!important; Ngày 15/1 hay ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng với phong tục người Việt Nam. Người ta cho rằng: 'Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng'. Và cũng có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết này.
  !important; Theo tập tục cũ, đêm ngày rằm tháng Giêng, bất cứ trong thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa, mọi người ra ngắm cảnh hoa đăng, đố câu đối, bầu không khí Tết Nguyên Tiêu thật tưng bừng náo nhiệt.
  !important; Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, trong dân gian có rất nhiều giải thích vừa tương đồng lại vừa dị biệt: Tết Nguyên Tiêu được cho có từ thời vua Hán Vũ Đế. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Tiêu đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật không làm thế nào để ra gặp mặt cha mẹ được.
  !important; Đông Phương Sóc, một triều thần của nhà vua, vốn rất thông minh và nhiều mưu trí, khi nghe chuyện này, bèn tìm cách giúp các cung nữ thực hiện ước nguyện gặp mặt cha mẹ. Đầu tiên, Đông Phương Sóc tung tin là Hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An khiến trong nội thành hoang mang khiếp sợ.
  !important; Đông Phương Sóc hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cung điện, còn từ đường to, ngõ hẻm, trước nhà, sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả như thành Trường An đang lửa cháy rừng rực để đánh lừa Hỏa Thần.
  !important; Vua Hán Vũ đã đồng ý kế này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ được gặp mặt người thân nhân dịp Tết Nguyên Tiêu. Từ đó, cứ đến ngày rằm tháng giêng nhà nhà đều treo đèn lồng.
  !important; Ngày rằm tháng Giêng được coi là rằm đầu tiên của năm, có ý nghĩa quan trọng với mọi người
Lại có !important; truyện kể khác rằng thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình. Nàng buồn cho số phận nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời.
May thay, cô !important; gái được Đông Phương Sóc, viên sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ "mười sáu tháng giêng bị lửa thiêu".
  !important; Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi Hỏa Thần.
  !important; Để tặng công làm bánh dụ Hỏa Thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời ghi ơn "dẹp nạn lửa" của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên "Nguyên Tiêu". Họ quan niệm ngày Nguyên Tiêu đồng nghĩa với "Tết đoàn viên" hay "Tết tình yêu".
  !important; Một giải thích khác theo sách "Ngày tết Trung Quốc" (xuất bản tháng 9/1983) cho rằng: Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Vua Hán Văn lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng giêng sau khi dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã gây ra.
  !important; Từ đó theo lệ mỗi năm vào đêm rằm tháng giêng, vua Hán Văn ra khỏi cung dạo chơi chung vui với thần dân. Chữ "Dạ" (đêm) trong cổ ngữ Trung Hoa còn được đọc là "Tiêu" nên vua Hán Văn đã lấy ngày rằm tháng giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.