Còi xương thể bụ là gì?
Thông thường chỉ có những trẻ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thể trạng thấp bé, nhẹ cân mới bị còi xương. Nhưng thực tế không phải thế, những trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương.
Biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ:
Những bểu hiện của bệnh còi xương thể bụ cũng gần giống với bệnh còi xương thông thường như: Trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn sau gáy. Bề ngoài bé có thân hình mập mạp, bụ bẫm, cân nặng đầy đủ nhưng hệ xương mền yếu, cơ nhão… khiến trẻ chậm biết đi, biết nói, cầm nắm.
Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời thì dễ mắc các loại bệnh như: dô ức gà, chuỗi hạt sườn, thóp rộng và lâu kín, bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay cổ chân bè ra, sau này bé lớn chân vòng kiềng hoặc chữ bát.
Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương?
- Khi còn nhỏ cha mẹ kiêng cữ cho bé quá nhiều, ít hoặc không cho bé tắm nắng, ăn bột quá sớm và ăn với số lượng nhiều gây cản trở đến việc hấp thu canxi.
- Trường hợp này thường hay xảy ra đối với những bé đẻ non, sinh đôi, bé không bú mẹ và những bé sinh vào mùa đông.
- Chế độ ăn uống thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, bé thường bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D3.
- Do di truyền
Khắc phục tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ:
Đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể như sau:
-Các loại trái cây giàu canxi mà hạn chế tình trạng tăng cân cho bé như: táo, bưởi, thăng long,…cho trẻ ăn ít các loại trái cây chứa nhiều đường như: mít, vải, nhãn,…
-Các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá, tôm,…giàu canxi mà lại ít năng lượng, tốt cho trẻ còi xương thể bụ.
-Ngoài ra, với trẻ còi xương thể bú mẹ có thể lựa chọn cho trẻ uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường nhằm vẫn cung cấp đủ dưỡng chất mà không kích thích trẻ tăng cân nhanh.
Xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột, hạn chế đồ chiên xào đối với trẻ bị thừa cân. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần ăn hạn chế như bánh mỳ, bột mì, cơm…
Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola, phômai chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng cho bé.
Xây dựng chế độ ăn cân đối các thành phần, tránh ăn thiên quá nhiều về đạm và không nên nhồi nhét hay ép bé ăn nhiều quá mức.
Bổ sung các thực phẩm chức năng có bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ nếu như cần thiết. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ có thêm cách nhìn nhận và kinh nghiệm để chăm sóc con mình.
Tác giả: Lê Thu Hương