âu cũng đã tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em, nhưng mỗi quốc gia lại theo đuổi các chiến lược rất khác nhau. Pháp và Đức chỉ ưu tiên tiêm chủng cho những trẻ em dễ bị tổn thương nhất, gồm trẻ bị thừa cân hoặc có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, trong khi Đan Mạch tiêm chủng cho tất cả trẻ em. Trở ngại lớn nhất vẫn thuộc về các bậc cha mẹ. Việc thiếu dữ liệu về sự ảnh hưởng của vắc-xin đối với trẻ em là lý do chính cho sự chần chừ quyết định tiêm chủng, một số bậc cha mẹ đã lo ngại về các báo cáo liên quan đến tác dụng phụ hiếm gặp của vắc-xin ở người lớn... Trước tình hình đó, Pfizer và BioNTech đã thông báo không có lo ngại về an toàn nghiêm trọng nào liên quan đến vắc-xin đã được xác định trong các thử nghiệm lâm sàng. Mặc dù thời gian triển khai khác nhau, nhưng hầu hết các quốc gia ở châu Âu đều chuẩn bị kế hoạch thu hút sự quan tâm của phụ huynh cùng các em nhỏ đối với việc tiêm chủng.
Tại châ !important;u Á, Singapore đã phê duyệt vắc-xin Pfizer-BioNTech/Comirnaty Covid-19 để sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Còn hầu hết các quốc gia châu Phi có sự chậm trễ, khó khăn trong việc triển khai vắc-xin phòng Covid-19 ở đối tượng hơn 18 tuổi, cho nên khi triển khai trên đối tượng trẻ em còn gặp nhiều trở ngại hơn nữa. Việc triển khai tiêm chủng chậm do nhiều nguyên nhân như quỹ vắc-xin hạn chế, những lo ngại chung quanh sự an toàn và không chắc chắn của vắc-xin, không có khả năng tiếp cận các cộng đồng dễ bị tổn thương kịp thời, các vấn đề chung quanh chiến tranh và xung đột... Đặc biệt, yêu cầu bảo quản của vắc-xin Pfizer là phải được lưu giữ ở nhiệt độ âm sâu (-90 đến -60°C), trong khi thiếu nguồn kinh phí để cung cấp và duy trì dây chuyền lạnh cũng là trở ngại lớn khiến cho vắc-xin này chỉ được tiêm cho trẻ em ở một số ít quốc gia châu Phi…
Tại nước ta, Chí !important;nh phủ đã ban hành Nghị quyết về việc mua vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức mua, triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả. Hiện nay Bộ Y tế đang tập trung đánh giá toàn diện cũng như thường xuyên tham khảo Tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm từ các nước đang tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em.
Từ kinh nghiệm của hơn 40 quốc gia trê !important;n thế giới triển khai vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, chương trình tiêm chủng tại Việt Nam cần tiến hành với kế hoạch và chiến lược phù hợp. Trước tiên, cần tăng cường hợp tác với các cộng đồng để quảng bá vắc-xin là đáng tin cậy thay vì chỉ yêu cầu cộng đồng tin tưởng. Thông qua nỗ lực đó, cần tập trung xây dựng độ tin cậy của vắc-xin. Chính các thầy thuốc là nguồn thông tin đáng tin cậy về thông tin vắc-xin phòng Covid-19, bản thân họ cũng cần có nhận thức đầy đủ nhất về giá trị của vắc-xin và từ đó lan tỏa thông tin, nhưng họ không phải là nguồn duy nhất. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điều quan trọng là phải dựa vào chuyên môn và tiếng nói của các đối tác tại cộng đồng.
Phương tiện truyền thô !important;ng xã hội cũng là một cách hiệu quả để tiếp cận thanh thiếu niên có thể tự quyết định xem họ có muốn tiêm vắc-xin Covid-19 mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. Thanh thiếu niên cũng có thể ảnh hưởng đến cha mẹ và các thầy thuốc cũng cần sử dụng mạng xã hội để lan tỏa những thông điệp quan trọng này.
Cô !important;ng tác chuẩn bị về chuyên môn không khác nhiều so với giai đoạn triển khai cho trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, công tác tập huấn, lập kế hoạch và triển khai cần phải làm một cách thận trọng. Theo đó, cán bộ y tế không chỉ dừng lại ở tư vấn cho đối tượng tiêm chủng mà cần tư vấn cả cho cha mẹ của trẻ để có thể theo dõi trẻ tại nhà một cách cẩn trọng và sẵn sàng hỗ trợ khi được yêu cầu.
Đá !important;ng chú ý, hiện nay các bậc cha mẹ nhận được rất nhiều thông tin về bệnh ở trẻ em cũng như vắc-xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Không ít thông tin trong đó bị sai lệch về vắc-xin Covid-19 có thể khiến họ cảm thấy quá tải. Các bậc cha mẹ nên tin tưởng vào truyền thông chính thống và có thể trò chuyện với con cái về thông tin của phương tiện truyền thông và đánh giá thông tin đó. Và họ có thể nói chuyện với trẻ về cách tiêm vắc-xin có thể bảo vệ cho bản thân và những người khác. Tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên là rất quan trọng để tăng cường sức khỏe và thể chất của họ, cũng như tiến gần hơn đến việc chấm dứt đại dịch.
(Bá !important;o Nhân dân)
Cá !important;c biện pháp phòng dịch, xử lý khi có ca COVID-19 tại trường học thế nào?
Thời gian qua, tại khô !important;ng ít trường học đã xuất hiện các ca COVID-19 là học sinh. Vậy các nhà trường phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng chống dịch thế nào? Xử trí ra sao khi có học sinh, thầy cô giáo... nghi mắc, mắc COVID-19?
Ngoà !important;i bậc học THCS và THPT đã đến trường, hiện nay tại một số địa phương đang có kế hoạch đưa trẻ mầm non và tiểu học đến trường sau thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, đến nay trẻ từ 12- 17 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng các trẻ dưới 12 tuổi hiện chưa tiêm vaccine, trong khi các chuyên gia cho hay số khi số ca mắc COVID-19 tăng thì đương nhiên tỷ lệ trẻ là F0 cũng gia tăng.
Trê !important;n thực tế cho thấy, thời gian qua, tại không ít trường học đã xuất hiện các ca COVID-19 là học sinh. Vậy các cơ sở giáo dục phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ở tất cả các cấp độ dịch thế nào?
Cục Quản lý !important; Môi trường y tế, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục và cách xử trí khi tổ chức dạy và học trực tiếp.
Phò !important;ng, chống dịch COVID-19 trong nhà trường thế nào?
Trong tham luận trì !important;nh bày tại hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 với sự tham dự của các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Dương Chí Nam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế đã hướng dẫn, trước khi học sinh quay lại học trực tiếp các nhà trường phải chuẩn bị, đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh, mỗi học sinh có một cốc uống nước, đồ dùng cá nhân riêng.
Bố trí !important; đủ và đảm bảo nơi rửa tay với nước sạch và xà phòng. Nhà vệ sinh sạch sẽ, đủ các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.
Cá !important;n bộ, giáo viên cần được tập huấn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách phát hiện các trường hợp nghi mắc COVID-19.
Thô !important;ng qua sổ liên lạc điện tử hoặc cách thức khác, nhà trường hướng dẫn cho học sinh, phụ huynh các biện pháp theo dõi, bảo vệ sức khỏe và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân. Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi sức khỏe của học sinh và thông tin ngay cho nhà trường khi học sinh có các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Đồng thời, trường cũng cần thô !important;ng tin về các biện pháp phòng, chống dịch đã và sẽ tiếp tục thực hiện tại các nhà trường, ký túc xá để học sinh, phụ huynh yên tâm.
Khi học sinh trở lại lớp, cơ sở giá !important;o dục bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường, cha mẹ học sinh không được vào trong khu vực trường. Phòng học cần mở cửa thông thoáng, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa, nếu sử dụng điều hòa, lớp học phải mở cửa cho thông thoáng.
Thời gian học trực tiếp, số lượng học sinh và !important; việc ngừng một số hoạt động được thực hiện theo hướng dẫn của địa phương, căn cứ yếu tố dịch tễ và nguy cơ.
Nhà !important; trường cần quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện hạn chế tiếp xúc với nhau. Quy định, hướng dẫn học sinh rửa tay/sát khuẩn tay; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; không dùng chung các đồ dùng cá nhân; bỏ rác đúng nơi quy định
" !important;Đối với công tác vệ sinh phòng học, khử khuẩn, các trường ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau, rửa bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính để lau các bề mặt tiếp xúc hoặc sàn nhà; dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ"- ông Dương Chí Nam nói.
Khi học sinh đi học, trường cần khử khuẩn bà !important;n ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy (2 lần/ngày). Đồng thời, sàn nhà, phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh cần được vệ sinh hàng ngày hoặc khi thấy bẩn. Các thiết bị dạy học, tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ,... của phương tiện đưa đón học sinh cũng cần vệ sinh thường xuyên.
Hạn chế sử dụng cá !important;c đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được. Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày
Lã !important;nh đạo Cục Quản lý môi trường y tế cũng lưu ý, các phòng cách ly tạm thời trong nhà trường được yêu cầu có công trình vệ sinh khép kín, đảm bảo trang thiết bị y tế cơ bản, có thùng đựng chất thải có nắp đậy, có nơi rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh hàng ngày.
Cá !important;ch xử trí khi phát hiện học sinh, thầy cô giáo, người lao động trong trường nghi mắc, mắc COVID-9.
Cá !important;c nhà trường cũng cần rà soát lại, tăng cường tập huấn, diễn tập các kịch bản xảy ra. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cơ quan y tế trong việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ.
Đối với cá !important;c phụ huynh học sinh khi phát hiện con có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở… thì cho học sinh nghỉ tại nhà, báo ngay cho nhà trường, cơ quan y tế để có biện pháp xử lý thích hợp.
Nếu cá !important;c cơ sở giáo dục phát hiện trường hợp học sinh, giáo viên sốt, ho, khó thở, nghi mắc COVID-19 cần đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly; cung cấp khẩu trang, hướng dẫn đeo đúng cách cho đối tượng này.
" !important;Nhà trường cần thông báo cho Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục, phụ huynh học sinh, lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời. Hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng. Sau đó, nhà trường khai thác các tiền sử tiếp xúc của học sinh này, thông báo phụ huynh và tham vấn ý kiến y tế địa phương"- ông Dương Chí Nam nói.
Lấy mẫu xé !important;t nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho học sinh nghi mắc COVID-19.
Trường hợp phá !important;t hiện ca mắc COVID-19 ngay trong trường, thầy cô cần chuyển học sinh này xuống phòng cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã/phường hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ngay lập tức cùng xử lý.
Đối với lớp có !important; học sinh mắc COVID-19: cho học sinh ngồi yên tại chỗ, tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế. Tổ chức test kháng nguyên nhanh mẫu gộp cho toàn bộ học sinh của lớp đó. Cho học sinh di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
Những học sinh khô !important;ng phải là F1 khi có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được đi học bình thường. Trường hợp nếu là F1: cho học sinh F1 ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định.
Về thời gian theo dõ !important;i sức khỏe tại nhà: đối với trường hợp học sinh F1 đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, thì ở nhà không quá 7 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 7, âm tính, cho đi học trở lại; Đối với học sinh F1 chưa được tiêm vaccine, cũng cho nghỉ tại nhà, theo dõi chặt các biểu hiện, xét nghiệm theo quy định; nghỉ học không quá 14 ngày.
Nếu khô !important;ng có sự giao lưu, tiếp xúc giữa F0 với học sinh lớp khác, các lớp này vẫn đi học bình thường.