Lần đầu tiê !important;n tiếp nhận nữ bệnh nhân gặp biến chứng sau khi tiêm filler làm thẳng chân.
Sá !important;ng 6-5, theo tin từ Bệnh viện Da liễu trung ương, tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 47 tuổi, ở Hà Nội, bị biến chứng sau khi tiêm filler (chất làm đầy) làm thẳng chân. Đây cũng là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận ca biến chứng do tiêm filler làm thẳng chân.
Nữ bệnh nhâ !important;n này vốn tự ti với đôi chân có khuyết điểm nên khi nghe quảng cáo trên mạng xã hội, chị tìm đến một spa ở quận Cầu Giấy để tiêm chất làm thẳng chân. Tại đây, chị được giới thiệu tiêm collagen tươi đệm mô chân, sản xuất tại châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cơ sở này đã tiêm chất làm đầy filler cho nữ bệnh nhân và thu mức giá lên tới 60 triệu đồng.
Một ngà !important;y sau tiêm, người phụ nữ này đã cảm thấy đau nhức, hai bắp chân sưng diện rộng, tấy đỏ, không thể đi lại bình thường. Sau đó, chị tìm đến Bệnh viện Da liễu trung ương để khám.
Bá !important;c sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết, bệnh nhân đến khám trong tình trạng viêm mô dưới da rất rõ, sưng đỏ dọc theo đường tiêm.
Hì !important;nh ảnh siêu âm cho thấy, bệnh nhân được tiêm chất làm đầy vào hai bên chân, một bên 1ml và một bên 2ml. Bên chân được tiêm 2ml đã có ổ áp xe dọc bắp chân, bên còn lại dần hình thành ổ áp xe.
Cá !important;c bác sĩ đã chỉ định điều trị cho bệnh bằng kháng sinh, giảm đau. Sau 5 ngày, tổn thương dần trở về bình thường, tuy nhiên, bệnh nhân phải tiếp tục theo dõi.
" !important;Đây là trường hợp hy hữu tiêm filler làm thẳng chân. Trong y văn, chúng tôi chưa từng thấy có chỉ định tiêm thẳng chân bằng filler", bác sĩ Vũ Thái Hà nói.
Về cơ bản, để là !important;m thẳng chân không thể dùng thủ thuật tiêm. Thông thường, nếu bắp chân to có thể tiêm các chất botox để làm thon gọn. Còn cong chân là liên quan đến xương nên không thể khắc phục bằng tiêm chất làm đầy.
Bá !important;c sĩ Vũ Thái Hà cảnh báo, hiện nay có rất nhiều cơ sở làm đẹp, tiêm filler. Tuy nhiên, nếu thực hiện ở những cơ sở không phép, người thực hiện không có kỹ thuật, nguyên liệu không rõ nguồn gốc... thì nguy cơ tai biến, nhiễm trùng rất cao. Với các trường hợp tiêm thẳng chân bằng chất làm đầy như nữ bệnh nhân trên, nếu phát hiện và điều trị muộn, ổ áp xe trên bắp chân bệnh nhân sẽ lan rộng ra các vùng khác, gây phá hủy chân.
(Bá !important;o Hà Nội mới)
Chủ động giá !important;m sát bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân tại Việt Nam
Cục Y tế dự phò !important;ng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh; Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về việc tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân.
Cô !important;ng văn của Cục Y tế dự phòng cho biết theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 3/5/2022 trên thế giới đã ghi nhận 228 trường hợp trẻ bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại 20 quốc gia thuộc khu vực châu Âu, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, trong đó đã có 4 trường hợp tử vong.
Bệnh xảy ra ở trẻ từ 1 thá !important;ng tuổi đến 16 tuổi, hầu hết bệnh nhi hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên có một số trường hợp chuyển nặng, gần 10% các trường hợp phải ghép gan. Các trường hợp được xác định là viêm gan cấp tính nêu trên có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và men gan tăng cao rõ rệt.
Đa số cá !important;c trường hợp được báo cáo đều không bị sốt và không phát hiện nhiễm các loại virus phổ biến gây viêm gan virus cấp tính (virus viêm gan A, B, C, D và E). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu cho biết, hiện nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này vẫn chưa được tìm ra và các cuộc điều tra đang được diễn ra. Tuy nhiên các trường hợp mắc xảy ra tại những nơi lưu hành cao virus Adeno.
Để chủ động giá !important;m sát các ca bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân tại Việt Nam và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tập trung theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên thế giới.
Cá !important;c đơn vị phối hợp với địa phương lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và báo cáo ngay những trường hợp bất thường, đồng thời đánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phòng chống tại Việt Nam gửi về Cục Y tế dự phòng để theo dõi, tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.
Cù !important;ng với đó, các đơn vị tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát, hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai giám sát, phòng chống và xét nghiệm viêm gan virus trong đó tập trung vào hoạt động tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và các đối tượng có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn và đạt tỷ lệ bao phủ theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và giám sát, phòng chống bệnh viêm gan virus, tổ chức tập huấn đào tạo cho cán bộ y tế tại các địa phương trên địa bàn Viện phụ trách.
Ngoà !important;i ra, các Viện phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện các nghiên cứu, điều tra về bệnh viêm gan virus để cung cấp thêm thông tin, bằng chứng và tham mưu cho Bộ Y tế trong việc xây dựng chính sách, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật phòng chống bệnh viêm gan virus.
(Bá !important;o Kinh tế đô thị)
Phá !important;t hiện một số lỗi vi phạm ATTP ở nhà hàng tại huyện Gia Lâm
Tại thời điểm kiểm tra, Đoà !important;n kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của TP Hà Nội đã phát hiện một số lỗi vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP) tại nhà hàng Bảo Minh (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm).
Ngà !important;y 6/5, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về ATVSTP của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm nhân Tháng hành động vì ATTP năm 2022.
Tại đâ !important;y, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại nhà hàng Bảo Minh (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm). Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn đã phát hiện một số lỗi vi phạm tại nhà hàng. Cụ thể, các lọ đựng gia vị không ghi nhãn mác, hạn sử dụng, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sắp xếp lộn xộn.
Ngoà !important;i ra, Đoàn kiểm tra cũng phát hiện khu vực bếp của nhà hàng Bảo Minh không có tấm chắn côn trùng. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu nhà hàng sớm khắc phục những tồn tại nêu trên.
Tương tự, Đoà !important;n kiểm tra liên ngành số 1 của TP đã kiểm tra bếp ăn tập thể tại trường Tiểu học Cổ Bi (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm). Bếp ăn của trường có 12 nhân viên phục vụ và cung cấp mỗi ngày hơn 500 suất ăn.
Qua ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, nhà !important; trường đã đầu tư, bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác bán trú, có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn sống, chín riêng biệt, có tủ để hấp khăn, sấy bát; có đủ các dụng cụ nấu, chế biến và chia suất ăn…
Cù !important;ng với đó, hằng ngày, nhà trường đã thực hiện ký nhận thực phẩm theo quy định, cập nhật, ghi chép đầy đủ sổ kiểm thực 3 bước, đồng thời tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát vệ sinh, ATTP. Thời gian qua, nhà trường không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Theo bá !important;o cáo kết quả triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2022 của Ban Chỉ đạo công tác ATTP huyện Gia Lâm, hiện trên địa bàn có 9.727 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Qua kiểm tra trong Thá !important;ng hành động vì ATTP, các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP của huyện đã xử phạt hành chính 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm an toàn thực phẩm với số tiền 5,5 triệu đồng.
(Bá !important;o Kinh tế đô thị)
Là !important;m gì khi trẻ thừa cân, béo phì sau thời gian giãn cách?
Hai năm dịch bệnh ké !important;o dài khiến trẻ dành nhiều thời gian ở nhà, kết hợp việc được gia đình bồi bổ dinh dưỡng quá mức dẫn đến tăng cân nhanh, thậm chí tiệm cận thừa cân, béo phì.
Đang học lớp 5, nhưng bé !important; T.M.T (Hà Nội) cao 1,35 m, nặng 40 kg, khiến việc di chuyển nhanh gặp khó khăn, hay thở dốc khi hoạt động thể lực mạnh hoặc leo cầu thang. Chị N.T.T (35 tuổi, Hà Nội) - mẹ em M.T - cho biết, giai đoạn Hà Nội giãn cách xã hội 4-5 tháng, bé tăng 6 kg nhưng chiều cao dậm chân tại chỗ, sau đó đến nay cân nặng vẫn tăng đều.
Khi thấy thể trạng con ngà !important;y càng vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa, đặc biệt khi Hà Nội cho phép trẻ tiểu học đến trường, gia đình chị T.T mới quyết định đưa con đi khám dinh dưỡng và nhận được kết quả: Con thuộc nhóm thừa cân, tiệm cận béo phì.
Thực tế, việc con tăng câ !important;n nhanh, thừa cân, béo phì không là câu chuyện của riêng gia đình chị T.T, mà là tình trạng chung của nhiều trẻ em trên thế giới và cả Việt Nam, đặc biệt sau dịch Covid-19.
Thừa dinh dưỡng, thiếu vận động tăng nguy cơ bé !important;o phì
Tờ  !important;CNN công bố kết quả nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) so sánh sự thay đổi chỉ số thể trọng BMI ở hơn 430.000 trẻ em 2-19 tuổi trước và trong đại dịch. Kết quả cho thấy, tất cả trẻ em tham gia nghiên cứu đều có sự gia tăng đáng kể chỉ số thể trọng trong thời gian đại dịch, ngoại trừ những trẻ trước đó bị thiếu cân.
Tại Việt Nam, tì !important;nh trạng này cũng không ngoại lệ mà theo đánh giá của PGS.TS Bùi Thị Nhung - Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao.
&ldquo !important;Trong điều kiện sinh hoạt bình thường, hàng ngày trẻ đi học có các hoạt động thể chất tại trường, vui chơi khu công cộng và đi lại giúp tiêu hao năng lượng. Khi ở nhà học trực tuyến, chủ yếu ở trong nhà, trẻ ít vận động hơn, ngồi nhiều trước màn hình cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Mặt khác, chế độ ăn không cân đối, ăn nhiều, ăn các món ăn theo sở thích như món chiên rán, ít rau, ăn vặt cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Đặc biệt, các thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều chất béo hấp dẫn trẻ em như gà rán, xúc xích, bánh kem, bơ, các món chiên rán... có đậm độ năng lượng cao, nhưng nghèo dinh dưỡng”, PGS.TS Bùi Thị Nhung cho biết.
Giã !important;n cách xã hội kéo dài và lo lắng nguy cơ lây nhiễm Covid-19, nhiều phụ huynh tăng cường bồi bổ cho con bằng những bữa ăn giàu năng lượng, đặc biệt là nhiều chất đạm vì nghĩ trẻ ăn nhiều chất bổ sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, khỏe mạnh hơn, hạn chế đau ốm.
Tuy nhiê !important;n, đây là cách chăm sóc con sai lầm, bởi trẻ ăn uống quá nhiều chất đạm, thiếu khoa học, ít rau, ít vận động sẽ nhanh chóng tăng cân và béo phì. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ không biết con đang thừa cân, béo phì do không nhận biết được các dấu hiệu ban đầu.
Theo PGS.TS Bù !important;i Thị Nhung, béo phì là dấu hiệu khi trẻ tăng cân nhiều hơn so với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới là từ 1,5 đến 2,5 kg/năm. Nếu trẻ tăng nhiều hơn mức này và có xu hướng thích ăn, ăn nhiều hơn, cha mẹ nên theo dõi chiều cao, cân nặng thường xuyên để xác định xem trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì không. Đồng thời, cần so với trung bình chiều cao trong chuẩn tăng trưởng để biết chính xác trẻ thừa bao nhiêu cân. Từ đó, đưa ra các điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thích hợp hoặc đưa trẻ đi khám tư vấn dinh dưỡng.
Câ !important;n đối khẩu phần ăn, tăng hoạt động thể chất
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cá !important;o, tình trạng thừa cân, béo phì kéo dài khiến cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp, đi lại khó khăn, trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng... “Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành như bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ... Trẻ béo phì còn có nguy cơ rối loạn chuyển hóa đường và mắc đái tháo đường type 2. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường”, PGS.TS Bùi Thị Nhung tư vấn.
Theo đó !important;, để hạn chế những ảnh hưởng xấu về cả sức khỏe thể chất và tinh thần khi trẻ thừa cân, béo phì, phụ huynh nên đưa con đi khám để được tư vấn về chế độ ăn và luyện tập giúp trẻ kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Đồng thời, cần có !important; những điều chỉnh bước đầu bằng cách theo dõi và đánh giá xem trẻ có đang ăn nhiều hơn so với nhu cầu khuyến nghị không, dựa trên tháp dinh dưỡng cho trẻ em theo lứa tuổi của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Nếu trẻ đang ăn nhiều hơn so với nhu cầu khuyến nghị, cha mẹ cần điều chỉnh về lượng ăn phù hợp theo lứa tuổi.
Lời khuyê !important;n từ PGS.TS Bùi Thị Nhung dành cho cha mẹ là cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, cả về ăn uống và vận động để giúp con giảm cân và kiểm soát cân nặng hợp lý, đồng thời phát triển chiều cao, trí não toàn diện.
Cụ thể, cho trẻ ăn đú !important;ng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều hơn vào bữa sáng, bữa trưa và giảm hơn vào bữa chiều, tối. Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ gạo trắng bằng gạo lứt, gạo lật nảy mầm để giúp trẻ kiểm soát cân nặng tốt hơn. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau.
Việc bổ sung sữa cho trẻ thừa câ !important;n, béo phì cũng nên được duy trì, do sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B2, B12, D, canxi, kali, selen, phốt pho... hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nên cho trẻ uống sữa không đường, ít béo.
Vị chuyê !important;n gia từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến nghị, phụ huynh cần tập cho trẻ thừa cân, béo phì thói quen hoạt động thể lực hàng ngày 30-60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích con hoạt động.
Ngoà !important;i ra, khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng. Khi ở nhà, để hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo. Sau một thời gian dài học trực tuyến do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ em càng gia tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Hưởng ứng chiến dịch truyền thông “Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI” của Bộ Y tế, Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện chương trình “Phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam” với nhiều hoạt động cung cấp kiến thức, thông tin khoa học để nhằm giúp cộng đồng có cách hiểu đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.
(Bá !important;o Zing)
Biến chứng nghiê !important;m trọng nhất của hậu Covid-19
Cá !important;c triệu chứng về hô hấp hậu Covid-19 hay gặp là khó thở và ho kéo dài, đau ngực, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi, xơ phổi mô kẽ. Vậy đâu là biến chứng nghiêm trọng nhất?
PGS.TS Nguyễn Đì !important;nh Tiến, Chủ nhiệm bộ môn Nội Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Xơ phổi mô !important; kẽ được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất của hậu Covid-19. Cơ chế được giải thích là do CRP, IL-6 và LDH tăng cao hoạt hóa fibroblast gây xơ phổi. TGF-β: Cytokine quan trọng nhất trong giai đoạn phục hồi tổn thương nhu phổi sau viêm, là tác nhân gây xơ phổi.
TGF-&beta !important; tăng làm giảm ACE-2 và tăng Angiotensin II làm tăng sinh fibroblast, chúng di chuyển vào nhu mô phổi, hình thành hóa thành myofibroblast, hoạt hóa và gây tích tụ ở gian bào ngoại bào.
Xơ phổi mô !important; kẽ thường xảy ra nhiều ở những bệnh nhân thở máy, viêm phổi nặng, hút thuốc, nghiện rượu và khi điều trị oxy liều cao gây stress oxy hóa. Chấn thương do thở máy cũng làm tăng khả năng xơ phổi.
Tuy nhiê !important;n, điều đáng lo ngại là xơ phổi vẫn có thể xảy ra ở những bệnh nhân Covid-19 nhẹ, điều trị ngoại trú, trẻ tuổi.
Biểu hiện lâ !important;m sàng là những bệnh nhân này khó thở thường xuyên, tăng khi gắng sức, phụ thuộc thở oxy, mệt mỏi, trên phim CT Scan ngực tổn thương xơ tiến triển ở mô kẽ kết hợp tổn thương kính mờ hai phổi. Ngoài ra, khi đo chức năng hô hấp, bệnh nhân có rối loạn thông khí hạn chế biểu hiện bằng giảm rõ rệt FVC và khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch phổi (đo Dlco giảm rõ), đo khí động mạch có giảm oxy rõ. Trường hợp nặng có biểu hiện suy hô hấp.
Khi bạn thấy có !important; những biểu hiện trên sau khi mắc Covid-19, bạn nên tìm đến nhân viên y tế. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết.
Tuy nhiê !important;n, bệnh nhân không quá hoang mang lo lắng nếu trẻ tuổi, không bệnh nền, điều trị ngoại trú. Bạn chỉ cần tái khám khi có triệu chứng hô hấp kéo dài. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền, mắc Covid-19 trung bình đến nặng nhưng không cần nhập viện thì nên tái khám 3 tuần kể từ ngày khởi phát. Bệnh nhân nặng, điều trị ở bệnh viện, phải tái khám trong vòng một tuần kể từ khi xuất viện, tối đa là 2-3 tuần.