1. Xếp hì !important;nh khối
Bạn cần chuẩn bị một bộ đồ chơi bằng gỗ, để bé nhìn và tự do khám phá đồ chơi trong giây lát. Sau đó, bạn làm mẫu cho bé, lần lượt xếp chồng những vị trí giống nhau. Mỗi lần xếp một khối mới, bạn hãy nói thật to, giọng hào hứng vì tháp ngày càng cao hơn. Tiếp theo, bạn ra hiệu cho bé: “Giờ mình phá tháp nha con” và đẩy ngã chồng tháp trước mặt. Bé sẽ rất phấn khích khi được phá đổ tháp gỗ nên bạn cứ tập cho bé trò chơi này nhé, dần dà kỹ thuật xếp khối sẽ phát triển nhiều lắm đấy. Khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể thay tháp gỗ bằng bảng chữ cái để bé sớm nhận biết được mặt chữ và mặt số nhé.
2. Né !important;m bóng
Bạn cần chuẩn bị cho bé một quả bóng mềm. Bé có thể mất nhiều thời gian để học cách ném bóng bay lên không trung và bạn có thể là “nạn nhân” sau cú ném đầu tiên của bé đấy! Trò chơi này hoàn toàn phù hợp cho những buổi dã ngoại, sân chơi cũng như phòng khách nhà bạn. Cách chơi là bạn và bé ngồi đối diện, bàn chân chạm vào nhau, sau đó thay phiên ném qua ném lại quả bóng.
3. Phâ !important;n loại màu sắc và hình dạng
Có rất nhiều món đồ chơi phân loại trên thị trường được thiết kế sẵn cho bé nên bạn cứ lựa chọn thoải mái tùy ý thích. Bạn có thể kết hợp phân loại hình dạng và đặt chúng vào các ô trống tương ứng hoặc xác định màu sắc khi xếp chồng đĩa lên nhau. Ngoài ra, bạn có thể để bé phân loại đồ vật theo màu sắc, sau đó là phân loại theo hình dạng. Hãy ngồi cùng bé và bắt đầu làm mẫu cho bé. Nếu bé làm sai, nhẹ nhàng giải thích và xếp lại theo đúng vị trí là được nhé.
4. Vẽ trê !important;n giấy những điều trẻ nghĩ
Trẻ thường thích vẽ những gì chúng thấy và suy nghĩ, về gia đình, cha mẹ, ông bà hay cảnh vật, thậm chí là những hình ảnh nguệch ngoạc. Khi vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển rất nhiều về tư duy sáng tạo cũng như cảm nhận về thế giới. Tuy nhiên đối với trẻ mới chơi trò vẽ tranh, bạn chỉ nên cho trẻ làm quen từ hai màu cơ bản, sau đó tăng dần. Không nên cho trẻ làm quen với màu trung gian bởi vì bé chưa phân biệt được tốt. Những màu bé nhìn rõ là đỏ, vàng, trắng, đen.
5. Kể chuyện với nhạc nền
Cá !important;c bé đều thích nghe kể chuyện. Bạn có thể kích thích trí tuệ của bé và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc của bé bằng cách ghi âm chính giọng nói của mình hay sưu tập một đĩa CD về kể chuyện theo nhạc. Ban đầu, bạn hãy tìm những câu chuyên đơn giản lồng với nhạc không lời. Bạn không cần kể câu chuyện chính xác, có thể thêm thắt một chút, thay đổi nhân vật chính (bằng tên của bé). Ngoài ra, bạn có thể cho bé tự sáng tác thêm các tình tiết nếu bé thích. Không chỉ bé thích thú, chính bạn sẽ bất ngờ vì âm nhạc sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho câu chuyện của mình.
Từ những trò !important; chơi vui vẻ, kiến thức và tư duy sẽ có môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển giúp bé thông minh hơn. Học qua trò chơi là môi trường giáo dục dễ tiếp thu nhất dành cho các bé. Hãy dành thời gian để cùng bé chơi những trò chơi này nhé!