93,5% F0 ở Hà Nội được điều trị ở nhà hoặc cơ sở thu dung của xã, phường, thị trấn
Kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn diễn ra chiều 5/1, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá cao và biểu dương các cấp, các ngành và người dân Thủ đô đã thực hiện tốt yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch 2022, vừa bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vừa không để xảy ra tụ tập đông người.
Các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã thể hiện trách nhiệm cao với công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, thực hiện tốt công tác quản lý và hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. Trong khi đó, các lực lượng tuyến đầu như công an, quân đội, y tế, các tổ Covid-19 cộng đồng, tổ hỗ trợ quản lý F0 tại nhà; các doanh nghiệp hỗ trợ và Thành đoàn Hà Nội có sáng kiến lập trạm “ATM ôxy” miễn phí.... đóng góp quan trọng giúp thành phố kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ sự chung sức này, nhất là cung ứng thuốc điều trị kịp thời, nên chủ yếu các ca F0 ở thể nhẹ (93,5% F0 được điều trị ở tầng 1, tức là ở nhà hoặc cơ sở thu dung của xã, phường, thị trấn) đã được tiếp cận thuốc và chăm sóc sớm.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy nhận định, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca F0 phát sinh hằng ngày tăng cao, số ca ngoài cộng đồng chiếm tỷ lệ lớn. Đây là điều tất yếu khi mở lại và thực hiện bình thường mới. Thực tế này đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở và người dân tiếp tục không được lơ là, chủ quan; thực hiện tốt chuyển trạng thái từ “zero Covid” sang quản lý rủi ro; phải xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ chính trị ưu tiên hàng đầu trong những ngày tới để vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, trước hết là chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó ở mức cao hơn. Các sở, ngành chức năng và các địa phương phối hợp rà soát vật tư y tế tiêu hao để tiến hành mua sắm vật tư tiêu hao, vật tư xét nghiệm tạo điều kiện cho y tế cơ sở chỉ tập trung thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
“Việc mua sắm vật tư y tế là cần thiết, cấp bách vì liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân; nhưng phải thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch. Thành phố nghiêm cấm mọi hành vi tư lợi. Nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nêu rõ.
Đồng chí nhấn mạnh, phòng, chống dịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, thành phố kiên trì phân cấp, giao quyền, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và hỗ trợ để các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phát huy cao nhất hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại cơ sở. Cấp ủy Đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Các địa phương tiếp tục rà soát năng lực y tế cơ sở trên quy mô dân số để bố trí các trạm y tế lưu động đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại cơ sở và tại nhà. Đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế số ca F0 phải chuyển tầng, giảm tải cho y tế tuyến trên. Việc phân tầng điều trị phải công khai, minh bạch để người dân yên tâm.
Ngành Y tế phối hợp với các địa phương tiếp tục huy động đội ngũ cán bộ y tế nghỉ hưu, y tế tư nhân, sinh viên y tế tham gia phòng, chống dịch; đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người đủ điều kiện, tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi; tiêm vaccine cho người đủ điều kiện nhưng chưa tiêm... Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế hỗ trợ thành phố đủ cơ số thuốc để điều trị sớm các ca F0 nhằm hạn chế rủi ro và giảm số lượng bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị.
Ban Cán sự đảng, UBND thành phố và Đảng đoàn HĐND thành phố phối hợp chỉ đạo nhanh chóng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới, nhất là bảo đảm đủ nhân lực, nguồn lực; chính sách cho lực lượng tuyến đầu, chính sách hỗ trợ đối với các lực lượng tình nguyện.
(Nhandan.vn)
Đề xuất cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc được chỉ định điều trị Covid-19 tại Việt Nam
Bộ Y tế thông tin về việc cấp giấy đăng ký lưu hành 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir có chỉ định điều trị Covid-19 đã được cấp phép sản xuất tại Việt Nam.
Tối ngày 5/1/2021, tại phiên họp Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế đã xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng đề xuất cấp phép sản xuất thuốc Molnupiravir và kết luận.
Đồng ý đề xuất Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện cho 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir có chỉ định điều trị Covid-19.
Các điều kiện cụ thể để kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc sau khi được cấp giấy đăng ký lưu hành được Hội đồng yêu cầu đối với cơ sở sản xuất thuốc như sau:
Cơ sở sản xuất thuốc phải thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu đạt yêu cầu trước khi sản xuất.
Cơ sở sản xuất thuốc phải tiếp tục theo dõi, kiểm tra chất lượng thuốc hàng tháng sau khi được cấp giấy đăng ký lưu hành và báo cáo cơ quan quản lý để giám sát chặt chẽ về chất lượng, tuổi thọ của thuốc.
Cơ sở sản xuất phải thuốc phải tiếp tục thực hiện nghiên cứu độ ổn định của thuốc và nộp dữ liệu nghiên cứu, hồ sơ cập nhật hạn dùng để thẩm định theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN.
Đối với các hồ sơ chưa được phê duyệt, Hội đồng đề nghị các cơ sở sản xuất tiếp tục khẩn trương nghiên cứu, bổ sung các tài liệu, dữ liệu và kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, độ ổn định của thuốc. Hội đồng sẽ khẩn trương họp để xem xét việc cấp phép ngay khi có các kết quả thẩm định hồ sơ bổ sung của các tiểu ban chuyên môn.
Đối với việc cấp phép lưu hành thuốc điều trị Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan quản lý và đơn vị chuyên môn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và quản lý về giá theo đúng quy định của Luật Dược, chống mọi biểu hiện tiêu cực, lợi ích nhóm trong việc cung ứng thuốc.
Molnupiravir cùng với favipiravir, remdesivir là 3 loại thuốc chứa hoạt chất molnupiravir, có tác dụng kháng virus. Các thuốc này đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa loại nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Mới đây, Bộ Y tế công bố kết quả thử nghiệm molnupiravir, ghi nhận gần 100% bệnh nhân dùng thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca tử vong.
Tính đến ngày 4/1, Bộ Y tế đã phân bổ tổng cộng hơn 300.000 liều thuốc molnupiravir cho Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ. Chương trình được triển khai tại TP HCM từ giữa tháng 8 và hiện mở rộng 51 địa phương có dịch.
(Baophapluat.vn)
Hà Nội: Cần chuyển trạng thái từ 'zero COVID' sang quản lý rủi ro
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trước tình hình dịch phức tạp, Hà Nội cần thực hiện tốt chuyển trạng thái từ 'zero COVID' sang quản lý rủi ro, giảm số bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị.
Tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca F0 phát sinh hằng ngày tăng cao, số ca ngoài cộng đồng chiếm tỷ lệ lớn.
Điều này tiếp tục đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở và người dân không được lơ là, chủ quan; cần thực hiện tốt chuyển trạng thái từ “zero COVID” sang quản lý rủi ro.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, toàn thành phố phải xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ chính trị ưu tiên hàng đầu trong những ngày tới để vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, trước hết là chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó ở mức cao hơn.
Các sở, ngành chức năng và các địa phương phối hợp rà soát vật tư y tế tiêu hao để tiến hành mua sắm vật tư tiêu hao, vật tư xét nghiệm, tạo điều kiện cho y tế cơ sở chỉ tập trung thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
“Việc mua sắm vật tư y tế là cần thiết, cấp bách vì liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, quá trình này phải thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch. Thành phố nghiêm cấm mọi hành vi tư lợi, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật,” Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền để cả người dân và cán bộ, công chức không chủ quan trước dịch bệnh; thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch theo cấp độ dịch; hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người...
Phòng, chống dịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, thành phố kiên trì phân cấp, giao quyền, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và hỗ trợ để các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phát huy cao nhất hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại cơ sở.
Cấp ủy Đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Các địa phương tiếp tục rà soát năng lực y tế cơ sở trên quy mô dân số để bố trí các trạm y tế lưu động đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại cơ sở và tại nhà.
Đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế số ca F0 phải chuyển tầng, giảm tải cho y tế tuyến trên. Việc phân tầng điều trị phải công khai, minh bạch để người dân yên tâm.
Ngành y tế phối hợp với các địa phương tiếp tục huy động đội ngũ cán bộ y tế nghỉ hưu, y tế tư nhân, sinh viên y tế tham gia phòng, chống dịch; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người đủ điều kiện, tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi; tiêm vaccine cho người đủ điều kiện nhưng chưa tiêm...
Sở Y tế kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế hỗ trợ thành phố đủ cơ số thuốc để điều trị sớm các ca F0 nhằm hạn chế rủi ro và giảm số lượng bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng ủy ban nhân dân thành phố và Đảng đoàn hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện các cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới, nhất là bảo đảm đủ nhân lực, nguồn lực; chính sách cho lực lượng tuyến đầu, chính sách hỗ trợ đối với các lực lượng tình nguyện... Đồng thời, giao Ban Cán sự đảng ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo sát sao công tác quản lý lễ hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và đầu Xuân mới phù hợp với tình hình dịch bệnh và bám sát chỉ đạo của Chính phủ; lấy mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe người dân.
Về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn trong dịp Tết Dương lịch 2022 vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá cao và biểu dương các cấp, các ngành cùng người dân Thủ đô đã thực hiện tốt yêu cầu phòng, chống dịch của thành phố.
Toàn thành phố bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra tụ tập đông người. Các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã thể hiện trách nhiệm cao với công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, thực hiện tốt công tác quản lý và hỗ trợ F0 điều trị tại nhà.
Các lực lượng tuyến đầu như công an, quân đội, y tế, các tổ COVID-19 cộng đồng, tổ hỗ trợ quản lý F0 tại nhà tiếp tục đóng góp quan trọng giúp thành phố kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ sự chung sức của các lực lượng, nhất là cung ứng thuốc điều trị kịp thời, nên chủ yếu các ca F0 ở thể nhẹ (93,5% F0 được điều trị ở tầng 1, tức là ở nhà hoặc cơ sở thu dung của xã, phường, thị trấn) đã được tiếp cận thuốc và chăm sóc sớm.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng đánh giá cao việc ngành y tế đã ban hành quy trình, tập huấn và tổ chức tiêm vaccine tại nhà cho người dân khó khăn trong việc đi đến điểm tiêm, góp phần giảm số lượng người nguy cơ cao chưa tiêm vaccine từ 23.000 xuống còn 15.000 người.
Thành ủy Hà Nội cũng hoan nghênh các doanh nghiệp đã hỗ trợ và Thành đoàn Hà Nội có sáng kiến lập trạm "ATM oxy” miễn phí.