*Số ca cộng đồng tăng nhanh nhưng tỉ lệ tử vong giảm rất mạnh
Do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Sáng 5-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo.
Tham dự cuộc họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có các ủy viên Bộ Chính trị: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; các phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia: Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Tham dự cuộc họp tại các điểm cầu địa phương có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; các bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 125.000 ca), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi (tháng 1 là 18,4% và tháng 2 là 24,3%).
Biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP. Hà Nội và TP.HCM thay thế dần biến thể Delta.
Tuy nhiên, do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Tỉ lệ chết/số ca mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%), ngày 1/2 là 0,9% và ngày 03/3 là 0,1%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9% nhưng số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%.
Phân bố tỉ lệ nhiễm theo độ tuổi trong tháng 2-2022 so với tháng trước: nhóm 18-49 tuổi chiếm 54,3% (871.083 ca) tăng 2,5 lần so tháng trước; nhóm 50-65 tuổi chiếm 10,8% (173.254 ca) tăng 2,2 lần so với tháng trước; nhóm trên 65 tuổi chiếm 4,5% (72.189 ca) tăng 2 lần so với tháng trước.
Cũng theo Bộ Y tế, đến ngày 33, Việt Nam đã tiếp nhận 218 triệu liều vắc xin; phân bổ 204,4 triệu liều (còn khoảng 13,6 triệu liều chưa phân bổ đang tiến hành các thủ tục kiểm định chất lượng, xuất xưởng), tiêm được hơn 196 triệu liều.
Về tỉ lệ tiêm chủng, với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, tỉ lệ mũi 1, mũi 2, mũi 34 lần lượt là 100%, 98,4% và 37,4%. Với đối tượng từ 12-17 tuổi, tỉ lệ mũi 1, mũi 2 lần lượt là 98,8% và 93,5%.
Trong 30 ngày triển khai Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân (từ 29-1-2022 - 28-2-2022), cả nước tiêm được hơn 14 triệu liều, chủ yếu là liều bổ sung và liều nhắc lại (hơn 12 triệu liều), góp phần vào việc tăng cường tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc xin cơ bản và tiêm mũi 3 trên toàn quốc.
Như vậy nước ta cơ bản đã bao phủ 2 liều vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên. Đến nay, tỉ lệ tiêm mũi 3 là 37,4% (ước khoảng hơn 75% đối tượng đến lịch tiêm mũi 3 đã được tiêm chủng). Đến hết quý I/2022, ước khoảng 60% người từ 18 tuổi trở lên đủ thời gian để tiêm mũi 3 vì có khoảng 23,4 triệu người cần tiêm liều bổ sung để hoàn thành lộ trình tiêm đủ liều cơ bản chủ yếu được tiêm từ tháng 01/2022 do đó thời gian tiêm mũi 3 cho các đối tượng này là từ tháng 4.
Trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại và mùa lễ hội năm 2022, mở cửa trở lại hoạt động giáo dục đào tạo trực tiếp, nhất là thời gian tới Việt Nam nới lỏng cách ly y tế, giảm các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên tất cả các phương tiện, lượng khách quốc tế đi, đến Việt Nam sẽ gia tăng mạnh sẽ không tránh khỏi gia tăng nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ tiếp tục gia tăng áp lực lên hệ thống y tế.
(Thông tấn xã Việt Nam)
*Hà Nội ban hành quy định giá xét nghiệm SARS-CoV-2 không do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán
Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐND về việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm phản ứng) trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
Theo Nghị quyết, đối tượng áp dụng, gồm: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội và các trường hợp thực hiện dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế.
Cụ thể: Người chưa tham gia bảo hiểm y tế; người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng thực hiện dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả.
Các trường hợp được ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (trừ trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).
Các trường hợp xét nghiệm SARS-CoV-2 tự nguyện theo yêu cầu, xét nghiệm cho các tổ chức, doanh nghiệp theo hợp đồng tại các cơ sở y tế công lập.
Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm phản ứng) trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội bằng mức giá theo quy định tại cột 1 Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.
Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương và chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 và mức thanh toán tối đa không quá mức giá quy định tại cột 2 Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.
Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 (sinh phẩm xét nghiệm nhanh, sinh phẩm xét nghiệm miễn dịch, sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng) theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
HĐND Thành phố cũng giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng quy định của luật, quy định của Bộ Y tế và Nghị quyết của Thường trực HĐND Thành phố.
Đồng thời đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân và giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
(Báo Lao động thủ đô)
*Hà Nội điều chỉnh các nhánh của Tổng đài điện thoại 1022
Trước tình hình các ca mắc Covid-19 ngày một tăng cao, để phục vụ tốt hơn công tác hướng dẫn, chăm sóc cho các F0 tại nhà, từ ngày 4/3 thành phố Hà Nội điều chỉnh các nhánh 1, 2 và 3 của Tổng đài 1022.
Cụ thể:
Bấm phím 1: Kết nối tới đường dây nóng Sở Y tế Hà Nội để hỗ trợ thông tin F0.
Bấm phím 2: Kết nối đến mạng lưới thầy thuốc đồng hành để được tư vấn, chăm sóc F0 tại nhà.
Bấm phím 3 sau đó chọn:
Bấm phím 1: Kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội để hỗ trợ, tư vấn về xét nghiệm và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bấm phím 2: Kết nối đến Trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ cấp cứu và xe cấp cứu.
Các nhánh 4, 5, 6 và 7 của Tổng đài điện thoại 1022 vẫn giữ nguyên.
Cụ thể: Bấm phím 4: Phản ánh về vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bấm phím 5: Để được giải đáp về các vấn đề an sinh xã hội.
Bấm phím 6: Để yêu cầu giúp đỡ hỗ trợ nhu yếu phẩm khi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bấm phím 7: Để được hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của Thành phố.
Cách quay số: Gọi từ số cố định nội hạt, người dân quay trực tiếp số 1022; gọi từ số liên tỉnh, di động, bấm số 024 1022.Thông tin y tế trên các báo ngày 5/3/2022
Ngày đăng 05/03/2022 | 10:06 | Lượt xem: 23
*Số ca cộng đồng tăng nhanh nhưng tỉ lệ tử vong giảm rất mạnh
Do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Sáng 5-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo.
Tham dự cuộc họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có các ủy viên Bộ Chính trị: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; các phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia: Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Tham dự cuộc họp tại các điểm cầu địa phương có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; các bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 125.000 ca), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi (tháng 1 là 18,4% và tháng 2 là 24,3%).
Biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP. Hà Nội và TP.HCM thay thế dần biến thể Delta.
Tuy nhiên, do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Tỉ lệ chết/số ca mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%), ngày 1/2 là 0,9% và ngày 03/3 là 0,1%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9% nhưng số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%.
Phân bố tỉ lệ nhiễm theo độ tuổi trong tháng 2-2022 so với tháng trước: nhóm 18-49 tuổi chiếm 54,3% (871.083 ca) tăng 2,5 lần so tháng trước; nhóm 50-65 tuổi chiếm 10,8% (173.254 ca) tăng 2,2 lần so với tháng trước; nhóm trên 65 tuổi chiếm 4,5% (72.189 ca) tăng 2 lần so với tháng trước.
Cũng theo Bộ Y tế, đến ngày 33, Việt Nam đã tiếp nhận 218 triệu liều vắc xin; phân bổ 204,4 triệu liều (còn khoảng 13,6 triệu liều chưa phân bổ đang tiến hành các thủ tục kiểm định chất lượng, xuất xưởng), tiêm được hơn 196 triệu liều.
Về tỉ lệ tiêm chủng, với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, tỉ lệ mũi 1, mũi 2, mũi 34 lần lượt là 100%, 98,4% và 37,4%. Với đối tượng từ 12-17 tuổi, tỉ lệ mũi 1, mũi 2 lần lượt là 98,8% và 93,5%.
Trong 30 ngày triển khai Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân (từ 29-1-2022 - 28-2-2022), cả nước tiêm được hơn 14 triệu liều, chủ yếu là liều bổ sung và liều nhắc lại (hơn 12 triệu liều), góp phần vào việc tăng cường tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc xin cơ bản và tiêm mũi 3 trên toàn quốc.
Như vậy nước ta cơ bản đã bao phủ 2 liều vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên. Đến nay, tỉ lệ tiêm mũi 3 là 37,4% (ước khoảng hơn 75% đối tượng đến lịch tiêm mũi 3 đã được tiêm chủng). Đến hết quý I/2022, ước khoảng 60% người từ 18 tuổi trở lên đủ thời gian để tiêm mũi 3 vì có khoảng 23,4 triệu người cần tiêm liều bổ sung để hoàn thành lộ trình tiêm đủ liều cơ bản chủ yếu được tiêm từ tháng 01/2022 do đó thời gian tiêm mũi 3 cho các đối tượng này là từ tháng 4.
Trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại và mùa lễ hội năm 2022, mở cửa trở lại hoạt động giáo dục đào tạo trực tiếp, nhất là thời gian tới Việt Nam nới lỏng cách ly y tế, giảm các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên tất cả các phương tiện, lượng khách quốc tế đi, đến Việt Nam sẽ gia tăng mạnh sẽ không tránh khỏi gia tăng nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ tiếp tục gia tăng áp lực lên hệ thống y tế.
(Thông tấn xã Việt Nam)
*Hà Nội ban hành quy định giá xét nghiệm SARS-CoV-2 không do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán
Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐND về việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm phản ứng) trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
Theo Nghị quyết, đối tượng áp dụng, gồm: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội và các trường hợp thực hiện dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế.
Cụ thể: Người chưa tham gia bảo hiểm y tế; người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng thực hiện dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả.
Các trường hợp được ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (trừ trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).
Các trường hợp xét nghiệm SARS-CoV-2 tự nguyện theo yêu cầu, xét nghiệm cho các tổ chức, doanh nghiệp theo hợp đồng tại các cơ sở y tế công lập.
Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm phản ứng) trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội bằng mức giá theo quy định tại cột 1 Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.
Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương và chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 và mức thanh toán tối đa không quá mức giá quy định tại cột 2 Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.
Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 (sinh phẩm xét nghiệm nhanh, sinh phẩm xét nghiệm miễn dịch, sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng) theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
HĐND Thành phố cũng giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng quy định của luật, quy định của Bộ Y tế và Nghị quyết của Thường trực HĐND Thành phố.
Đồng thời đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân và giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
(Báo Lao động thủ đô)
*Hà Nội điều chỉnh các nhánh của Tổng đài điện thoại 1022
Trước tình hình các ca mắc Covid-19 ngày một tăng cao, để phục vụ tốt hơn công tác hướng dẫn, chăm sóc cho các F0 tại nhà, từ ngày 4/3 thành phố Hà Nội điều chỉnh các nhánh 1, 2 và 3 của Tổng đài 1022.
Cụ thể:
Bấm phím 1: Kết nối tới đường dây nóng Sở Y tế Hà Nội để hỗ trợ thông tin F0.
Bấm phím 2: Kết nối đến mạng lưới thầy thuốc đồng hành để được tư vấn, chăm sóc F0 tại nhà.
Bấm phím 3 sau đó chọn:
Bấm phím 1: Kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội để hỗ trợ, tư vấn về xét nghiệm và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bấm phím 2: Kết nối đến Trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ cấp cứu và xe cấp cứu.
Các nhánh 4, 5, 6 và 7 của Tổng đài điện thoại 1022 vẫn giữ nguyên.
Cụ thể: Bấm phím 4: Phản ánh về vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bấm phím 5: Để được giải đáp về các vấn đề an sinh xã hội.
Bấm phím 6: Để yêu cầu giúp đỡ hỗ trợ nhu yếu phẩm khi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bấm phím 7: Để được hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của Thành phố.
Cách quay số: Gọi từ số cố định nội hạt, người dân quay trực tiếp số 1022; gọi từ số liên tỉnh, di động, bấm số 024 1022.