Trê !important;n mảnh đất lắng hồn núi sông ngàn năm, lịch sử đã hun đúc truyền thống văn hiến và bao lần trào dâng cảm xúc hào hùng của những chiến thắng khải hoàn. Ngày 10/10/1954, trong rừng cờ đỏ sao vàng, năm cửa ô Hà Nội ngập tràn niềm vui chiến thắng, đón chào đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô.
Trong bà !important;i thơ “Ngày về”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:
Hà Nội chiều nay mưa tầm tã
Ta lại về đây giữa phố xưa
Nước Hồ Gươm sao xanh dịu quá
Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa
…………………
Từ khắp bốn phương trời lửa đạn
Đàn con về sau những năm xa
Cởi súng gạt mồ hôi trên trán
Ta lại xây Hà Nội của ta.
  !important; Những vần thơ đầy xúc động ấy khiến chúng ta không thể nào quên thời khắc lịch sử sáng ngày mùng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân, chia làm nhiều cánh lớn tiến về Hà Nội. Trung đoàn Thủ Đô vinh dự giương cao ngọn cờ “Quyết chiến, quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân. Trong rạo rực niềm vui, Hà Nội chính là nơi hội tụ tình đoàn kết dân tộc, niềm tin tưởng với Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Những ngày này, Hà Nội đã vào thu. Cái nắng hanh hao và cơn gió heo may đã tràn về xua bớt đi sự căng thẳng, ngột ngạt trong cuộc chiến trường kì chống lại đại dịch COVID -19. Trong bối cảnh ấy, người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung vẫn hân hoan niềm vui chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954). Cô và trò Trường Mầm non Bồ Đề cùng nhau ôn lại những năm tháng hào hùng của dân tộc đồng thời nhìn lại khoảnh khắc vẻ vang không thể nào quên qua những bức ảnh dung dị mà đẹp đến nao lòng.
  !important; Ngày 20-7-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc, đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng thời gian này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã dựa vào dân, chủ trương lãnh đạo nhân dân Thủ đô đoàn kết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, bảo vệ Thành phố, bảo vệ xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức, chống địch phá hoại; đồng thời, đẩy mạnh phát triển lực lượng cách mạng trong Thành phố, phối hợp với các lực lượng từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô.
  !important; Trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân Hà Nội, cuối tháng 9-1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi Thành phố đúng thời hạn. Ngày 08/10/1954, Ban Tiếp nhận Quân sự của ta triển khai ở 06 khu vực nội thành và huyện Gia Lâm, tiếp nhận bàn giao cơ quan và các vị trí quân sự. Bộ đội ta tiến vào Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân và bố trí canh gác cùng lính Pháp ở những vị trí cần thiết. Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình. Trên các đường phố, cờ đỏ sao vàng, cổng chào và khẩu hiệu xuất hiện, hoan nghênh bộ đội và chính quyền cách mạng trở về Thủ đô. Địch rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó. Đến 16 giờ ngày 09-10-1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên sang Gia Lâm. Sáng ngày 10/10/1954, Đại đoàn 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô tiến vào nội thành Hà Nội trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân trên mọi nẻo đường của thủ đô Hà Nội.
Thiếu nhi Hà !important; Nội đón chào đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954
  !important;
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Đến ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954, một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kỳ đài lịch sử. Đây đã trở thành nơi diễn ra lễ chào cờ lịch sử của quân dân thủ đô trong ngày vui trọng đại cách đây 67 năm.
  !important; Đã 67 năm trôi qua, nhưng dấu ấn về những phút giây Hà Nội được giải phóng là không thể quên đối với mỗi người. Đó vừa là niềm tự hào vừa như lời nhắc nhở những thế hệ con người thủ đô luôn nỗ lực phấn đấu để bảo vệ, dựng xây, phát triển thủ đô – trái tim của cả nước ngày càng lớn mạnh.