Trò !important; đoán
Luật chơi
1. Hãy để con bạn suy nghĩ về các con số, trong khi đó bạn cố gắng đoán ra các con số đó bằng cách đặt câu hỏi. Ví dụ:
Con: Con đang nghĩ đến một số giữa số 1 và 100
Bố/mẹ: có phải nó lớn hơn 50 không?
Con: không
Bố/mẹ: nó có phải là một con số chỉ ngày đặc biệt nào đó không?
Con: không
Bố/mẹ: có phải nó lớn hơn 20 nhưng nhỏ hơn 40?
Con: Vâng
( trong trường hợp này, con bạn có thể đang nghĩ đến số 21, 22, 34 hay 38..)
2. Tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của bạn.
3. Sau khi đã đoán số của con mình, bạn có thể cho con bạn đoán 1 số bằng cách hỏi tương tự trên.
Lưu ý: điều quan trọng nhất của hoạt động này chính là giúp trẻ hiểu biết về đặc điểm và ý nghĩa của các con số.
Tiền là gì?
Những gì bạn sẽ cần: 1 số tiền
Luật chơi
Hãy hỏi con bạn những câu hỏi dưới đây:
1. Tôi có ba đồng tiền trong túi. Tổng giá trị là 5000. Vậy tôi có các đồng tiền như thế nào? (đáp án: 1 đồng 1000, 2 đồng 2000)
2. Tôi có ba đồng tiền trong túi. Tổng giá trị là 6000. Vậy tôi có các đồng tiền như thế nào? (đáp án: 1 đồng 1000, 1 đồng 2000, 1 đồng 3000)
3. Tôi có ba đồng tiền trong túi. Tổng giá trị là 11000. Vậy tôi có các đồng tiền như thế nào? (đáp án: 2 đồng 5000 và 1 đồng 1000)
4. Tôi có ba đồng tiền trong túi. Tổng giá trị là 30000. Vậy tôi có các đồng tiền như thế nào? (đáp án: 3 đồng 10000 hoặc 1 đồng 20000 và 2 đồng 5000). Câu hỏi này có nhiều đáp án để trả lời, nó là một thách thức nhỏ cho trẻ)
Bạn nhận được các ý tưởng từ con mình, hãy đưa cho chúng các tờ tiền để tìm ra câu trả lời.
Lưu ý: Sử dụng hoạt động này để giúp con bạn phát triển sự hiểu biết về các mô hình logic và các biến để giải quyết vấn đề. Điều này là rất quan trọng cho việc học toán sau này.
Cơ hội của tôi là gì?
Những gì bạn cần: 2 đồng tiền, giấy và bút chì để ghi số
Luật chơi
Chơi các trò chơi với con của bạn:
1. tung một đồng xu. Mỗi lần là mặt ngửa, con bạn được 1 điểm, mặt sấp, bạn được 1 điểm. tung 50 lần. Ghi chép lại để dễ dàng theo dõi điểm số hơn, người có điểm cao nhất sẽ thắng. Sẽ có hiện tượng sau xảy ra: 1 người được 5 điểm liên tiếp trong khi người kia chưa có điểm nào, nó có thường xuyên xảy ra không? Tại sao lại như thế?
2. Tung 2 đồng xu. Nếu cùng là mặt ngửa hoặc cùng là mặt sấp, con bạn sẽ được 1 điểm, nếu 1 ngửa 1 sấp bạn sẽ được 1 điểm. Tung 50 lần, ai nhiều điểm hơn sẽ thắng. Bạn có nghĩ rằng đây là trò chơi công bằng ? Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 người nhận được 2 điểm cho cùng ngửa và người kia nhận 1 điểm cho cùng sấp hoặc 1 ngửa 1 sấp?
3. Tung 1 đồng xu, tung tiếp đồng khác. Nếu đồng thứ 2 giống đồng thứ nhất, con bạn được 1 điểm, nếu khác nhau bạn được 1 điểm. Tung 50 lần. Kết quả có giống như các trò trước không?
Lưu ý: Sự hiểu biết xác suất là rất cần thiết trong nhiều lĩnh vực toán học. Chơi trò chơi có liên quan đến cơ hội là một trong những cách để khám phá các định luật xác suất.
Những trò !important; chơi Toán học đơn giản và vui vẻ
Từ địa điểm rất lớn cho đến những con số rất nhỏ, có !important; vô số thứ ở xung quanh nhà và lớp học có thể giúp trẻ tìm hiểu các khái niệm toán học. Khi bạn giới thiệu cho trẻ một khái niệm mới, cho trẻ chơi trò chơi là một cách thú vị để bé xem lại các thông tin mình học được và củng cố các khái niệm mới. Dưới đây là một số gợi ý về các trò chơi.
1. Trò kẹt xe
Trò chơi này khá tốt cho các bé từ 3 đến 5 tuổi. Chuẩn bị 20 xe ô tô đồ chơi loại nhỏ, 3 tấm nhựa có kẻ các ô vuông nhỏ rộng khoảng 2cm, cỡ 6×6 ô (giống như bàn cờ). Cách chơi: Đặt 1 chiếc ô tô màu đỏ ở trên ô vuông gần trung tâm bàn cờ. Sắp xếp 6 – 8 ô tô trên các ô vuông nhỏ sao cho tất cả ô tô đều chạm vào chiếc xe màu đỏ. Mục tiêu của trò chơi là di chuyển những chiếc xe qua từng ô vuông một để giải phóng cho chiếc xe đỏ có đường đi. Xe ô tô chỉ có thể đi ngang, dọc , tiến lên chứ không được lùi, không quay đầu xe. Cho bé đếm số lần di chuyển cần có để giải phóng được chiếc ô tô đỏ.
Nếu bạn không có dụng cụ hoặc để tiết kiệm chi phí , bạn hoàn toàn có thể lấy 1 bàn cờ hoặc một mảnh bìa tự vẽ các ô vuông. Ô tô cũng không cần là ô tô thật, chỉ cần các mảnh giấy vẽ hình xe ô tô và cho bé di chuyển.
2. Trò chơi tính toán
Các trò chơi tính toán rất tốt cho các bé học lớp bốn đến lớp 6. Chia học sinh làm hai nhóm và cho mỗi nhóm một chiếc máy tính. Nhập một số tương đối lớn vào máy tính, chẳng hạn số 38.226. Đưa ra một bảng tính với khoảng 10 câu hỏi. Sau đó yêu cầu học sinh thêm bớt một số nào đó thỏa mãn các điều kiện đưa ra để đạt được kết quả. Ví dụ, yêu cầu học sinh trừ 1 số để kết quả nhận được có số 0 ở hàng nghìn. Ở phép tính này, lấy 38.226 – 8000 = 30.226 ( kết quả đã có số 0 ở hàng đơn vị). Nhóm nào làm xong trước và làm đúng cả 10 câu hỏi thì sẽ chiến thắng trò chơi.
3. Trò chơi “Trả lời câu hỏi”
Lấy một tấm bìa vẽ các ô vuông dạng như bàn cờ, trên mỗi ô vuông đặt 1 câu đố về toán học, mức độ khó hay dễ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Đối với các bạn nhỏ, câu hỏi có thể chỉ là những vấn đề hết sức đơn giản, với bạn lớn hơn thì câu hỏi có thể khó khăn hơn một chút để thử thách. Chia học sinh làm hai nhóm. Bố trí các câu hỏi của mỗi nhóm thành hình chữ X hay chữ O. Nhóm nào trả lời đúng và nhanh, kẻ được đường chữ X hay O trước thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
4. Trò chơi Toán Doninoes
Trò chơi này khá tốt khi áp dụng với học sinh học lớp 5. Trò này giúp bé hiểu kĩ hơn về phân số và tối giản phân số. In hình ảnh quân cờ Dominoes tương ứng với các phân số. Ví dụ 1/2, in ra một quân cờ Domino bằng giấy với 3 dấu chấm ở trên, 6 dấu ở dưới. Chia học sinh thành 4 nhóm, mỗi nhóm phát 10 quân cờ và yêu cầu các nhóm cùng nhau tối giản các phân số tương ứng trên mỗi quân cờ. Nhóm nào làm nhanh, kết quả chính xác thì sẽ chiến thắng.
Tôi có ba đồng tiền trong túi. Tổng giá trị là 11000. Vậy tôi có các đồng tiền như thế nào? (đáp án: 2 đồng 5000 và 1 đồng 1000)
4. Tôi có ba đồng tiền trong túi. Tổng giá trị là 30000. Vậy tôi có các đồng tiền như thế nào? (đáp án: 3 đồng 10000 hoặc 1 đồng 20000 và 2 đồng 5000). Câu hỏi này có nhiều đáp án để trả lời, nó là một thách thức nhỏ cho trẻ)
Bạn nhận được các ý tưởng từ con mình, hãy đưa cho chúng các tờ tiền để tìm ra câu trả lời.
Lưu ý: Sử dụng hoạt động này để giúp con bạn phát triển sự hiểu biết về các mô hình logic và các biến để giải quyết vấn đề. Điều này là rất quan trọng cho việc học toán sau này.
Cơ hội của tôi là gì?
Những gì bạn cần: 2 đồng tiền, giấy và bút chì để ghi số
Luật chơi
Chơi các trò chơi với con của bạn:
1. tung một đồng xu. Mỗi lần là mặt ngửa, con bạn được 1 điểm, mặt sấp, bạn được 1 điểm. tung 50 lần. Ghi chép lại để dễ dàng theo dõi điểm số hơn, người có điểm cao nhất sẽ thắng. Sẽ có hiện tượng sau xảy ra: 1 người được 5 điểm liên tiếp trong khi người kia chưa có điểm nào, nó có thường xuyên xảy ra không? Tại sao lại như thế?
2. Tung 2 đồng xu. Nếu cùng là mặt ngửa hoặc cùng là mặt sấp, con bạn sẽ được 1 điểm, nếu 1 ngửa 1 sấp bạn sẽ được 1 điểm. Tung 50 lần, ai nhiều điểm hơn sẽ thắng. Bạn có nghĩ rằng đây là trò chơi công bằng ? Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 người nhận được 2 điểm cho cùng ngửa và người kia nhận 1 điểm cho cùng sấp hoặc 1 ngửa 1 sấp?
3. Tung 1 đồng xu, tung tiếp đồng khác. Nếu đồng thứ 2 giống đồng thứ nhất, con bạn được 1 điểm, nếu khác nhau bạn được 1 điểm. Tung 50 lần. Kết quả có giống như các trò trước không?
Lưu ý: Sự hiểu biết xác suất là rất cần thiết trong nhiều lĩnh vực toán học. Chơi trò chơi có liên quan đến cơ hội là một trong những cách để khám phá các định luật xác suất.