&ldquo !important;Diễn biến hòa bình” là chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành, nhằm xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội bằng các phương thức, thủ đoạn phi vũ trang kết hợp với răn đe quân sự. Tính chất của “diễn biến hòa bình” là vô cùng thâm độc, tinh vi, nham hiểm, giấu mặt trá hình, ngụy trang dưới các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Tác hại của “diễn biến hòa bình” đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới là vô cùng to lớn. Đối với nước ta, “diễn biến hòa bình” thực sự trở thành một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, đe dọa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” là một yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách và là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; góp phần bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang ra sức xây dựng.
Nhận rõ !important; nguy có đó, trong những năm qua, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đề cao cảnh giác, tích cực đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tạo môi trường thuận lợi để tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, chúng ta cũng còn bộc lộ không ít hạn chế và yếu kém. Một số tổ chức, lực lượng còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác về âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc của chiến lược “diễn biến hòa bình”, cũng như tính chất nguy hiểm, gay go, ác liệt của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc để giữ vững độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; đặc biệt, còn tư tưởng chủ quan, thiếu tính chủ động trong đấu tranh phòng và chống; nội dung, biện pháp đấu tranh chưa toàn diện trên các lĩnh vực, còn lúng túng, thiếu nhạy bén trong công tác tuyên truyền, định hướng cũng như cách thức tổ chức sử dụng lực lượng và các hình thức đấu tranh nên tính hiệu quả chưa cao.
Trong những năm tới, tì !important;nh hình quốc tế, khu vực và trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, sẽ có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, với những khó khăn, thách thức mới đối với nước ta. Đặc biệt là khi chúng ta đang tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Lợi dụng những vấn đề này, các thế lực thù địch sẽ quyết liệt đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều âm mưu, thủ đoạn, hình thức, phương tiện tinh vi, xảo quyệt để chống phá nước ta trên tất cả các lĩnh vực, nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong tình hình mới. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, thời gian tới cần tập trung vào một số nội dung, biện pháp chủ yếu sau:
Một là !important;, nâng cao nhận thức của các chủ thể về “diễn biến hòa bình” và đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”
Cần là !important;m cho quần chúng nhân dân nhận thức được rằng, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc rất gay go và quyết liệt, phức tạp và lâu dài. Do đó, cuộc đấu tranh này giành được thắng lợi hay không phụ thuộc vào lực lượng cách mạng có nhận thức đúng và đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của mình hay không. Theo đó, trước hết, cần nâng cao nhân thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Muốn vậy, phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết tâm cao và niềm tin sắt đá vào độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhờ đó, có sức đề kháng tốt trước các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù; đồng thời, chủ động đoàn kết chặt chẽ trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”.
Bê !important;n cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” với đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận hiện nay. Nghiên cứu lý luận có kết hợp chặt chẽ với đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” mới gắn sát được với những vấn đề của thực tiễn đang đặt ra, mới trả lời được những vấn đề của thực tiễn đòi hỏi. Nhờ đó, sẽ giải đáp được yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, khi đó công tác nghiên cứu lý luận mới đi vào chiều sâu, thực chất; theo đó, công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.
Hai là !important;, phát huy sức mạnh của các tổ chức, lực lượng trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”
Cô !important;ng tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” là trách nhiệm của các tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các cấp ủy và cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị. Theo đó, các tổ chức đảng cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và tiến hành công tác tư tưởng, lý luận; nâng cao tính chiến đấu và sức thuyết phục trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại hình tổ chức đảng mà xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Các tổ chức đảng cần phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân; phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bên cạnh đó, cần phát huy tốt vai trò của các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên trách được giao nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Duy trì thường xuyên hoạt động của ban chỉ đạo các cấp; củng cố, kiện toàn và nâng cao trách nhiệm của thành viên các ban chỉ đạo, nhất là Ban Chỉ đạo Đề án 609 của Trung ương. Làm tốt công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới trong nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”; đồng thời, phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong đề ra các chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể. Giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề phát sinh diễn ra không cho kẻ địch lợi dụng chống phá. Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm kịp thời các hoạt động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong các cơ quan, đơn vị và địa phương.
Ba là !important;, tăng cường phối hợp, kết hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”
Cá !important;c tổ chức, các lực lượng có sự chỉ đạo chung thống nhất sẽ tạo nên sự thống nhất trong hành động, tạo nên sức mạnh của một khối thống nhất đủ sức để đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái, xuyên tạc. Do đó, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” cần phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt công tác và phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phân công trách nhiệm hợp lý, bảo đảm sự phối hợp giữa các lực lượng một cách hợp lý nhất. Có sự phối hợp một cách hiệu quả giữa các Ban Chỉ đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa (Ban Chỉ đạo Trung ương 94); Ban Chỉ đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực lý luận (Ban Chỉ đạo Đề án 609); Ban Chỉ đạo đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật (Ban Chỉ đạo Đề án 213); giữa Trung ương với địa phương, giữa các bộ, ngành và giữa các bộ phận trong từng ban chỉ đạo được đồng bộ, nhịp nhàng. Cần có cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng, khắc phục những sự bất cập, chồng chéo trong công tác lãnh đạo, quản lý.
Tiếp tục nghiê !important;n cứu hoàn thiện hệ thống quy định của Đảng về quy chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Tạo sự lãnh đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan đảng và chính quyền, giữa các cơ quan chức năng và các học viện, nhà trường, trường đại học, viện nghiên cứu; trong đó, chú trọng ở mỗi địa phương, giữa các cơ quan cùng cấp và giữa các địa phương và các cấp với nhau. Huy động được toàn thể nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, tạo ra sức mạnh to lớn đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch. Thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình, triển khai có hiệu quả sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần các nghị quyết của Đảng đã đề ra, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII.
Bốn là !important;, kết hợp giữa đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” với đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Để gó !important;p phần giữ vững an ninh quốc gia, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, cần đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp với ngăn chặn có hiệu quả “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo thường xuyên, tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội. Căn cứ vào hướng dẫn của cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở cần xác định rõ nội dung, biện pháp, yêu cầu đạt được trong nhiệm vụ phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phù hợp với từng giai đoạn và tình hình tại địa phương, đơn vị mình.
Bê !important;n cạnh đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, không để họ mơ hồ, mất cảnh giác về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, không để kẻ địch lợi dụng để tiến hành đẩy mạnh hoạt động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phải làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cả về phẩm chất, năng lực, đảm bảo về số lượng và cơ cấu. Luôn bám sát thực tiễn nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tình hình chung để có chủ trương biện pháp lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, có biện pháp phù hợp, kịp thời trong tiến hành đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị số 05/CT-TƯ, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Năm là !important;, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”
Thường xuyê !important;n đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Tăng kinh phí cho hoạt động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Kết hợp nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ cho nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Có chủ trương đúng trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Mặt khác, những người tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng cũng cần được quan tâm thỏa đáng cả về vật chất lẫn tinh thần để họ có thể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, đập tan các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Có chế độ thù lao tương xứng cho những công trình, chuyên đề chuyên sâu về đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” để thu hút những người tâm huyết tham gia viết bài đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, nâng cao hiệu quả đáu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” hiện nay. Bên cạnh đó cần hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các lực lượng, chủ thể tham gia đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Có quy định rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”./