Hà !important; Nội: Gần 70% F0 điều trị tại nhà, củng cố Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng
Theo tin từ Sở Y tế Hà !important; Nội, tính đến hết ngày 27-12, thành phố hiện có 20.228 F0 đang điều trị, trong đó có 13.305 F0 đang điều trị, cách ly tại nhà (chiếm gần 70%); số còn lại điều trị tại bệnh viện, các cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện.
Cụ thể, trong số 20.228 F0 đang điều trị có !important; 101 người điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, 195 người điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 2.420 người điều trị tại các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô, 2.369 người điều trị tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố, 5.092 người điều trị tại các cơ sở thu dung quận, huyện và 13.305 người điều trị và cách ly tại nhà. Ngoài ra, hiện đã có 229 bệnh nhân được chuyển tầng điều trị. Tính từ ngày 29-4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 120 người tử vong do Covid-19.
Cũng theo Sở Y tế Hà !important; Nội, số ca Covid-19 trên địa bàn thành phố đang tiếp tục tăng nhanh. Trong 3 ngày liên tiếp (từ 24-12 đến 26-12), thành phố ghi nhận hơn 1.800 ca/ngày. Riêng ngày 27-12, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội đã tăng lên 1.948 ca/ngày.
Trước tì !important;nh hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào nước ta, ngày 27-12, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch ứng phó với biến chủng Omicron, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống phòng, chống dịch từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Cùng với đó, tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực điều trị từ tuyến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế của người dân; giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ chuyển tầng, tỷ lệ tử vong do Covid-19.
Cụ thể, UBND thà !important;nh phố Hà Nội yêu cầu, bên cạnh việc tiếp tục củng cố năng lực điều trị bệnh nhân tầng 3 (tầng cao nhất điều trị bệnh nhân Covid-19) tại các bệnh viện, cơ sở thu dung, điều trị tuyến thành phố. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục củng cố, nâng cấp năng lực thu dung, quản lý, điều trị bệnh nhân tầng 1 tại các cơ sở thu dung, điều trị tuyến huyện và quản lý, điều trị bệnh nhân thuộc tầng 1 tại nhà/nơi lưu trú.
&ldquo !important;Củng cố năng lực điều trị các trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng và bảo đảm năng lực cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng với các cấp độ dịch. Đặc biệt, trong tình hình dịch hiện nay phải triển khai ngay các hoạt động nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho F0 đang cách ly điều trị tại nhà. Các địa phương chủ động trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm các mô hình hay để triển khai hiệu quả tại địa phương, địa bàn dân cư của mình. Huy động tối đa nguồn lực từ các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tình nguyện viên để phát huy hiệu quả cao nhất đối với mô hình này. Xem đây là một hệ thống hỗ trợ công tác phòng, chống dịch lâu dài”, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ.
UBND thà !important;nh phố Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục củng cố và duy trì Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng; đồng thời, thành lập thêm các trạm y tế lưu động tùy theo tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn. Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã cần phối hợp với lực lượng quân đội trên địa bàn triển khai Tiểu đội Dân quân y tế tham gia Trạm y tế lưu động.
(hanoimoi.com.vn)
Việt Nam phá !important;t hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Theo thô !important;ng tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam và báo cáo sơ bộ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Trung tâm Nghiên cứu y học Việt Đức), Bộ Y tế thông tin về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam
Theo thô !important;ng tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam và báo cáo sơ bộ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Trung tâm Nghiên cứu y học Việt Đức), Bộ Y tế thông tin về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Ngà !important;y 19/12/2021, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 01 trường hợp là hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài (tối ngày 19/12/2021), hành khách có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2. Hành khách được vận chuyển bằng xe chuyên dụng từ sân bay về khu cách ly cho ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được cách ly tại phòng riêng tại khu vực nhà lưu trú. Khoa Sinh học phân tử của Bệnh viện đã thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính.
Với yếu tố dịch tễ của bệnh nhâ !important;n là hành khách trở về từ Anh Quốc, ngày 20/12/2021, Bệnh viện đã tiến hành giải trình tự bộ gene SARS-CoV-2 nhiễm trên bệnh nhân này bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới sử dụng công nghệ Oxford Nanopore (ONT), kết quả là nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron. Tuy nhiên, do biến chủng Omicron có chứa đến 36 đột biến trong gai protein, trong đó có một số đột biến điểm, đột biến mất đoạn trong lần giải trình tự này còn chưa rõ ràng. Do vậy, ngày 21/12/2021 Bệnh viện tiếp tục tiến hành lấy mẫu, giải trình tự lại cho bệnh nhân.
Kết quả giải trì !important;nh tự gene của Bệnh viện cho thấy bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).
Đâ !important;y là trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam, là người nhập cảnh đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay sau khi nhập cảnh.
Bộ Y tế tiếp tục giá !important;m sát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 nói chung và khả năng nhiễm biến chủng Omicron nói riêng.
Bộ Y tế khuyến cá !important;o người dân tuân thủ các biện pháp, phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng đầy đủ.
(kinhtedothi.vn)
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội nói gì trước kịch bản hơn 3.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày?
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội - bà Trần Thị Nhị Hà đã trả lời độc quyền báo Dân Việt về phương án chống dịch trước kịch bản trên 3.000 ca mỗi ngày, nhất là thời điểm khi Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán đang kề cận.
Cuộc phỏng vấn của PV bá !important;o Dân Việt được thực hiện vào lúc hơn 22h đêm qua (27/12) sau khi người đứng đầu ngành y tế Thủ đô vừa kết thúc cuộc họp kéo dài nhiều giờ đồng hồ về công tác phòng chống dịch.
Thưa bà !important;, Hà Nội vừa chạm mốc gần 2.000 ca mắc Covid-19 trong ngày và liên tục đứng đầu cả nước về số ca mắc mới. Vậy ngành y tế của thành phố đang làm gì để đối mặt với thách thức lớn này?
- Hà !important; Nội đã chủ động xây dựng kịch bản và có phương án y tế để đáp ứng khi có 100.000 ca bệnh. Số ca mắc tăng cao trong cộng đồng ghi nhận những ngày gần đây đã nằm trong kịch bản đã lường trước. Với ca mắc tăng cao thì việc cần làm ngay là giảm tỉ lệ tử vong, chuyển tầng điều trị bệnh nhân nặng.
Hà !important; Nội đang thực hiện chủ trương sống thích ứng, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Chính vì vậy, thành phố không còn phong toả, cách ly diện rộng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong sinh hoạt, sản xuất...
Rõ !important; ràng chúng ta phải chấp nhận việc lây lan, ghi nhận F0 trong cộng đồng chứ không còn thời "Zero covid-19". Khi chấp nhận số ca tăng cao, trong kịch bản của ngành y tế phải làm sao bảo vệ người yếu thế, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, giảm tỉ lệ tử vong ở những đối tượng này.
Cù !important;ng với đó, Hà Nội đã tăng cường điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà, giúp giảm tải cho y tế tuyến trên để với hệ thống y tế các bệnh viện tập trung cứu chữa những người có triệu chứng trung bình nặng và nguy kịch.
Khoảng 90% người nhiễm SARS-CoV-2 sẽ được điều trị tại nhà !important; và các và các tuyến y tế cơ sở, thu dung. Chúng tôi hiểu rằng điều quan trọng điều trị F0 tại nhà đó là F0 được tư vấn, chăm sóc, phát hiện sớm những dấu hiệu chuyển tầng để đưa người bệnh đi điều trị, tránh hoang mang lo sợ.
Có !important; nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng nếu Hà Nội ghi nhận trên 3.000 ca mắc mỗi ngày sẽ gây quá tải hệ thống y tế. Vậy Hà Nội có giải pháp gì để không lao vào "vòng xoáy" giống TP.HCM thời gian vừa qua?
- Với việc ghi nhận 3.000 ca mắc Covid-19 trong một ngà !important;y, Hà Nội thấy rằng cơ bản phải phân tải được bệnh nhân điều trị tại nhà. Đây là vấn đề hết sức quan trọng bởi phân luồng và phân tuyến đúng sẽ giúp giảm tải hệ thống y tế.
Đồng thời, Hà !important; Nội đã thực hiện tiêm chủng đạt tỉ lệ rất cao và hiện đang tiếp tục thực hiện tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân và tiêm mũi nhắc lại cho người suy giảm miễn dịch.
Hà !important; Nội đã thực hiện nghiêm túc việc tiêm chủng cũng như việc người dân tiêm đủ 2 mũi thì 90% người bệnh sẽ nhẹ, không có triệu chứng và những người bệnh này chỉ là những người nhiễm thôi. Ngành y tế bắt buộc phải phân tầng, điều trị tại nhà ngay chứ không đi đến hết bệnh viện. Cụ thể, hệ thống y tế sẽ thực hiện điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện tầm khoảng 8-10%, còn 90% bệnh nhân điều trị tại nhà.
Thủ đô !important; hiện đã kích hoạt 8.000 giường bệnh dành cho những người có dấu hiệu từ trung bình trở lên và đưa vào tất cả các tuyến điều trị. Các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện chuyên gia, đa khoa đều tham gia điều trị Covid-19. Cơ bản phải thực hiện thật tốt việc phân tầng bệnh nhân ngay từ y tế cơ sở. Sau khi phân tầng phải phân luồng các bệnh viện và bệnh nhân được điều trị ngay tại địa bàn.
Tô !important;i ví dụ, bệnh nhân tại địa bàn huyện Hoài Đức mắc nhẹ, không triệu chứng sẽ điều trị tại nhà, bệnh nhân có dấu hiệu trung bình hoặc nặng sẽ điều trị ngay tại Bệnh viện huyện Hoài Đức theo phương án 4 tại chỗ. Tất cả các địa bàn hầu hết đều có các bệnh viện.
Trong trường hợp F0 nặng và !important; nguy kịch mới chuyển lên tuyến trên như các bệnh viện hạng 1 của thành phố. Ngoài ra, Hà Nội cũng có thêm một số bệnh viện trung ương, bộ ngành. Thành phố cũng đã có văn bản gửi tới tất cả bệnh viện này cùng tham gia điều trị Covid-19 trên địa bàn. Đặc biệt, Hà Nội cũng có Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đều là bệnh viện tầng 3.
Chú !important;ng ta rất cần việc phân luồng, phân tuyến một cách rất khoa học và chặt chẽ cũng sẽ giảm được sự quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Chúng tôi có phương án với những bệnh nhân trung bình và nặng khi có chỉ số CT value (threshold cycle value - giá trị chu kỳ ngưỡng) trên 30 khi ổn định các thông số về sức khoẻ, không phải hỗ trợ oxy sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện rồi sẽ cho về nhà điều trị tiếp chứ không giữ lại tại bệnh viện.
Với cá !important;ch làm như vậy chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng được nhu cầu bệnh nhân. Nâng cao y tế cơ sở để 90% bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế thấp nhất phân tầng để không gây quá tải bệnh viện tuyến trên. Trong 90% đó phải chăm sóc thật tốt, cho thuốc điều trị sớm để tránh quá tải tuyến trên.
Hiệu quả của việc á !important;p dụng công nghệ thông tin vào quản lý F0 tại nhà của Thủ đô ra sao thưa bà?
- Hà !important; Nội đã sử dụng phần mềm công nghệ thông tin để theo dõi những trường hợp người bệnh tại nhà. Chúng tôi đã mở tổng đài 1022 "lá chắn trên mây", bệnh nhân sẽ có hệ thống thầy thuốc đồng hành, ngoài ra người dân chủ động gọi vào số tổng đài có nhánh đường dây nóng Sở y tế (nhánh 3.1) và mạng lưới thầy thuốc đồng hành (nhánh 3.2).
Mỗi ngà !important;y có hàng nghìn cuộc gọi thành công để trợ cho người nhiễm không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà. Đồng thời có các tổ hỗ trợ người nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà. Những tổ này có nhiệm vụ cấp phát thuốc, làm xét nghiệm, theo dõi, thăm khám sức khoẻ cho người bệnh, cập nhật thông tin sức khoẻ lên phần mềm. Ngoài ra, tổ hỗ trợ có nhân viên y tế nhưng lực lượng nòng cốt sẽ là Đoàn thanh niên.
Với Hà !important; Nội khi đã điều trị tại nhà sẽ sàng lọc kỹ những người nhưng cần chăm sóc y tế. Ví dụ người chưa tiêm chủng nhưng bị nhiễm hoặc người già, người bệnh triệu chứng nhẹ sẽ ưu tiên chăm sóc. Những trường hợp như vậy luôn được theo dõi kỹ để nếu có dấu hiệu sẽ được phát hiện sớm để chuyển tầng.
Cù !important;ng với đó, Hà Nội cố gắng đưa mạng lưới y tế cơ sở cùng với hệ thống bác sĩ đồng hành ứng dụng công nghệ thông tin, theo dõi sức khoẻ người bệnh tại nhà.
Ngoà !important;i ra, người nhiễm tại nhà hoàn toàn có thể chủ động gọi đến tổng đài 1022 để được hỗ trợ. Tổng đài sẽ thông qua hệ thống phần mềm chủ động có số điện thoại gọi cho người nhiễm để có thông tin hai chiều.
Tô !important;i cho rằng việc điều trị cho người nhiễm SARS-CoV-2 ngay tại nhà rất cần có thông tin liên hệ sớm để sớm phát hiện bệnh nhân có triệu chứng chuyển nặng. Bên cạnh đó rất cần sự hỗ trợ của chính quyền cơ sở để theo dõi, quản lý tại nhà, tránh việc đi lại, giao lưu làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Một trong những vấn đề cũng được nhiều người quan tâ !important;m là Hà Nội đã có phương án tiêm vaccine tại nhà cho những người yếu thế, người không có khả năng đi lại chưa?
- Ngà !important;nh y tế thành phố đang triển khai các tổ y tế lưu động tiêm ngay tại nhà cho những người yếu thế, người có bệnh lý nền, những người không thể đến cơ sở y tế để tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Nhân viên y tế đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để hỗ trợ tiêm ngay tại nhà bằng xe lưu động.
Cù !important;ng với đó tuyên truyền người dân phải chấp hành nghiêm túc việc tiêm chủng. Có một số người dân ban đầu từ chối tiêm chủng, tuy nhiên Hà Nội cũng rất tích cực vận động, tuyên truyền đặc biệt những người có hoàn cảnh đặc biệt về bệnh lý điều trị tại nhà đã tiêm. Tính đến nay, hầu như những đối tượng này Hà Nội đã thực hiện tiêm đầy đủ chỉ tiêu rất cao (khoảng 96% đã tiêm).
Tết Dương lịch và !important; Tết Nguyên đán đang cận kề, bà có khuyến cáo gì tới người dân trong phòng chống dịch Covid-19?
- Người dâ !important;n cần thực hiện nghiêm túc quy định phòng chống dịch của thành phố, Chính phủ, Bộ Y tế… Tuân thủ thực hiện 5K, dịp lễ Tết cuối năm tránh tụ tập đông người trong trường hợp không cần thiết. Người dân cần tránh giao lưu, đi lại, không có tâm lý chủ quan, lơ là khi đã tiêm đủ liều vaccine.
Người dâ !important;n cũng cần thực hiện tiêm đủ mũi 3 vaccine theo yêu cầu, chỉ định của ngành y tế. Mỗi người dân là một chiến sĩ tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình thực hiện tiêm chủng đầy đủ.
Trong dịp Tết, cá !important;c lễ hội, tôn giáo cũng cần hạn chế tránh lây lan dịch bệnh cộng đồng. Mỗi người dân là tấm gương, bức tranh phản chiếu trung thực nhất để phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, báo với cơ sở, chính quyền cơ sở, nhân viên y tế để xử lý vi phạm trong công tác phòng chống dịch. Trên cơ sở đó, chính quyền sẽ có những biện pháp xử lý những vi phạm này. Ý thức người dân vẫn là quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác phòng chống dịch.
Xin trâ !important;n trọng cảm ơn bà!
(danviet.vn)
Bệnh viện Bạch Mai cử 26 cá !important;n bộ y tế tăng cường phòng, chống dịch tại quận Đống Đa
Sá !important;ng 28/12, bệnh viện Bạch Mai phối hợp UBND quận Đống Đa tổ chức Lễ xuất quân cử cán bộ y tế tăng cường phòng chống dịch Covid-19 tại quận...
Theo quyết định của bệnh viện Bạch Mai, đơn vị nà !important;y sẽ cử 26 cán bộ y tế tăng cường phòng chống dịch Covid-19 tại quận Đống Đa, bắt đầu từ ngày 28/12/2021. 26 cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai được chia làm 12 tổ. Trong đó, 10 tổ phụ trách 21 Trạm Y tế lưu động tại các phường và 2 tổ hỗ trợ tại cơ sở thu dung. Mục tiêu, 100% F0 của quận Đống Đa được giám sát, theo dõi; hỗ trợ đào tạo, vận hành 21 Trạm Y tế lưu động và hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho 2 cơ sở thu dung người bệnh F0.
Phá !important;t biểu giao nhiệm vụ cho các cán bộ y tế, PGS.TS Đào Xuân Cơ – Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện Bạch Mai cho biết, 26 cán bộ của bệnh viện sẽ có nhiệm vụ trực tiếp đi đến tất cả Trạm Y tế lưu động huấn luyện, đào tạo, chuyển giao các phương án, cách tổ chức chống dịch tại địa bàn các phường, tổ dân phố trên địa bàn quận Đống Đa
Cơ chế phối hợp, vận hà !important;nh sẽ là đào tạo, nâng cao năng lực y tế cơ sở trong chăm sóc, tư vấn, truyền thông F0. Hỗ trợ, đồng hành, tư vấn, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tổ chức truyền thông cho F0 tại nhà thông qua các nền tảng; chuẩn hoá Trạm Y tế lưu động. Đảm bảo chất lượng điều trị và chăm sóc tại 2 đơn vị thu dung. Phối hợp hỗ trợ trong chuẩn đoán, cấp cứu với F0 tại nhà trở nặng.
Để đảm bảo cô !important;ng tác phối hợp đạt kết quả tốt nhất, PGS.TS Đào Xuân Cơ đề xuất, quận Đống Đa khẩn trương tổ chức tiêm đủ mũi vaccine và tiêm mũi tăng cường cho Nhân dân trên địa bàn. Chuẩn hoá thiết bị phương tiện phòng hộ, dụng cụ y tế, thuốc điều trị cho Trạm Y tế lưu động và cơ sở thu dung. Trang bị các phương tiện phòng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chuyên môn triển khai công việc. Phối hợp và tham gia với các tổ công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của bệnh viện Bạch Mai kiểm tra, giám sát thực trạng quản lý F0 tại các phường…
Phá !important;t biểu tại lễ xuất quân, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cảm ơn bệnh viện Bạch Mai và UBND quận Đống Đa đã chủ động trong công tác phối hợp để triển khai các công tác hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch.
Nhấn mạnh việc hiện nay tại Hà !important; Nội số ca mắc Covid-19 tăng cao và Đống Đa là quận đầu tiên nâng cấp độ dịch lên cấp độ 3, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, việc bệnh viện Bạch Mai tăng cường cử cán bộ y tế hỗ trợ quận trong công tác phòng chống dịch là việc làm rất cần thiết để đáp ứng công tác chống dịch theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt như hiện nay và điều này cũng góp phần giúp người dân được tiếp cận với y tế sớm nhất. Bởi một trong những giải pháp của Hà Nội liên quan đến vấn đề đáp ứng y tế là huy động các bệnh viện bộ, ngành, trung ương đóng trên địa bàn và cả lực lượng y tế tư nhân cùng tham gia công tác phòng chống dịch.
&ldquo !important;Những cán bộ y tế của bệnh viện Bạch Mai được cử hỗ trợ quận Đống Đa lần này đều là những bác sỹ đã có rất nhiều kinh nghiệm tại chiến trường miền Nam và có rất nhiều kinh nghiệm dịch tễ, điều trị. Điều nay sẽ giúp cho quận Đống Đa và Hà Nội trong công tác phòng chống dịch. Chúng tôi hy vọng rằng với sự giúp sức của các bệnh viện tuyến trung ương sẽ giúp cho người dân Hà Nội được phát hiện, điều trị sớm và tránh tử vong khi mắc Covid-19” - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.
(kinhtedothi.vn)
Hà !important; Nội làm gì để không "chảy máu" nhân lực khi nhiều nhân viên y tế làm việc tăng 200-300%?
Trong bối cảnh dịch bệnh lê !important;n đến gần 2.000 ca mắc trong ngày và kéo dài, nhiều nhân viên y tế đã làm việc tới 200-300% sức lực. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết đã có những chính sách kịp thời cũng như chia sẻ về những vất vả của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y.
Hà !important; Nội động viên, khích lệ tinh thần, hỗ trợ nhân viên y tế tham gia chống dịch
Gần 2 năm trô !important;i qua, lực lượng nhân viên y tế đã "chiến đấu" hết mình trên mặt trận tuyến đầu chống dịch Covid-19. Không ít nhân viên y tế không quản nắng nóng, vất vả, làm việc tăng 200-300% so với bình thường vì mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 sớm nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Có !important; không ít cán bộ bác sĩ, nhân viên y tế bị ngất do làm việc quá sức, có người kiệt sức… Thế nhưng sau khi hồi phục lại, họ lại khoác trên mình những bộ đồ bảo hộ tiếp tục hành trình chống dịch Covid-19. Có người xa gia đình, xa con nhiều tháng trời chống dịch..
Tuy nhiê !important;n, có một thực trạng, một số nơi từng có trường hợp nhân viên y tế đặc biệt ở tuyến cơ sở "nuốt nước mắt xin nghỉ việc" vì thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống sinh hoạt tối thiểu. Hà Nội có phương án nào hỗ trợ tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân viên y tế để không bị "chảy máu" nguồn nhân lực?
Về vấn đề nà !important;y, trao đổi với PV Dân Việt, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã có phương án giảm tải cho nhân lực y tế ngay từ tuyến cơ sở bằng cách tại các địa phương, xã, phường, thị trấn đều có tổ hỗ trợ người nhiễm Covid-19 cộng đồng.
Theo bà !important; Hà, tổ hỗ trợ này do lực lượng thanh niên làm nòng cốt đã giảm tải một phần tuyến cho hệ thống tuyến y tế cơ sở. Đồng thời, Hà Nội triệt để ứng dụng công nghệ thông tin cũng giảm tải cho tuyến y tế cơ sở.
" !important;Một mặt nữa, tuyến y tế cơ sở cũng đã tham gia công tác phòng chống dịch quá lâu (gần 2 năm) với tinh thần quá tải, áp lực về công việc. Chính vì vậy, Hà Nội cũng đã có những động viên, khích lệ tinh thần mọi người. Thành phố cũng đã có các mức hỗ trợ trên 70%. Tức ngoài mức thông thường, nhân viên y tế được hỗ trợ thêm. Với mức thu nhập như vậy cũng đảm bảo để nhân viên y tế vượt qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn chống dịch này", bà Hà nhấn mạnh.
Giá !important;m đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, thành phố cũng đã huy động toàn bộ lực lượng học sinh, sinh viên, cộng tác viên, tình nguyện viên, y tế học đường tham gia hỗ trợ cho lực lượng y tế. Tất cả tình nguyện viên này, thành phố cũng đã có những cơ chế chi trả với mức cao nhất và cũng hỗ trợ thêm 70% ngoài mức theo tinh thần hướng dẫn của Bộ Y tế.
" !important;Cùng với động viên vật chất, Hà Nội còn động viên khích lệ tinh thần, khen thưởng kịp thời những nhân viên y tế có thành tích đóng góp xuất sắc. Có nhân viên y tế vinh dự nhận được Bằng khen của thành phố, Thủ tướng Chính phủ… trong công tác phòng chống dịch. Phải làm sao để nhân viên y tế tin tưởng, yên tâm, từ đó để mọi người thấy rằng đây là công việc rất vất vả nhưng đồng thời cũng rất vinh dự.
Trong lú !important;c này, y tế phải phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt, trụ cột trong chống dịch. Mỗi người tự thấy rằng mình đã làm được rất nhiều điều có ích cho người dân. Cố gắng hết sức để nhân viên y tế vượt qua khó khăn này. Ngoài ra, chúng tôi cũng huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia hỗ trợ với y tế công lập. Cùng chung tay tạo ra những giải pháp để có thể giúp cho tuyến y tế cơ sở tăng cường nhân lực, giảm tải công việc, chế độ chính sách, động viên khích lệ… bằng nhiều hình thức", bà Hà nhấn mạnh.
Huy động nguồn lực từ chí !important;nh F0 đã từng điều trị khỏi bệnh giảm tải cho nhân viên y tế
Nhiều chuyê !important;n gia y tế cho rằng, Hà Nội nên huy động những lực lượng F0 từng điều trị khỏi bệnh, thậm chí trích nguồn kinh phí hỗ trợ để họ tình nguyện tham gia chống dịch, tư vấn, động viên kịp thời những người đang mắc. Việc này cũng sẽ giảm tải cho nhân viên y tế.
Người đứng đầu ngà !important;nh y tế thủ đô cho hay, nếu huy động được nguồn nhân lực này sẽ rất tốt bởi đây là những người đã có kinh nghiệm, vượt qua dịch bệnh ra sao. Họ sẽ truyền lại lại những kinh nghiệm, năng lực tích cực của mình hỗ trợ những F0 đang mắc.
" !important;Hà Nội đã triển khai cụ thể tại các địa phương thực hiện phương án điều trị tại chỗ. Chính vì vậy, các địa phương sẽ phát huy tối đa để làm sao huy động lực lượng này tham gia hỗ trợ cùng với những người đang bị mắc bệnh.
Với dịch bệnh như hiện nay rất cần cộng đồng và !important;o cuộc. Cụ thể tất cả lực lượng từ hệ thống chính trị, lực lượng nòng cốt như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, tổ Covid cộng đồng và lực lượng rất quan trọng đó là những người đã bị nhiễm khỏi bệnh hoàn toàn có thể tham gia.
Chí !important;nh các khu thu dung của thành phố, những người đang điều trị cũng hỗ trợ lẫn nhau. Thực sự đây là điều rất quan trọng, chúng ta huy động được để cho người dân ý thức chung trong chống dịch sẽ rất tốt", bà Hà nói thêm.
(danviet.vn)
Số ca F0 mới liê !important;n tục dẫn đầu cả nước, Hà Nội có giải pháp gì?
Trao đổi với phó !important;ng viên VTV, đại diện Sở Y tế TP Hà Nội đã lý giải nguyên nhân vì sao số ca mắc COVID-19 mới của TP tăng cao và giải pháp cho tình trạng này.
Số ca mắc COVID-19 mới ở Hà !important; Nội liên tục cao nhất cả nước
Sau 7 ngà !important;y liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 (từ 19 - 25/12) cao nhất cả nước. Ngày 27/12, Hà Nội tiếp tục ghi nhận trên 1.900 ca mắc mới. Theo số liệu của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Hà Nội ghi nhận 108 ca tử vong từ đầu mùa dịch, chiếm tỉ lệ 0,3% trên số mắc, thấp hơn nhiều tỉnh thành, trong khi Hà Nội đang ở trong nhóm 10 tỉnh thành có số mắc mới, số đang điều trị, số ca chuyển nặng cao nhất cả nước.
Tổng hợp thô !important;ng tin từ Bộ Y tế, trong 2 tuần qua (từ ngày 12-25/12), toàn thành phố Hà Nội ghi nhận tổng cộng 17.897 ca mắc mới.
Trong khi ngà !important;y 12/12, Hà Nội có tổng cộng 980 ca mắc mới, thì 1 ngày sau đó - lần đầu tiên ca mắc mới trên địa bàn Hà Nội cán mốc 1000 ca/ngày). Chỉ sụt giảm 2 ngày là 16 & 17/12, liên tiếp sau đó Hà Nội thường xuyên ghi nhận trên 1.500 ca/ngày, đến 26/12, thủ đô đã vượt 1.900 ca mắc mới COVID-19.
TP Hà !important; Nội công bố cấp độ dịch toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2, tuy nhiên, số lượng các quận và xã, phường ở cấp độ 3 đã tăng nhiều hơn so với tuần trước.
Ô !important;ng Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội nhấn mạnh trong chương trình Vấn đề hôm nay: "Tình hình dịch trên địa bàn thành phố có những diễn biến phức tạp và số ca mắc mới đặc biệt trong tuần gần đây có xu hướng tăng cao. Diễn biến tình hình dịch bệnh cũng đã nằm trong kịch bản và phương án đáp ứng của thành phố".
Về nguyê !important;n nhân của tình trạng hiện nay, ông Cương cho biết, thứ nhất, Hà Nội là một thành phố lớn, dân cư đông, việc mà giao thương, đi lại của người dân từ Hà Nội đi các tỉnh cũng như từ tỉnh về Hà Nội rất phức tạp và nhiều khu công nghiệp. Thứ hai, số lượng người nhập cảnh tại Hà Nội trong thời gian qua cũng tăng. Thứ ba, ngoài việc hệ thống các cơ sở y tế có xét nghiệm phát hiện, người dân cũng có thể tự xét nghiệm bằng test nhanh và thông báo quyền địa phương, y tế cơ sở để xác nhận và quản lý tại địa bàn.
" !important;Vẫn còn tâm lý chủ quan của một số bộ phận người dân, cơ quan khi cho rằng khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine sẽ không mắc bệnh và không lây truyền cho người khác. Hiện nay, Hà Nội vẫn đang thực hiện nghiêm túc chủ trương thích ứng an toàn linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh" - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội nhấn mạnh.
Hà !important; Nội làm gì để hạn chế ca mắc mới, giảm tải cho các cơ sở y tế?
Để hạn chế cá !important;c ca mắc mới, Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội cho biết, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phường, thị trấn và đặc biệt là ý thức của người dân trong việc thực hiện 5K, không tập trung đông người và hạn chế di chuyển nếu không thực sự cần thiết.
Thà !important;nh phố cũng đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccine thực hiện tiêm mũi bổ sung và nhắc lại cho toàn bộ người dân trên địa bàn. Quan tâm tới việc bảo vệ cho người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai, người mắc bệnh hiểm nghèo kể cả trong vấn đề tiêm vaccine hay điều trị. Tiếp tục thực hiện thật tốt công tác điều trị tại các tầng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chuyển tuyến kịp thời, hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong. Đẩy mạnh quản lý, theo dõi F0 nhẹ, không tại nhà. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân Hà Nội hiện nay đang tiếp tục nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp thông tin hỗ trợ người dân tiếp cận với dịch vụ y tế một cách sớm nhất.
UBND thà !important;nh phố cũng đã phân cấp cho các quận huyện thị xã căn cứ vào tình hình dịch trên địa bàn kịp thời điều chỉnh các biện pháp hành chính phù hợp theo tinh thần của Nghị quyết 128 và Quyết định 1800 của Bộ Y tế.
Ô !important;ng Vũ Cao Cương cũng cho biết, để giảm tải cho các cơ sở y tế, thành phố cũng đã có giải pháp huy động nhân lực từ các bệnh viện, bộ ngành trung ương, lực lượng y tế tư nhân và các lực lượng khác như đoàn viên đoàn thanh niên, học sinh, sinh viên ngành y tình nguyện tham gia tổ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà để giảm tải cho tuyến cơ sở.
Về quan điểm cho rằng khô !important;ng nên quá để tâm đến số ca F0, mà nên chuyển hướng tập trung vào các ca chuyển nặng, ông Cương khẳng định, Hà Nội vẫn luôn chủ động để kiểm soát tình hình trên quan điểm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và giảm tỷ lệ bệnh nhân trên tầng.
Thời gian tới là !important; Tết và các lễ hội xuân sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số ca mắc. Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội nhấn mạnh, người dân cần có ý thức trong việc thực hiện 5K, không tập trung đông người và hạn chế di chuyển nếu không thực sự cần thiết.
Hà !important; Nội có 12 quận thì 8 quận dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao). Trong tổng cộng 18 huyện thị xã thì chỉ còn duy nhất huyện Phúc Thọ dịch ở cấp độ 1. Điều đó cho thấy diễn biến dịch tại Hà Nội phức tạp thế nào.
Mỗi người dâ !important;n đều mong muốn dịch bệnh sớm được kiểm soát để trở lại trạng thái bình thường mới. Mong muốn này sẽ không thể thực hiện được nếu chúng ta chủ quan, lơ là.
Bê !important;n cạnh vaccine và công nghệ, thì đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên phải được thực hiện thường xuyên, triệt để. Hãy bảo vệ mình và cộng đồng bằng những việc làm đơn giản như vậy!