Việt Nam là !important; 1 trong 11 quốc gia được WHO chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA
Cô !important;ng nghệ sản xuất vaccine mRNA là công nghệ tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch COVID-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.
Tối ngà !important;y 23/2, tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA theo sáng kiến của WHO cho Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Serbia.
Tổng giá !important;m đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì buổi công bố.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dự theo hì !important;nh thức trực tuyến tại điểm cầu Bộ Y tế và có bài phát biểu tại sự kiện này.
Trong bà !important;i phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chúc mừng sáng kiến của WHO về trung tâm chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA với sự hình thành Trung tâm đầu tiên tại Cape Town, Nam Phi.
Bộ trưởng Bộ Y bà !important;y tỏ niềm vui mừng và cảm ơn WHO về việc Việt Nam được lựa chọn để tiếp nhận công nghệ mRNA.
&ldquo !important;Điều này cho thấy WHO đánh giá cao năng lực của Việt Nam để trở thành trung tâm sản xuất vaccine tại khu vực”- Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nê !important;u rõ: Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các nhà sản xuất vaccine trong nước trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ vaccine mRNA.
Thô !important;ng tin với các điểm cầu dự lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Việt Nam là nước đang phát triển nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển vaccine trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống quản lý chất lượng vaccine quốc gia (NRA) của Việt Nam cũng đã được WHO công nhận.
Cô !important;ng nghệ vaccine mRNA là công nghệ tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch COVID-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.
&ldquo !important;Với năng lực và sự nhiệt huyết của các nhà sản xuất cũng như quyết tâm của Chính phủ, Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của WHO và các đối tác để có thể làm chủ và cập nhật công nghệ vaccine mRNA trong tương lai, qua đó sẽ đóng góp vào việc tăng cường năng lực sản xuất vaccine ở khu vực, góp phần vào các nỗ lực bảo đảm an ninh y tế quốc gia và khu vực”- Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
(Bá !important;o Sức khoẻ & đời sống)
Thê !important;m cơ chế, chính sách đãi ngộ nhân viên y tế
Tại buổi tọa đà !important;m “Đại dịch Covid-19 và chính sách đối với nhân viên y tế” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 21/2 vừa qua, các đại biểu cho rằng, cần có những sự thay đổi về chính sách để người thầy thuốc thật sự yên tâm công tác.
Tiến sĩ Bù !important;i Sỹ Lợi cho rằng, ở bất kỳ thời kỳ nào, nghề y luôn là nghề cao quý, được xã hội tôn trọng và tôn vinh. Trong cuộc chiến chống Covid-19, nhiều y, bác sĩ, những chiến binh áo trắng đã can trường, chinh chiến khắp mặt trận cùng với các đơn vị thiện nguyện, quên mình hỗ trợ cộng đồng. Đã có những hy sinh được đánh đổi để người dân có cuộc sống an lành. Đối với họ, tinh thần trách nhiệm là trên hết, việc chăm sóc, phục vụ, chữa trị và cứu người đặt lên hàng đầu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuâ !important;n Tuyên khẳng định, đại dịch Covid-19 đã gây áp lực rất lớn đến hệ thống y tế, trong đó đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế luôn là tuyến đầu trong phòng, chống dịch. Những “chiến sĩ áo trắng” vẫn thầm lặng gánh trên vai sứ mệnh cao cả là chữa bệnh cứu người, họ không chút e dè, không quản ngại, không chùn bước và đã gắn bó với những vất vả thường nhật khi tham gia công tác phòng, chống dịch tại các điểm nóng tâm dịch... Sự hy sinh, vất vả của các chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch nói bao nhiêu cũng không đủ.
Tuy nhiê !important;n, qua hơn hai năm chống dịch đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với người thầy thuốc. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, thực tế đó đòi hỏi cần điều chỉnh về chế độ, phụ cấp để động viên cán bộ y tế, nhất là nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, mặc dù những hỗ trợ, phụ cấp đó cũng chỉ là một phần để động viên nhân viên y tế hăng say với công việc hơn, tích cực và có trách nhiệm hơn trong công tác. Còn những giải pháp căn cơ, lâu dài để nâng cao chất lượng, hiệu quả của lực lượng và hệ thống y tế, trong đó có y tế cơ sở và y tế dự phòng, ngoài nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị thì phải nâng cao chất lượng nhân lực y tế. Những giải pháp trước mắt và căn cơ lâu dài đều hết sức quan trọng.
Tiến sĩ Bù !important;i Sỹ Lợi cho rằng, trước mắt chúng ta chưa kịp sửa đổi hệ thống pháp luật, chưa thực hiện được cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương thì việc tăng phụ cấp, hỗ trợ đối với cán bộ y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng và rất cần thiết. Tuy nhiên, để cho công tác phòng, chống dịch cũng như nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhân dân bền vững thì phải cải cách và đổi mới cơ chế tài chính y tế. Trong đó, sửa đổi những luật liên quan đến tiền lương.
Đối với ngà !important;nh y tế, tiền lương không phải tiền nâng năng suất hiệu quả mà còn là giá trị nhân văn, tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân. Trước mắt tập trung xử lý theo đề xuất của Bộ Y tế nâng và điều chỉnh các khoản phụ cấp. Nhưng trong các khoản phụ cấp này, chúng ta xác định phụ cấp 100% nhưng không phải lĩnh vực nào cũng 100% mà có những nơi phải là 120%, 150% và có những lĩnh vực thấp hơn. Điều quan trọng là phải có phụ cấp đặc thù, liên quan đến vấn đề bất trắc trong phòng, chống dịch chưa có tiền lệ.
Trong thời gian dịch Covid-19 vừa qua, Bộ Y tế tham mưu Chí !important;nh phủ một loạt văn bản hỗ trợ nhân viên y tế. Chính phủ đang giao Bộ Y tế khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành sửa đổi Nghị định số 56 ngày 4/7/2021 về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập.
Để có !important; giải pháp căn cơ lâu dài bảo đảm nguồn nhân lực, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, Bộ Y tế cần chủ động sắp xếp và tối ưu hóa nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch; có chính sách phân bổ nguồn lực hợp lý giữa y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế điều trị để thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên thời hạn giữa viên chức ngành y tế công tác ở từng tuyến và từng cơ sở điều trị; Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành y tế, đặc biệt là qua bốn đợt dịch Covid-19 vừa qua...
Theo tiến sĩ Bù !important;i Sỹ Lợi, có ba nút thắt lớn về thể chế cần tập trung tháo gỡ để cán bộ ngành y tế được hưởng thù lao thỏa đáng. Vấn đề thứ nhất là ngành y được đào tạo dài hơn các ngành khác, cho nên cần thiết kế bảng lương phù hợp với quá trình đào tạo. Đào tạo càng dài thì bảng lương, hệ số lương phải khác với ngành nghề đào tạo ngắn hơn.
Thứ hai, ngà !important;nh y tế là ngành chăm lo cho sức khỏe của người dân, bảo vệ tính mạng con người như lực lượng vũ trang nên cần áp dụng phụ cấp như lực lượng vũ trang.
Thứ ba, do đặc thù !important; đặc biệt, khi cán bộ ngành y phải đương đầu chống dịch, chúng ta cần có phụ cấp đặc biệt để khi biến cố xảy ra, chúng ta áp dụng ngay chứ không phải ra nghị quyết rồi xin ý kiến. Nếu chúng ta giải quyết được những nút thắt này thì lực lượng y tế sẽ toàn tâm toàn ý trong công tác chống dịch, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
(Bá !important;o Nhân dân)
Hà !important; Nội: Bệnh nhân COVID tăng nhanh, y tế cơ sở quá tải
Đại diện lã !important;nh đạo một số phường trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, đang gặp khó khăn vì số lượng F0 tăng quá nhanh, trong khi đó, nhiều cán bộ, nhân viên y tế phường cũng mắc COVID-19, ảnh hưởng rất lớn đến công việc hàng ngày.
Chiều 23/2, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lã !important;nh đạo UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) xác nhận có tình trạng đông người tập trung tại Trạm Y tế phường Hoàng Liệt. “Trong số tập trung tại đây có người đến xin xác nhận hồ sơ để hưởng trợ cấp, hỗ trợ COVID-19 của cơ quan, đơn vị họ. Có người đến xét nghiệm COVID-19”, đại diện phường Hoàng Liệt cho biết.
Theo vị nà !important;y, hiện các lực lượng của Trạm Y tế phường, chính quyền phường quá tải vì số bệnh nhân trên địa bàn tăng cao. “Anh em y tế đã vất vả cả hai năm nay rồi. Gần đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam, rất mong báo chí đồng hành, hỗ trợ, tuyên truyền về những khó khăn, vất vả của lực lượng y tế. Họ vẫn đang cố gắng cả ngày đêm để phòng, chống dịch”.
Thô !important;ng tin với phóng viên Tiền Phong, một số phường trên địa bàn thành phố cũng cho biết, ngoài nhiệm vụ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà, thời gian này, họ còn làm công tác hoàn thiện hồ sơ cho các trường hợp mắc bệnh để giải quyết các chế độ chính sách liên quan như bảo hiểm, hỗ trợ của cơ quan, đơn vị… Công việc vì thế càng tăng lên, trong khi nhân lực có hạn. Nhiều nơi một nửa lực lượng đã trở thành bệnh nhân COVID-19.
Ngà !important;y 23/2, Hà Nội thông báo ghi nhận thêm 7.419 ca mắc COVID-19. Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cùng ngày, Sở Y tế khẳng định, dịch bệnh vẫn được kiểm soát. Thành phố tăng cường công tác điều trị, thực hiện trực 4 cấp với thời gian 24/24 tại các bệnh viện, cơ sở thu dung để sẵn sàng thu nhận người bệnh khi chuyển tầng; tăng cường kết nối thông tin hỗ trợ cho người dân; cấp phát thuốc kịp thời. Thành phố khống chế tỷ lệ chuyển tầng ở mức 0,36%, tỷ lệ tử vong là 0,19%.
Đại diện lã !important;nh đạo UBND phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) cho biết, hiện lượng bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn phường tăng khá nhanh, có những ngày ghi nhận khoảng 100 F0. Nhiều nhân viên y tế, cán bộ phường, lực lượng hỗ trợ đã mắc COVID-19. Một số trường hợp dù là F1 nhưng vẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
&ldquo !important;Hiện nay có tâm lý ai rồi cũng thành F0 nên nhiều người đã chủ quan. Có những người dù mắc nhưng không khai báo với y tế phường. Điều này rất nguy hiểm, bởi khi khai báo, nếu có triệu chứng chuyển nặng, việc chuyển tuyến điều trị sẽ đơn giản hơn. Nếu không khai báo, khi chuyển nặng phải nhập viện thủ tục sẽ lâu hơn. Các bệnh viện hiện thực hiện rất nghiêm việc phân tầng điều trị để đảm bảo an toàn”, vị này nói.
Thô !important;ng tin với phóng viên, lãnh đạo một phường trên địa bàn quận Đống Đa cho biết, phường hiện có khoảng 4.000 trường hợp F0. Phần lớn số cán bộ, nhân viên y tế, nhân viên UBND phường... cũng đã trở thành F0. “Chúng tôi phải chuyển sang chế độ làm việc trực tuyến. Người dân có công việc sẽ liên hệ trực tuyến với phường, sau đó cung cấp hồ sơ để cán bộ phường xử lý trực tuyến. Đến ngày hẹn, người dân có thể đến lấy kết quả”, lãnh đạo phường nói.
&ldquo !important;Nếu là F0, người dân cần liên hệ với trạm y tế lưu động, các số điện thoại của trạm y tế... để được hướng dẫn cụ thể. Chúng tôi vẫn đảm bảo hướng dẫn chi tiết việc điều trị cho các trường hợp F0 tại nhà, ra quyết định cách ly, phân phát thuốc, hướng dẫn chuyển viện cho các trường hợp chuyển nặng...”. vị này nói thêm.
(Bá !important;o Tiền phong)
Bá !important;c sĩ khuyến cáo điều trị tại nhà cho trẻ mắc Covid-19: Đừng nhồi thuốc bổ, lạm dụng xông hơi
Số mắc Covid-19 tại Hà !important; Nội tăng mạnh trong thời gian gần đây và hầu hết F0 điều trị tại nhà, trên mạng lan truyền các phương pháp xông hơi, đơn thuốc, thực phẩm chức năng… Vậy điều trị thế nào mới đúng?
Bá !important;c sĩ Đào Trường Giang – chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, việc mua trữ, tự ý sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà đang là hiện tượng khá phổ biến ở Hà Nội. Đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ mắc Covid-19, do tâm lý lo lắng nên nhiều phụ huynh tìm mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng, thảo dược hay các loại lá thuốc xông mũi, họng… để điều trị cho con.
Theo bá !important;c sĩ Giang, đa phần mọi người nghĩ việc bổ sung thuốc bổ, thảo dược hay xông mũi, họng… không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ, song đây là quan điểm sai lầm. Bất cứ các loại thuốc nào đưa vào cơ thể cũng có thể gây ra tác dụng phụ, chưa kể việc dùng nhiều loại một lúc cũng có thể xảy ra tương tác, gây biến chứng, rất khó để kiểm soát.
Hơn nữa, trong điều trị Covid-19, chú !important;ng ta lo ngại nhất là thiếu ô-xy do phổi không trao đổi được. Việc xông mũi họng quá nhiều lần trong ngày khiến phổi hít phải toàn hơi nước sẽ làm tăng nguy cơ này, đồng thời, tăng sự khó chịu cho trẻ. Đấy là chưa kể đã có những trường hợp vì bất cẩn khiến trẻ bị bỏng trong lúc xông…
Tì !important;nh trạng nguy hiểm hơn là có khá nhiều phụ huynh tùy tiên cho trẻ mắc Covid-19 sử dụng sớm kháng sinh và các loại thuốc chống viêm có chứa corticoid. Thậm chí, có nhiều người đặt mua thuốc “hàng xách tay” trên mạng mà không rõ thành phần thuốc là gì…
&ldquo !important;Trước đây, chúng ta cứ nghĩ khi cơ thể gặp phản ứng viêm là phải uống thuốc chống viêm. Thuốc corticoid hiệu quả nhanh trong vấn đề này nhưng ngược lại có nhiều tác dụng phụ, có thể dẫn tới những hậu quả lâu dài cho trẻ như loãng xương, giảm sức đề kháng, yếu cơ, tim mạch…” - bác sĩ Giang phân tích.
Vậy điều trị Covid-19 tại nhà !important; cho trẻ thế nào mới đúng? Bác sĩ Đào Trường Giang cho biết, hiện nay, với các trường hợp bệnh nhi mắc Covid-19, bác sĩ hầu hết chỉ kê thuốc hạ sốt, bù nước và điều trị theo triệu chứng.
Với những trẻ điều trị tại nhà !important;, bác sĩ Giang khuyến cáo, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không kiêng nước; theo dõi sát nhiệt độ, SpO2 ít nhất hai lần/ngày. Cho trẻ uống hạ sốt nếu trẻ sốt. Thường dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, hai lần cách nhau ít nhất bốn tiếng.
Cù !important;ng đó, vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu ít, trẻ không khó chịu chỉ cần lau bằng khăn. Nếu trẻ ho, có thể dùng thuốc ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đừng nên tự ý sử dụng hai loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho. Đừng nên lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin.
Nếu thấy trẻ có !important; các biểu hiện như thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; tím tái môi, đầu ngón tay, chân, SpO2 < 95% thì cần phải báo với phường hoặc liên hệ 115 để đưa trẻ nhập viện.