Mở rộng điều trị bệnh nhâ !important;n COVID-19 tại các khoa lâm sàng
Để đảm bảo điều kiện là !important;m việc an toàn, điều chỉnh nhân lực y tế hợp lý, đặc biệt là tăng tỷ lệ điều trị thành công đối với các bệnh nhân COVD-19 nặng, BVĐK Nông Nghiệp đã áp dụng mô hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các khoa lâm sàng.
Theo PGS.TS.TTND. Hà !important; Hữu Tùng – Giám đốc BVĐK Nông Nghiệp, bắt đầu từ giữa tháng 2/2022, bệnh viện mở rộng đơn nguyên điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhằm chia sẻ áp lực cho các bệnh viện tuyến đầu trong điều trị COVID-19, khoa Truyền nhiễm đồng thời đáp ứng phần nào nhu cầu được chăm sóc y tế toàn diện của người bệnh COVID-19 tại khu vực. Để có thể mở rộng đơn nguyên này, bệnh viện đã đầu tư, huy động nguồn nhân lực về cả con người, máy móc, thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng để đáp ứng được tất cả các yêu cầu và đảm bảo công tác điều trị COVID-19 tại bệnh viện.
" !important;Khu khám và điều trị cho người bệnh nhiễm COVID-19 được bố trí độc lập, đảm bảo tách biệt và an toàn cho người bệnh tại khu khám và điều trị bệnh thông thường. Quy trình tiếp nhận người bệnh COVID-19 bao gồm: tiếp nhận, xét nghiệm COVID-19, khám sàng lọc, đánh giá mức độ bệnh, tư vấn điều trị cho F0 được thiết kế một chiều, khép kín" – PGS. Tùng thông tin.
Đá !important;ng chú ý, trong 01 tháng qua đã có rất nhiều bác sĩ, điều dưỡng lần lượt trở thành F0, nhân lực thiếu thốn, trong khi bệnh viện đang phải điều trị cho hơn 200 bệnh nhân COVID-19 mức vừa và nặng. Chính vì thế các bác sĩ, điều dưỡng là F0 nhẹ và không triệu chứng vẫn đi làm để điều trị, tham gia chăm sóc và cấp cứu bệnh nhân F0.
BSCKI. Lưu Cô !important;ng Chính – Trưởng phòng Quản lý Chất lượng của bệnh viện chia sẻ: "Rất nhiều các anh em bác sĩ và điều dưỡng tại khoa Cấp cứu cũng như các khoa khác dù là F0 nhưng triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn xung phong đi làm để điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng. Các bác sĩ đều mong muốn góp sức để giảm áp lực công việc cho các đồng nghiệp, chăm sóc tốt hơn cho người bệnh COVID-19, góp phần vào công tác chống dịch của bệnh viện và địa phương".
Nhằm điều trị cho bệnh nhâ !important;n COVID-19 đạt hiệu quả cao, khu vực điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cũng được phân khu điều trị theo mức độ bệnh, triệu chứng, thời gian nằm viện, phân tầng đối tượng bệnh để điều trị từ mức độ trung bình đến nặng.
PGS.TS.TTND. Hà !important; Hữu Tùng cho biết thêm, tuy được triển khai trong thời gian ngắn, nhưng bệnh viện đã cố gắng hoàn thiện mô hình điều trị COVID-19 để linh hoạt theo tình hình nhân sự và tiếp nhận bệnh nhân ở các tầng, các khoa khác nhau. Mô hình vừa có thể đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, giảm áp lực cho nhân viên, điều chỉnh nhân lực một cách hợp lý, vừa giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công đối với các bệnh nhân nặng.
Ngoà !important;i phân giường điều trị theo các khoa, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện hội chẩn đa chuyên khoa để có phương án điều trị COVID-19 kết hợp với điều trị các bệnh nền nhằm đạt hiệu quả điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân.
(Bá !important;o Sức khỏe đời sống)
Thuốc Molnupiravir sản xuất trong nước đá !important;p ứng nhu cầu điều trị
Cục Quản lý !important; Dược (Bộ Y tế) cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu 37.610.540 viên Molnupiravir để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (khoảng 940.000 liệu trình điều trị).
Ngà !important;y 17/2/2022, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) ký quyết định ban hành danh mục 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Về khả năng cung ứng thuốc nà !important;y, năng lực sản xuất của 3 đơn vị trong nước đã được cấp phép tổng công suất sản xuất thuốc Molnupiravir có thể đạt 280 triệu viên/tháng tương ứng với 11 triệu liệu trình/tháng.
Như vậy, sản xuất trong nước hoà !important;n toàn có thể đáp ứng nhu cầu điều trị và giá thành hiện tại cho một liệu trình điều trị khoảng 300.000 đồng (hiện rẻ nhất so với các nước khác trên thế giới).
Để có !important; nhiều nguồn cung thuốc kháng virus điều trị COVID-19 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, kịp thời cho nhu cầu của cơ sở khám chữa bệnh theo cơ chế cấp phát miễn phí cho người bệnh và theo hình thức người bệnh tự chi trả, duy trì tính cạnh tranh, hạ giá thành thuốc lưu hành trên thị trường, Bộ Y tế sẽ thông báo công khai và hướng dẫn các đơn vị nhập khẩu (nếu có nhu cầu nhập khẩu các thuốc nước ngoài chứa hoạt chất Molnupiravir) nộp hồ sơ theo Điều 66 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định cấp phép nhập khẩu thuốc chứa dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị.
Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục và !important; khẩn trương tổ chức thẩm định, xem xét để cấp giấy đăng ký lưu hành và cấp phép nhập khẩu thuốc cho tất cả các hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Molnupiravir đáp ứng yêu cầu (bao gồm cả hồ sơ thuốc nước ngoài và hồ sơ thuốc sản xuất trong nước).
Để đảm bảo việc người bệnh dễ dà !important;ng tiếp cận với các thuốc kháng virus điều trị COVID-19 trong bối cảnh số mắc tăng cao những ngày gần đây, đồng thời đảm bảo kiểm soát chặt chẽ theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung về việc cấp phát thuốc.
Cụ thể, đối với việc cấp phá !important;t thuốc điều trị miễn phí, có thể giao các địa phương, cơ sở y tế thực hiện mua sắm thuốc điều trị COVID-19 (trong đó có thuốc Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam) theo quy định để đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của đơn vị.
Về quy định kê !important; đơn cho người bệnh mắc COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ: Người được kê đơn (tại quầy thuốc, nhà thuốc) cần có xác nhận từ cơ sở y tế (bao gồm cơ sở xét nghiệm, cơ sở khám chữa bệnh, trạm y tế) có dương tính với SARS-CoV-2, kể cả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm nhanh; hoặc người bệnh tự quay clip quá trình thực hiện test kháng thể tại nhà gửi cho người phụ trách chuyên môn của nhà thuốc, quầy thuốc để chứng minh kết quả test dương tính.
Hướng dẫn cũng đề xuất người phụ trá !important;ch chuyên môn về dược tại cơ sở bán lẻ thuốc căn cứ vào kết quả xét nghiệm, xác định được ít nhất 1 nguy cơ chuyển nặng của bệnh nhân.
Người mua thuốc hoặc bệnh nhâ !important;n phải ký một bản cam kết, trong đó có các thông tin về người bệnh, ngày test, kết quả test, việc sử dụng thuốc theo mẫu, kèm bản sao chứng minh thư của người bệnh.
Tuy nhiê !important;n, Bộ Y tế cho biết đề xuất này chỉ áp dụng đối với thuốc kháng virus điều trị COVID-19 dùng đường uống và tại các địa bàn có tình hình dịch bệnh tăng cao, hệ thống cơ sở y tế quá tải, không thể thực hiện hiệu quả việc kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn cho người bệnh theo quy định.
(Bá !important;o Tin tức)
Dự bá !important;o cuối năm mới có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường
Theo Bộ Y tế, hiện nước ta đang có !important; 4.104 bệnh nhân COVID-19 nặng, trong đó có 440 F0 phải thở máy và can thiệp ECMO. Theo chuyên gia dự báo, 6 tháng cuối năm khi trên thế giới việc tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao, có thuốc điều trị và virus duy trì chủng nhẹ hơn thì dịch có thể diễn biến về bệnh thông thường.
Bộ Y tế cho biết, tí !important;nh đến hết ngày 7/3, nước ta có 4.104 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị tích cực, trong đó có 3.173 F0 phải thở ô xy qua mặt nạ, 488 bệnh nhân thở ô xy dòng cao HFNC, 108 ca thở máy không xâm lấn, 327 ca thở máy xâm lấn và 8 ca chạy ECMO.
Ngà !important;y 7/3 cũng "lập đỉnh" khi Việt Nam ghi nhận 147.335 ca nhiễm COVID-19 mới, riêng Hà Nội hơn 32.000 ca. Ngày hôm qua có 37 tỉnh, thành phố ghi nhận từ 1.000 ca nhiễm trở lên.
Đến nay Việt Nam đã !important; ghi nhận gần 4,6 triệu người nhiễm COVID-19, có hơn 2,7 triệu người khỏi bệnh; hơn 40.000 người tử vong (chiếm 0,9% tổng số ca nhiễm).
Trung bì !important;nh số ca mắc COVID-19 tử vong trong 7 ngày qua là 91 ca.
Theo Bộ Y tế, thời điểm hiện nay chưa thể coi COVID-19 là !important; bệnh thông thường. WHO vẫn coi COVID-19 là đại dịch và quan ngại về khả năng tiếp tục có thêm các biến chủng mới của virus SARS-CoV2. Tại nước ta, dịch mới chỉ đang có những dấu hiệu chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn dịch lưu hành, nên chưa thể coi COVID-19 là bệnh thông thường.
Trước đề xuất của Bộ Y tế về việc chưa coi COVID-19 là !important; bệnh thông thường trong thời điểm hiện nay, một số chuyên gia cho rằng nên coi COVID - 19 là bệnh đặc hữu, nhưng một số chuyên gia lại đồng tình với quan điểm của Bộ Y tế.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâ !important;m Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), chủng Omicron đang gia tăng và thay thế chủng Delta. Số mắc tăng cao nhưng tỷ lệ bệnh nhân nặng giảm hơn trước. Việt Nam đã tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao, số người nhiễm tăng nhưng triệu chứng nhẹ. Với tốc độ lây lan mạnh của chủng Omicron, để ngăn cản lây nhiễm là rất khó khăn. Có 3 vấn đề đặt ra ở đây: Omicron lây lan rất mạnh; Omicron lây cho cả những trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19; Omicron có thể tái nhiễm với những bệnh nhân đã từng mắc các biến thể khác.
Vì !important; vậy, chúng ta phải hạn chế tốc độ để cho việc lây nhiễm chậm lại. “Điều này rất quan trọng, vì phải có giai đoạn chờ để y tế không bị quá tải. Lây càng nhiều thì miễn dịch cộng đồng càng nhanh, nhưng phải hạn chế tốc độ lây để hệ thống y tế còn đáp ứng kịp. Chúng ta chấp nhận có lúc số mắc cao nhưng không để chuyển nặng, không để quá tải hệ thống y tế để giảm tử vong”, ông Phu nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, ở thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa thể coi COVID-19 là !important; bệnh thông thường. Ông lý giải: Với các bệnh truyền nhiễm, để có thể đưa ra khỏi nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A, cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: Khả năng miễn dịch cộng đồng (gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vaccine), tỷ lệ ca tử vong, khả năng đáp ứng y tế và đặc biệt vấn đề tác động nghiêm trọng và nguy hiểm tới sức khỏe và đời sống xã hội… Bởi trên thực tế hiện nay, nếu đưa COVID-19 trở về bệnh truyền nhiễm thông thường, dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục lây nhiễm, vẫn có ca chuyển biến nặng, ca tử vong và trực tiếp gây áp lực lên hệ thống y tế. Đặc biệt, hiệu quả phòng bệnh của vaccine phòng COVID-19 ở mức nhất định, chưa bao phủ đồng đều trên thế giới, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu…WHO vẫn chưa công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu.
&ldquo !important;Ở thời điểm hiện tại, COVID-19 vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế. Do đó, theo tôi vẫn chưa thể xem đây là bệnh truyền nhiễm thông thường”, PGS Phu khẳng định.
Theo ô !important;ng ông Phu, dự báo trong lúc này còn khó khăn vì COVID-19 luôn diễn biến phức tạp, khó lường. Nhưng cũng có thể 6 tháng cuối năm, khi trên thế giới việc tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao, có thuốc điều trị và virus duy trì chủng nhẹ hơn thì dịch có thể diễn biến về bệnh thông thường. Tuy nhiên, vẫn phải áp dụng các biện pháp phòng dịch, đặc biệt người dân phải chấp hành nghiêm 5K, đồng bộ mở cửa các hoạt động nhưng không được buông xuôi, thả lỏng mà phải đồng bộ dự phòng.